Hoài niệm và phỏng đoán về các vị nguyên thủ
Chút hoài niệm: Nguyên thủ ngày ấy bây giờ
(Cavenui Blog)
Em chăm đọc báo Đảng từ đầu thập niên 80 vì thời ấy đối với trẻ em vùng cao như em, báo Nhân Dân, nhất là trang thời sự quốc tế cuối cùng - là 1 cánh cửa mở ra thế giới. Thời sự quốc tế có nước này đánh nhau với nước kia, ở đâu đảo chính, ở đâu ám sát, ở đâu nhân dân nô nức biểu tình chống Mỹ, ở đâu chủ tịch nước tấm tắc khen ngợi Việt Nam, nói chung là hấp dẫn hơn thời sự trong nước chỉ có xí nghiệp này hoàn thành bao nhiêu phần trăm kế hoạch, nông trường nọ nuôi được bao nhiêu con bò. Dàn các vị lãnh đạo (trên thực tế) các nước thời ấy em thuộc lòng, tất nhiên chỉ những nước hay xuất hiện trên báo chứ hỏi thủ tướng Áo hay Thụy Sĩ hồi ấy là ai thì em chịu.
Những thông tin về tên tuổi các vị này chẳng có gì đáng nhớ, thế mà không hiểu sao rất khó đổ vào recycle bin (thùng rác). Thế là hôm nay, nhân 1 lý do sẽ giải thích sau, thử liệt kê lại, viết theo kiểu phiên âm đúng như báo Nhân Dân những năm đầu thập niên 80:
Việt Nam: Lê Duẩn | Lào: Cay-xỏn Phôm-vi-hản | Campuchia: Hêng Xom-rin (Hun Xen lúc đó mới là bộ trưởng ngoại giao) |
Singapore: Lý Quang Diệu | Philippines: Phéc-đi-nan Mác-cốt | Indonesia: Xu-hác-tô |
Trung Quốc: Hoa Quốc Phong (danh nghĩa), Đặng Tiểu Bình (thực tế) | Liên Xô: Lê-ô-nít Brê-giơ-nhép | Bắc Triều tiên: Kim Nhật Thành |
Nam Triều tiên: Pắc Chung Hy (sau đó anh Pắc bị ám sát, Chun Đô Hoan lên thay) | Mông Cổ: Xê-đen-ban | Đông Đức: Ê-rích Hô-nếch-cơ |
Tiệp khắc: Guxtáp Hu-xắc | Hungary: Ia-nốt Ca-đa | Bulgaria: Tô-đo Gíp-cốp |
Rumani: I-li-e Xê-au-xê-xcu | Albania: Ăng-ve Hốt-gia | Nam Tư: Ti-tô |
Thụy Điển: Ô-lốp Pan-mơ (bác này cũng bị ám sát) | Anh: Mác-ga-rét Thát-chơ | Pháp: Gixca Đét-xtanh (sau đó là Mít-tơ-răng năm 81) |
Mỹ: Gim-mi Ca-tơ | Cuba: Phi-đen Ca-xtrô | Nicaragua: Đa-ni-en Oóc-tê-ga |
Chile: Pi-nô-chê | Ấn Độ: In-đi-ra Gan-đi (sau này bị ám sát, con trai là Ra-gíp Gan-đi thay) | Pakistan: Dia un Hác |
Afghanistan: Ta-ra-ki (sau đó là đảo chính, A-min nắm quyền, rồi Liên Xô đưa Ba-brắc Các-man lên) | Iran: Giáo chủ Khô-mây-ni | Iraq: Xát-đam Hút-xen |
Syria: Ha-phê En Át-xát | Palestine: A-ra-phát | Israrel: Bê-ghin (thủ tướng) |
Ai Cập: Xa-đát (anh này ký thỏa thuận trại David riêng rẽ với Israel, báo ta chửi rầm trời, rồi bị bắn chết trong 1 lễ duyệt binh, Mu-ba-rắc lên thay) | Libya: Ca-đa-phi | Ethiopia: Men-gi-xtu Hai-lê Ma-ri-am |
Angola: Ê-đu-ác-đô Đốt Xan-tốt | Nam Phi: Bô tha | Zimbabwe: Mu-ga-bê |
Zaire: Mô-bu-tu |
Các bạn trẻ thử nhìn danh sách này xem có ai quen, ai lạ?
Dàn lãnh đạo các nước dân chủ Âu Mỹ đương nhiên không thể cầm quyền đến giờ vì họ ngồi ghế có nhiệm kỳ, trụ lâu như bác Mít-tơ-răng (Mitterand) thì cũng đã mất rồi, còn tích cực hoạt động trên chính trường chỉ còn bác Ca-tơ (Carter) hay đi Bắc Triều tiên hòa giải.
Dàn lãnh đạo các nước khối SEV có 2 bác Lê (Lê Duẩn và Lê-ô-nít Brê-giơ-nhép) may mắn chết già, nhiều bác khác bị dọn dẹp trong cái gọi là “Đông Âu sụp đổ”, thê thảm nhất là bác Xê-au-xê-xcu bị tử hình. Chỉ có cụ Phi-đen mãi năm kia mới nhường ghế cho em trai cụ.
Anh Lý bên Singapore thỉnh thoảng vẫn được tham vấn nhưng nước này cũng đã mấy đời lãnh đạo sau anh rồi.
Trụ tương đối lâu ngoài cụ Phi-đen còn có các cụ A-ra-phát, Xu-hác-tô, Xát-đam Hút-xen v.v. là những cái tên các bạn 9X chắc vẫn biết. Nhưng họ không phải là những người còn trụ đến giờ.
Trụ đến giờ đếm đi đến lại chỉ còn 4 vị: Mu-ga-bê (Mugabe) ở Zimbabwe, Mu-ba-rắc (Mubarak) ở Ai cập, Ca-đa-phi (Gaddafi) ở Libya, Đa-ni-en Oóc-tê-ga ở Nicaragua, trong đó Gaddafi là người nắm quyền từ năm 1969 lận.
Thật ra ngoài vị lãnh tụ tác giả sách xanh Gaddafi này, còn 1 loạt vị vua, nữ hoàng các kiểu 30 năm nay vẫn tại vị, nhưng người ta ít khi nói đến họ-những người được dân chúng chấp nhận cho ăn bám để làm biểu tượng quốc gia.
Tự nhiên ngồi liệt kê tên các vị ngày xưa là vì em lang thang vào blog Phayvan, bắt gặp mấy con tem mà chủ blog chưa rõ của nước nào (ảnh), em nhận ra bác Gaddafi và cuốn sách xanh nổi tiếng rồi nhận ra tiếp là bác ấy còn trụ lâu hơn cả Fidel, thế là muốn kiểm tra lại xem còn ai trụ lâu như (hơn) bác ấy nữa không.
Phỏng đoán: Phản ứng của các Nguyên Thủ trước các khủng hoảng An ninh Toàn Cầu
Nguyên Thủ & Chính trị là hai phần chính yếu của nhau
(Nguyễn Tất Thịnh)
Phản ứng hay ngôn ngữ chính trị ở hậu trường phản ánh thực nhất tính chất, sức mạnh, mưu đồ… của một Quốc gia, cũng như mang đậm ‘tính người’ và khí chất của vị đại diện cho nó. Những tiết lộ của Wikileaks cho người ta thấy thêm một số bằng chứng về điều đó mà thôi.
Nguyên Thủ & Chính trị là hai phần chính yếu của nhau, sự thật là bây giờ luôn phải chứng tỏ chính kiến Quốc tế và khả năng phản ứng trước các vấn đề Toàn Cầu… Thực chất đối với Chính trị thì điều đáng ngại không phải là khủng hoảng gì đó đâu, mà là không có năng lực biểu thị và phản ứng trước những vụ đó nhằm tăng cường ảnh hưởng...
Tôi chỉ thuần túy diễn đạt vui về những điều đó :
Tổng thống Mỹ: ( Hỏi Bộ trưởng Quốc Phòng ) : Này, cái nơi đó là chỗ nào trên Bản đồ? Chiếc tầu sân bay nào gần nhất chỗ ý ? Quanh năm phải can dự mệt quá, nhưng thêm tí liều kích thích cũng tốt !
Tổng thống Nga : Ta chỉ giỏi bán tài nguyên, nên liệu vụ này có tranh thủ bán thêm được tí vũ khí nào không, và tìm xem tổ chức nào có thể giúp chúng ta được việc này ?
Chủ tịch Trung Quốc( cười cười hảo lớ và bảo Đại Sứ tại LHQ ) : chuẩn bị tuyên bố phản đối tại Hội Đồng Bảo An đi, trừ phi Mỹ ủng hộ lợi ích của Trung Quốc, kiểu gì thì ta cũng tọa sơn quan Hổ đấu
Thủ tướng Anh : chúng tôi đã sẵn sàng cho rằng Mỹ cần khiến kẻ gây chuyện phải biết tuân thủ trật tự của Thế giới văn minh
Tổng thống Pháp ( chỉ thị Bộ trưởng Văn hóa ) : tìm hiểu xem cái vụ này có ảnh hưởng gì đến văn hóa Pháp không, và hãy phản ứng theo tinh thần văn hóa Pháp
Thủ tướng Nhật Bản ( thở phào ): Hàng họ chiến tranh bây giờ cũng chẳng đến lượt mình, nhưng cũng thêm chút thời gian được thở với mấy bố Nghị sĩ
Bộ trưởng Quốc phòng Israel ( chỉ thị cho Mosad ): chắc vụ này chắc có bàn tay của Tehran lắm, nhân dịp này họ ít để ý, tranh thủ đập tan thêm mấy cơ sở của bọn Hamas đi
Tổng thống Venezuela( lên ngay chương trình TV chào Tổng Thống ): chúng tôi và Cuba luôn bên cạnh các bạn ( quay sang hỏi BT NG bạn đó là nước nào nhỉ ? rồi hùng biện tiếp… ) cực lực lên án Đế Quốc Mỹ
Chủ tịch Triều Tiên( bảo con trai ): ta rất khó chịu khi thấy vụ này Thế giới sao lãng đến gia đình mình, con hãy nghĩ xem phải chăng nên tranh thủ bắn tí pháo sang thằng Hàn Quốc?
Người phát ngôn Bộ của một nước( đọc văn bản soạn sẵn ):chúng tôi mong muốn ổn định, nhưng… hoàn toàn ủng hộ với phản ứng của Chính phủ Trung Quốc.
Còn cái thằng gây khủng hoảng:Làm tới đi ! Mỹ đang sa lầy mọi chỗ, EU tham khảo cho vui, Trung Quốc tranh thủ được, Zđơratstvuieche với Nga là ổn. Còn các nước khác vốn đã quá nửa giống ta rồi !
Nguyên Thủ & Chính trị là hai phần chính yếu của nhau
(Nguyễn Tất Thịnh)
Phản ứng hay ngôn ngữ chính trị ở hậu trường phản ánh thực nhất tính chất, sức mạnh, mưu đồ… của một Quốc gia, cũng như mang đậm ‘tính người’ và khí chất của vị đại diện cho nó. Những tiết lộ của Wikileaks cho người ta thấy thêm một số bằng chứng về điều đó mà thôi.
Nguyên Thủ & Chính trị là hai phần chính yếu của nhau, sự thật là bây giờ luôn phải chứng tỏ chính kiến Quốc tế và khả năng phản ứng trước các vấn đề Toàn Cầu… Thực chất đối với Chính trị thì điều đáng ngại không phải là khủng hoảng gì đó đâu, mà là không có năng lực biểu thị và phản ứng trước những vụ đó nhằm tăng cường ảnh hưởng...
Tôi chỉ thuần túy diễn đạt vui về những điều đó :
Tổng thống Mỹ: ( Hỏi Bộ trưởng Quốc Phòng ) : Này, cái nơi đó là chỗ nào trên Bản đồ? Chiếc tầu sân bay nào gần nhất chỗ ý ? Quanh năm phải can dự mệt quá, nhưng thêm tí liều kích thích cũng tốt !
Tổng thống Nga : Ta chỉ giỏi bán tài nguyên, nên liệu vụ này có tranh thủ bán thêm được tí vũ khí nào không, và tìm xem tổ chức nào có thể giúp chúng ta được việc này ?
Chủ tịch Trung Quốc( cười cười hảo lớ và bảo Đại Sứ tại LHQ ) : chuẩn bị tuyên bố phản đối tại Hội Đồng Bảo An đi, trừ phi Mỹ ủng hộ lợi ích của Trung Quốc, kiểu gì thì ta cũng tọa sơn quan Hổ đấu
Thủ tướng Anh : chúng tôi đã sẵn sàng cho rằng Mỹ cần khiến kẻ gây chuyện phải biết tuân thủ trật tự của Thế giới văn minh
Tổng thống Pháp ( chỉ thị Bộ trưởng Văn hóa ) : tìm hiểu xem cái vụ này có ảnh hưởng gì đến văn hóa Pháp không, và hãy phản ứng theo tinh thần văn hóa Pháp
Thủ tướng Nhật Bản ( thở phào ): Hàng họ chiến tranh bây giờ cũng chẳng đến lượt mình, nhưng cũng thêm chút thời gian được thở với mấy bố Nghị sĩ
Bộ trưởng Quốc phòng Israel ( chỉ thị cho Mosad ): chắc vụ này chắc có bàn tay của Tehran lắm, nhân dịp này họ ít để ý, tranh thủ đập tan thêm mấy cơ sở của bọn Hamas đi
Tổng thống Venezuela( lên ngay chương trình TV chào Tổng Thống ): chúng tôi và Cuba luôn bên cạnh các bạn ( quay sang hỏi BT NG bạn đó là nước nào nhỉ ? rồi hùng biện tiếp… ) cực lực lên án Đế Quốc Mỹ
Chủ tịch Triều Tiên( bảo con trai ): ta rất khó chịu khi thấy vụ này Thế giới sao lãng đến gia đình mình, con hãy nghĩ xem phải chăng nên tranh thủ bắn tí pháo sang thằng Hàn Quốc?
Người phát ngôn Bộ của một nước( đọc văn bản soạn sẵn ):chúng tôi mong muốn ổn định, nhưng… hoàn toàn ủng hộ với phản ứng của Chính phủ Trung Quốc.
Còn cái thằng gây khủng hoảng:Làm tới đi ! Mỹ đang sa lầy mọi chỗ, EU tham khảo cho vui, Trung Quốc tranh thủ được, Zđơratstvuieche với Nga là ổn. Còn các nước khác vốn đã quá nửa giống ta rồi !
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá