Cuộc tấn công bất ngờ của người láng giềng
Láng giềng hữu nghị là mong muốn của nhiều quốc gia. Nhưng, có không ít các quốc gia bên ngoài thì nói rất nhiều lời tốt đẹp ca ngợi quan hệ song phương, thực chất bên trong thì tìm đủ mọi cách gây hấn, mục đích là giành lợi ích lớn nhất về phía mình. Với những cuồng vọng cao hơn, họ sẵn sàng tung ra một cuộc xâm lược bất ngờ.
Xung quanh cuộc tấn công Liên Xô của nước Đức rạng sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941 (đúng 80 năm trước) đã chứng minh, nếu một đất nước không chuẩn bị đầy đủ, sáng suốt, bản lĩnh, suy xét đúng tình hình thì bi kịch lớn cho một đất nước – dù là đất nước hùng mạnh, vẫn có thể sẽ xẩy ra.
Khi quân Đức đã vượt biên giới Liên Xô, vào lúc 4h30 ngày 22.6.1941, tất cả các Ủy viên Bộ Chính trị có mặt tại phòng Stalin. Stalin hướng về phía Ngoại trưởng Molotov, nói:
- Cần gọi điện ngay cho sứ quán Đức.
Molotov lập tức bước về phía điện thoại và điện cho sứ quán Đức. Sau một hồi trao đổi rất lâu, thông báo:
- Ngài Đại sứ Schulenburg đề nghị được gặp ngay.
- Hãy đi tiếp ông ta đi, sau đó quay lại đây ngay. Stalin ra lệnh.
Đại sứ Đức Schulenburg nói với Molotov:
- Tôi vừa nhận được điện từ Berlin. Chính phủ Đức ủy nhiệm cho tôi thông báo với Chính phủ Xô Viết như sau:
“Do không dự đoán được các nguy cơ uy hiếp nước Đức từ biên giới phía Đông trong động thái tổng động viên và chuẩn bị chiến đấu cao của các lực lượng vũ trang của Hồng quân, Chính phủ Đức cho rằng buộc phải triển khai các hành động quân sự ngay.
Cùng thời gian này, tại Berlin, thông điệp sẽ được chuyển chính thức theo đường ngoại giao”.
Đó là tuyên bố chiến tranh của nước Đức Hitler.
Vì sao Liên Xô hầu như đã biết trước từ lâu ý đồ tấn công của nước Đức láng giềng, mà vẫn bị bất ngờ khi chiến tranh Xô – Đức nổ ra rạng sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941? Có thể nói, về chiến lược, ban lãnh đạo Liên Xô đứng đầu là Stalin đã dự đoán đúng, song họ bị bất ngờ về chiến thuật, tức là thời gian nổ ra cuộc tấn công. Nói cách khác, Hitler đã giành được bất ngờ về chiến thuật trong cuộc tấn công Liên Xô.
Stalin đã nhận được rất nhiều tin tình báo về việc Đức sẽ tấn tấn công Liên Xô. Vào những ngày sát chiến tranh, tin tức đến càng dồn dập. Ngày 21.6, Đại sứ Nga ở Đức thông báo về là cuộc tấn công Liên Xô của Hitler sẽ bắt đầu vào sáng mai. Tùy viên quân sự tại Berlin cũng khẳng định là ba tập đoàn quân được tập trung để tấn công Moscow, Leningrad và Kiep. Cũng ngày 21.6, tùy viên quân sự ỏ Pháp thông báo là cuộc tấn công sẽ bắt đầu vào ngày 22.6. Tổng Bí thư Ban chấp hành Quốc tế cộng sản Georghi Dimitorov cũng nhận được tin rằng Đức đang chuẩn bị tấn công Liên Xô và ông gọi điện cho Molotov. Molotov trả lời, “tình hình còn phức tạp nhưng một cuộc chơi lớn đang được tiến hành”.
Trong một diễn biến khác, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai cũng nhận được tin tình báo là Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô và lập tức thông báo tin này với Stalin. Còn có một điều khá ngạc nhiên là tướng Lâm Bưu, lúc ấy đang dưỡng bệnh ở Moscow, hàng ngày ngồi trong phòng theo dõi tin tức, đã đi đến kết luận rằng Đức sắp tấn công Liên Xô. Ông ta liền đến gặp Stalin trình bày, nghe xong, Stalin nói, “xem ra vấn đề này không thể nói vài lời là xong được, thế này nhé, chúng ta mời Jukov đến cùng bàn bạc”. Molotov hỏi : “Đồng chí Jukov, đồng chí có cho rằng Hitler sắp sửa tấn công chúng ta không?”. Julov đáp:”Vâng, tôi cho rằng sẽ rất nhanh đấy”. Lâm Bưu im lặng nhìn Julov và gật đầu. Lúc bấy giờ, Jukov là Đại tướng, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô, vị tướng huyền thoại mà sau này là Nguyên soái, bốn lần anh hùng Liên Xô.
Vì sao một con người bản lĩnh, quyết đoán, thông minh như Stalin mà với những thông tin như thế, vẫn không tin là chiến tranh nổ ra?
Đến tháng 6.1941, Stalin và Molotov vẫn hy vọng không bị Hitler qua mặt. Hai ông nghĩ rằng, sớm muộn thế nào cũng phải đánh nhau với Đức, song có thể vào năm 42, 43, khi lợi ích của hai cường quốc nhất định xung đột với nhau.
Trước đó, ngày 23.8.1939, Ngoại trưởng Đức Ritbenxtrốp đến Moscow và lập tức có cuộc gặp ba tiếng đồng hồ với Stalin và Molotov. Tiếp đó là lễ ký kết hiệp ước nổi tiếng về “không tấn công lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức”. Thật là kỳ lạ, Hiệp ước này có lẽ có giá trị cao hơn các chữ vàng nhiều lắm!
Ngày 13.4.1941, Stalin làm một động tác bất ngờ, ông ra ga để tiễn Bộ trưởng Ngoại giao Nhật, nhưng thực tế là để toàn thể Đoàn ngoại giao nhìn thấy ông đặt tay lên hai vai Đại sứ Đức dặn dò rằng Đức và Liên Xô cần tiếp tục là bạn.
Nhưng rốt cuộc, chiến tranh Xô – Đức đã nổ ra.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá