Hình và ý trong tiếp cận hình tượng

04:34 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Chín, 2006

Nếu hình ảnh ra đời thì sức khái quát của hình tượng rộng hơn. Nếu hình ảnh là kết quả của cảm nhận hình dạng, hình thể thì khả năng tạo liên tưởng và ấn tượng thị giác sẽ mạnh hơn. Nếu hình ảnh bắt nguồn từ thế giới tự nhiên thì chất lãng mạn và xúc cảm sẽ rất dồi dào

Trong các khái niệm về ngôn ngữ và biểu hiện tạo hình, người ta thường nói đến: dấu hiệu, tín hiệu, ký hiệu, biểu hiệu hình tượng và biểu tượng.

Dấu hiệu là một thông điệp cho ta một thông tin bất kỳ. Nhận biết một dấu hiệu có thể qua nhiều kênh thông tin khác nhau, có thể là các kênh cảm giác như thị giác, thính giác, xúc giác hay bằng các phương pháp tư duy, suy luận. Tín hiệu là một dấu hiệu đã được chuyển thành một thông tin định hướng. Nghĩa là nội dung thông tin đã được xác định cho mục đích nào đó. Người ta có thể đánh giá một tín hiệu qua dung lượng và chất lượng thông tin. Môi trường mà chúng ta đang sống là một môi trưòng thông tin với rất nhiều hệ thống tín hiệu. Môi trường vật thể càng phức tạp càng cần hệ thống tín hiệu rõ ràng và đơn tuyến. Hệ thống tín hiệu thị giác của môi trường nông thôn là khác xa với môi trường đô thị. Ở đô thị, hệ thống tín hiệu thị giác phức tạp hơn, nhiều lớp tín hiệu đan chồng lên nhau. Hệ thống tín hiệu giao thông là một ví dụ. Phải có kinh nghiệm mới nhận biết và ứng xử đúng trong môi trường thông tin đô thị. Do vậy bà con nông dân hay bối rối khi quyết định một hành vi ứng xử khi lần đầu ra phố. Tuy nhiên những tín hiệu thị giác về kiến trúc của môi trường nông thôn lại không dễ nhận biết nó cũng phức tạp và giàu thông tin như ở đô thị.

Ký hiệu là một tín hiệu được lặp đi lặp lại nhiều lần với một nội dung thông tin cố định. Con người thường có những phản ứng nhất định rước những ký hiệu. Những ký hiệu thị giác thường có hình có dạng cụ thể. Do đó nó có thể là đồ hoạ hoặc design thường phát triển ở không gian hai chiều. Có những ký hiệu tự phát nhưng phân lớn các ký hiệu đều được thiết kế hoặc design sao cho các yếu tố tạo thành design là tối thiểu mà hàm chứa thông tin tối đa. Những hình dạng đó thường được quy ước cho một thông tin cụ thể, và phụ thuộc vào văn hóa, truyền thống của từng cộng đồng. Mỗi ký hiệu có một nghĩa nhất định. Cái nghĩa đó có được là do quy ước của cộng đồng. Một ký hiệu vừa có nghĩa vừa hàm một dung lượng tri thức nhất định. Một người không có tri thức toán học nhất định, không thể hiểu được ký hiệu alpha, nếu được giải thích cũng không biết sẽ dùng vào việc gì.

Biểu hiệu là ký hiệu đã được tuyển chọn và de-sign nhằm thông tin một thực thể có tổ chức trong xã hội. Khác với ký hiệu, biểu hiệu có đời sống và không gian ngữ nghĩa hẹp hơn. Phạm vi ảnh hưởng và giá trị ngữ nghĩa của biểu hiệu phụ thuộc vào sức mạnh và tiềm năng của thực thể đó. Trong biểu hiệu có những thành tố có khả năng tượng trưng nhưng không nhất thiết một biểu hiệu là biểu tượng của thực thể mà nó thông tin. Các nhãn mác của các hãng sản xuất là những biểu hiện điển hình, chúng có đời sống và ảnh hưởng khác nhau trong xã hội. Biểu hiệu của hãng ôtô Mercedes là một vòng tròn với hình ảnh chiếc tay lái bên trong, biếu hiệu đó không phải là biểu tượng của hãng. Trường hợp này ta vẫn thường gọi là logo.

Biểu tượng: biểu tượng nói ở đây là biểu tượng thị giác. Biểu tượng nói chung có đời sống và không gian ngữ nghĩa rộng hơn nhiều biểu hiện. Nhưng để trở thành một biểu tượng thị giác, hình ảnh biểu tượng phải qua các thao tác design. Con chim bồ câu thường được tượng trưng cho hoà bình và đối với chúng ta nó là biểu tượng của hoà bình. Nhưng biểu tượng hoà bình của Picasso khác biểu tượng hoà bình được in trên nhãn diêm Thống Nhất dẫu rằng cả hai đều là biểu tượng thị giác. Do vậy từ một hình ảnh tượng trưng có thể có rất nhiều biểu tượng thị giác. Điều này không xảy ra đối với biểu hiệu bởi tính đơn nhất của nó. Tính đa dạng, đa thể của phần hình trong biểu tượng cho các nhà design, các kiến trúc sư, những không gian sáng tạo vô hạn, đa dạng nhưng rất khu biệt. Cũng qua đó ta lại thấy cái cốt lõi của biểu tượng và ý nghĩa mà nó tượng trưng. Các biểu tượng thị giác không chỉ chuyền tải một thông điệp đơn thuần, mà hơn thế, nó phải mang trong mình một giá trị tượng trưng. Các biểu tượng thị giác không chỉ chuyền tải một thông điệp đơn thuần, mà hơn thế nó phải mang trong mình một giả trị tượng trưng một giá trị tinh thần của cộng đồng. Hình ảnh tượng trưng phải là một hình ảnh quen thuộc, được cộng đồng chấp nhận một giá trị tượng trưng nhất định. Sáng tạo một hình ảnh tượng trưng mới là khó, không phải do khả năng biểu trưng của hình ảnh mà là cần một thời gian và không gian đủ dài, đủ rộng để cộng đồng chấp nhận và trở thành hình ảnh quen thuộc. Cách khôn ngoan và hiệu quả là tìm những hĩnh ảnh tượng trưng quen thuộc đã có trong cộng đồng.

Nghệ thuật kiến trúc đã làm nên rắt nhiều biểu tượng tồn tại cùng thời gian cho các cộng đồng của nó. Sự chắc chắn vĩnh hằng của Kim tự tháp là biểu tượng của người Ai-Cập. Vẻ huy hoàng tráng liệt thoát ra từ các Khải hoàn môn cho ta biết về sức nạnh của đế quốc Roma. Nét thanh thoát hoa lệ của tháp Eiffel làm nên biểu tượng của nước Pháp. Kiến trúc hiện đại của thế kỷ XX đã tạo nên một dòng kiến trúc mang đậm chất biểu hiện các hình ảnh tượng trưng. Chủ nghĩa biểu hiện trong kiến trúc xuất hiện từ đầu thế kỷ với các tên tuổi như Hans Poelzify J.M.Obrich, H.Velde, Peter Behrens... đã chứng minh sức sống dẻo dai và đầy cá tính trong dòng xoay của các loại chủ nghĩa (- sme) đương thời. Nửa sau của thế kỷ XX được nối tiếp những tên tuổi và công trình đã trở thành kinh điển. E. Slannen với nhà ga hành khách của cảng Hàng không TWA mang hình tượng cảnh chùn đại bàng. J.Utzon thả con thiên nga kiều diễm của mình - Nhà hát Opera Sydney- bơi trên biển Sydney. J.Splkkelsen dựng tiếp một Đại hoàn môn nữa ở la Défense de Paris.

Tiếp cận kiến trúc bằng các hình tượng có lẽ là con đường quảng đại hơn cả. Các liên tưởng hình ảnh giữa công trình và các hình ảnh quen thuộc làm cho công trình gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Nhưng cũng chính từ tính gần gũi này lại tạo thêm các phản ứng phát hiện và tìm hiểu, cái hấp dẫn và chất thơ trong tạo hình thi giác theo đó lại thấm đẫm hơn. Cái này mới là cái khó. Lựa chọn hình ảnh tượng hình không khó nhưng tuyển chọn các nét tạo hình, mang nghĩa sao cho vừa đủ để thông tin ý nghĩa và hình ảnh. Phải là những nét có nghĩa, phải là những nét tượng trưng, phải là những hình ảnh có sức biểu đạt mạnh. Những tín hiệu tạo hình phải được phát ra. Đâu là các dấu hiệu vật thể trong công trình kiến trúc làm nên tín hiệu tạo hình, kiến tạo nên hình tượng kiến trúc. Tiếp cận kiến trúc bằng kênh hình tượng là bắt đầu đối thoại với công chúng, buộc tác giả phải xây dựng ngôn ngữ, tiếng nói riêng cho mình và công chúng. Ngôn ngữ hình tượng có thể đơn nghĩa, đa nghĩa nhưng ra tránh nhất là đối nghĩa như trường hợp “hàm cá mập”. Có thể nói là công chúng thường xuyên tạo ra các liên tưởng hình tượng. Nếu công trình có những dấu hiệu nào đó tạo ra phản nghĩa thì lập tức sẽ xuất hiện những dấu hiệu cùng loại khác để hình thành hình tượng phản nghĩa ngoài ý muốn.

Nói rằng lựa chọn hình ảnh tạo hình không khó là so với việc xây dựng hình tượng. Thực ra hình ảnh quen thuộc lườn tồn tại quanh ta, nhưng chọn ra một trong trăm ngàn hình ảnh từ muốn vạn nguồn khác nhau thì không phải ai cũng làm được. Trước hết cần phải nắm vững và thấu rõ ý nghĩa mà ta cần có. Cái đó người ta gọi là ý niệm tạo hình. Bằng trình độ văn hoá và nhận thức của mình lập ra hệ thống các hình ảnh quen thuộc và ý nghĩa của các hình ảnh đó. Dùng các quan hệ tương tự để tuyển chọn hình ảnh tượng trưng. Sau đó phát triển tạo hình ở nhiều dạng, nhiều thế, nhiều cấp khác nhau với hình ảnh tuyển chọn. Dạng, thế, cấp tuyển chọn được xây dựng bằng các nét có tạo hình. Các nét tạo hình cần phải chuyển các nét đó thành các yếu tố kết cấu hay yếu tố cấu tạo: thể như vòm mái là cánh thiên nga, gắn kết cấu là bộ lông vũ, cửa tròn lớn là mắt con rắn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ

    22/12/2015N.B (theo History)Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau...
  • Phát kiến của Engen về sự hình thành tiếng nói của loài người và chiếc chìa khóa của việc dạy tiếng

    12/08/2006PGS. PTS. Bùi Đình MỹLần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đưa vào thành tựu của nhiều khoa học, với trí tuệ bác học, Engen đã miêu tả, lý giải, luận chứng được một cách đúng đắn nhất sự hình thành con người, một sinh vật xã hội khác về chất vớitổ tiên của nó là loài vượn trong tác phẩm hết sức nổi tiếng: Vai trò của lao động trong quá trình vượn biến thành người...
  • Vài suy nghĩ nhân bài các lí thuyết ngôn ngữ học cuối thế kỉ XX

    08/08/2005GS.TS Nguyễn Đức DânTrên tạp chí Tri thức và sức mạnh số tháng 11-12 - 1998 có tóm lược bài của V. Demjankov tổng kết các lí thuyết ngôn ngữ học chủ yếu nửa của thế kỉ XX, những khuynh hướng mà theo tác giả đã làm thay đổi tận gốc rễ ngôn ngữ học, một "khoa học của các khoa học", "từ khoa học nghiên cứu về các hình thức ngữ pháp và lịch sử ngôn ngữ chuyển thành lí thuyết triết học - tâm lí học về tư duy và giao tiếp của con người". Mỗi hướng và trường phái lí thuyết ngôn ngữ học mới ngày càng trở thành khoa học về bản chất và cấu trúc "tâm linh" của con người, về các phương pháp con người tương tác với nhau và với thế giới.
  • Trần Đức Thảo và cuốn Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức

    07/07/2005Trong việc kiểm kê di sản để tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc hôm nay, nhất là di sản triết học, tôi nghĩ không thể bỏ qua những trang viết của Trần Đức Thảo được. Một di sản muốn có tác dụng phải phục sinh nó vào đời sống đương đại. Bởi vậy, tôi cho rằng việc dịch cuốn Recherches sur l’origine du langage et de la conscience (Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức), tác phẩm quan trọng nhất của ông, là một việc làm rất có ý nghĩa...
  • Vì sao chỉ có con người biết nói?

    16/01/2004Trong khi khỉ có thể hiểu những quy luật cơ bản về từ, chúng lại không thể nắm được các quy luật phức tạp hơn trong cấu trúc ngữ pháp. Chỉ có loài người là vượt qua được "nút cổ chai kiến thức" này trên con đường xây dựng và sử dụng ngôn ngữ mà thôi...