Giải mã hiện tượng cô "Yến Bắt Ma" dưới góc nhìn triết học
Bà Yến là người luôn rao giảng về “vong báo oán” tại chùa Ba Vàng và được coi là người có "quyền năng bắt ma", cúng oan gia trái chủ tại đây
.
Trong vòng vài năm, có hàng chục nghìn tín đồ tin theo cô Yến và bị trục lợi. Thiết nghĩ, hàng chục nghìn người, có phải ai cũng ngu? Hay họ được gì họ mới tin? Niềm tin của họ dựa trên cơ sở nào và họ bị lợi dụng ra sao?
Cách đây vài năm có 1 giảng viên đại học có gọi điện thoại trực tiếp cho tôi bảo cô YẾN quán chiếu chị này kiếp trước là tướng cướp nêú muốn giải oan gia trái chủ thì làm lễ 5 triệu VNĐ, chị gọi điện thoại mà tôi vô cùng ngạc nhiên và tự đặt câu hỏi tai sao chùa Ba Vàng lai có hành vi thế này, trong thời mạt pháp chúng sinh bị tha hóa thế này hay sao, NHƯNG VẤN ĐỀ Ở CHỖ CÔ RẤT NHIỀU NGƯỜI SAU KHI ĐƯỢC THỈNH OAN GIA TRÁI CHỦ THÌ ĐỠ BỆNH ( chuyện này có thật, ĐƯỢC ĐĂNG CẢ TÊN TUỔI THÔNG TIN, SĐT, ĐỊA CHỈ TRÊN TRANG CHÙA BA VÀNG VÀ FB PHẠM THỊ YẾN ) , vây thực hư viêc này ra sao , nếu là lừa đảo sao lại có người khỏi bệnh, vì nếu không ai khỏi bệnh thì chắc chắn không ai ngu mà đi tin cô YẾN (hãy suy tư về vấn đề này dưới góc nhìn triết học).
.
Chúng ta học Phật biết rằng đức Phật luôn dậy nhân quả , nghiệp và quả của nghiệp định luật nhân quả là tối thắng vi diệu không thể nghĩ bàn vậy do đâu có hiện tượng này. Có người cầu Bồ tát Quan âm thấy linh ứng thì kêu là CÓ BỒ TÁT , người giải vong thấy linh ứng thì tin CÓ VONG... người hầu đồng thấy linh ứng thì tin có thánh thần ,thậm chí một số nơi coi đây là bệnh lý tâm thần đa nhân cách hoặc suy nhược sơ thể (theo quan điểm của thầy Thích Nhật Từ trụ trì chùa Giác Ngộ tiến sĩ Phật học Ấn Độ, phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam ) thì cũng có hàng ngàn người được khỏi bệnh (LINH ỨNG) nhờ phương phương pháp tâm lý và ứng dụng y khoa của thầy. Vậy ai đúng ai sai giữa muôn vàn ý tưởng thế gian phức tạp này?
.
Khi ta cầu nguyện Bồ Tát thì tâm tôn kính và sự vô ngã được lớn dần trong ta , vì khi tôn trọng 1 người có trí tuệ và từ bi thì lòng từ bi và trí tuệ sẽ từ đó mà được trưởng dưỡng trong mình, với một đức tin như vây hành giả ngày đêm niệm Đức Quan Âm, hàng ngày tập trung câu niệm và có gắng hành trì lập tức phiền não không có cơ hội khởi sinh đồng thời nếu được tụng kinh nói về các hạnh nguyện của bồ tát thì tâm hồn như được dạy dỗ và khai sáng. Khi lòng từ bi tăng trưởng bởi sự tôn kính đức Bồ Tát sẽ thôi thúc ta làm nhiều thiện nguyện hơn với sự tinh tấn nỗ lực, và định tâm ( sự tâm trung) được nâng cao ( lúc này tâm bắt đầu chuyển và nhân lành đã được reo). CHÍNH MẢNH ĐẤT TÂM CỦA TA ĐÃ THAY ĐỔI ,TRỞ NÊN MẦU MỠ VÌ CHẲNG CÓ CÔNG ĐỨC NÀO SINH RA NGOÀI MẢNH ĐẤT TÂM, khi ta làm một việc tốt cùng đức tin và chân thật, tâm hỷ lạc sẽ xuất hiện nó sẽ làm động lực để ta làm tiếp tục làm các các thiện pháp được khởi sinh, khi có hỷ lạc máu huyết sẽ lưu thông giảm được một số bệnh lý về thân nhưng không phải bệnh nào cũng khỏi được vì chỉ có 1 số sắc pháp do nghiệp sinh ra, nghiệp cũng chỉ là một trong các định luật của vũ trụ con rất nhiều các định luật khác như quy luật vật lý , sinh học , hoá học ... LÚC NÀY CHÍNH LUẬT NHÂN QUẢ ĐÃ GIÚP TA THAY ĐỔI VÀ CHUYỂN NGHIỆP, MẦU NHIỆM ĐÃ XUẤT HIỆN.
.
VẬY BỒ TÁT CÓ HAY KHÔNG , KHÔNG QUAN TRỌNG mà Bồ Tát chỉ là điểm tựa cho tâm ta có cơ hội nhận ra lỗi lầm và thay đổi mà thôi , từ đó ta sẽ ý thức là làm đúng nhân quả hơn và CHÍNH NHÂN QUẢ ĐÃ LÀM CHO TA THAY ĐỔI MÀ CHẢ BIẾT CÓ BỒ TÁT NÀO LÀM ĐƯỢC VIỆC ĐÓ KHÔNG bởi ngay cả ĐỨC PHẬT CŨNG KHÔNG XIN AI MÀ ĐẠT ĐƯỢC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC , nếu bồ tát thực sư tồn tại thì ngài cũng chỉ hộ độ cho người thực thi nhân quả (vì ngài cũng là người gương mẫu thực hiện nhân quả nên ngài mới là Bồ Tát) , còn nếu ngài không tồn tại thì luật nhân quả vẫn luôn công bằng trước vạn pháp thế gian. Bạn có thể không tin có kiếp sau nhưng với những hành động tác ý thanh tịnh thi NGAY LẬP TỨC sự an vui hòa hợp trong tâm sẽ xuất hiện, còn những hành động với tâm tham lam sân hận, thì sẽ tạo ra sự mất quân bình của thân và tâm, LẬP TỨC PHIỀN NÃO SẼ KHỞI SINH ( đó là nhân quả đồng thời) . Vì thế NHÂN QUẢ BÁO ỨNG vẫn là gốc rễ của mọi hiện tượng nếu dùng niềm tin đúng mức sẽ là thuốc giảm đau (không phải thuốc chữa bệnh) còn lam dụng sẽ gậy nghiện và mê tín dị đoan.
.
QUAY LẠI HIỆN TƯỢNG VONG NHẬP CŨNG THẾ.
Khi một người đang có niềm tin mình bị vong nhập ,(có thể do tâm thần phân liệt) họ tìm đến tâm linh đó là đường cùng đau khổ , đây là tâm bệnh thuốc thang khó mà chữa trị, các đối tương này rất dễ bị kích động tại họ vừa bị loạn tâm như người chết đuối tìm phao cứu sinh mất hết tỉnh táo . Nếu ta cương quyết phản bác là mê tín , họ sẽ rất đau khổ thâm chí không tiếp thu điều ta chia sẻ vì thế rất khó giúp họ chuyển tâm, mà tâm không chuyển thì nghiệp không chuyển, (vì người bị tâm bệnh thì chỉ muốn người khác đồng cảm và muốn ngươi khác tin vào những điều mà họ đã tin, họ rất muốn nghe những điều mình đang ấp ủ) vì nghiệp là sức mạnh mãnh liêt phát sinh từ tâm ý , môt người thợ rèn với lòng chí kính cúng Phật 1 bát cháo nấm độc vẫn có phước bởi tâm đó là trong sáng thánh thiện, VẬY KHI ĐÓ NGƯỜI BỊ VỌNG NHẬP (TÂM LOẠN DO NGHIỆP CHƯA THANH TỊNH) BỊ CÔ YẾN DỌA DO KIẾP TRƯỚC .. LÀM ĐIỀU SAI TRÁI ...sau đó cô này khuyên họ sám hối , khởi tâm cung kính , khởi tâm cúng dàng hết bỏn sẻn, thì VONG SẼ BUÔNG THA vậy lúc này THẬT RA CHẢ BIẾT CÓ VONG THẬT HAY KHÔNG nhưng người bị vong nhập (được an tâm, trấn tĩnh được tinh thần và tin mình đã khỏi bệnh ám thị như vậy) kết hợp tâm của họ có đức tin và tha thiết làm viêc tốt, họ biết nhận ra lỗi lầm và muốn thay đổi làm người tốt hơn quyết tâm tin nhân quả làm việc THIỆN, lúc này tâm họ có chuyển biến CHỈNH LUẬT NHÂN QUẢ (DO TÂM HỌ ĐỔI KHIẾN HỌ KHỎI TÂM BỆNH, khỏi tâm bệnh thì sẽ có cơ hội khỏi thân bệnh, thậm chí nhiều người mắc bênh do suy nhược cơ thể cũng vì lối sống không lành mạnh, nhân thức sai lầm , thiếu thốn tình cảm ,áp lực công việc ... bù lại vào chùa công quả họ được sống trong đời sống nề nếp của nhà chùa tránh xa tệ nạn xã hội (đặc biệt là chất kích thích nguyên nhân gây ra 1 số bệnh tâm thần), tránh xa áp lực của đời sống cơm áo gạo tiền , được các bạn đồng tu quan tâm yêu thương , có cơ hội nghe pháp (BẢN CHẤT CỦA VIỆC LÀM CÔNG ĐỨC LÀ BỎ CÔNG SỨC RA ĐỂ THU LẠI ĐẠO ĐỨC BÊN TRONG). Họ đến đấy với một tâm lý tuy mê tín nhưng với tâm thế đầy hướng thượng nhân văn TÔI TRẢ NỢ CHO OAN GIA để hướng đến tình thương và CÁI THIÊNG LIÊNG KHÓ TẢ (THOÁT TỤC) ,HỌ ĐƯỢC TỰ KỶ ÁM THỊ - NHƯ VẬY ĐÂY LÀ LIỆU PHÁP TÂM LÝ HỮU HIỆU, vậy VONG NHẬP chỉ là CÁI CỚ GIẢ TẠM TINH THẦN mà thôi.
.
VÔ HÌNH CHUNG CÔ YẾN LÀM VẬY KHIẾN NHIỀU NGƯỜI KHỎI BỆNH , HỌ LẠI ĐUA NHAU TỚI CHÙA BA VÀNG, TIN VÀO MÊ TÍN NHƯNG TRONG CÁI GIẢ CŨNG PHA VÀO 1 TỶ LỆ NHẤT ĐỊNH CỦA CÁI THẬT.VẬY TA NHẬN THẤY BẢN CHẤT KHÔNG PHẢI LÀ VONG NHẬP ĐƯỢC HÓA GIẢI MÀ DO "TÂM CỦA HỌ BẮT ĐẦU CHUYỂN ", KHI HỌ BIẾT SÁM HỐI THÌ NGHIỆP ĐƯỢC CHUYỂN , BÊNH ĐỠ DẦN ,HỌ CÓ NIỀM VUI, HỶ LẠC , NIỀM TIN ĐẤY LẠI LÀ ĐỘNG CƠ MÃNH LIỆT KHỞI SINH THIỆN PHÁP sau này và nhân lành được reo cấy thì nhất đinh nghiệp sẽ thay đổi ,cần phân biêt giữa HIỆN TƯỢNG (vong nhập) với BẢN CHẤT (nhân quả thay đổi hành vi lối sống) , giữa nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp , vong nhập chỉ là CÁI CỚ còn NHÂN QUẢ chuyển tâm MỚI là thuốc chữa bệnh( VẬY DÙ CHỮA THEO LỐI VÔ THẦN HAY TÂM LINH MIỄN CHUYỂN TÂM THÌ SẼ CÓ MỘT PHẦN CƠ HỘI KHỎI BỆNH).
.
NHIỀU NGUYÊN NHÂN MỚI CHO RA KẾT QUẢ vì vây phải xem xét kỹ lưỡng đâu là căn nguyên thực sự, không thể theo lối tư duy thiểm cận SUY NGƯỢC TỪ KÊT QUẢ BÊNH TẬT CHYỂN BIẾN mà vội vã kết luận do 1 NGUYÊN NHÂN VONG NHẬP , ko phải cứ khỏi bênh là CHẮC CHẮN do giải oan gia trái chủ ( nguyên nhân mà ta bị ám thị tin ngay từ đâu) , Cũng vì do kiếu thức phât học, nhân thức yếu kém không có nên tảng luận lý hệ thống khoa học, kiến thức y học và tâm lý học chưa đầy đủ nên ngay cả người TRONG CUỘC cũng bị MẮC LỪA bởi cái thầy cái biết thô thiển CẢM TÍNH nhìn trên bề mặt hiện tượng của mình và những kết quả bệnh tình thuyên giảm của các bệnh nhân (THẬM CHÍ CHÍNH CÔ YẾN CŨNG BỊ LỪA TƯỞNG MÌNH CÓ NĂNG LỰC THỰC SỰ, THỈNH ĐƯỢC VONG?). MẶT KHÁC khi nhiều người được khỏi bệnh, theo tâm lý sợ hãi và hiệu ứng đám đông, họ lại tin cô YẾN NHIỀU HƠN (cô Yên lại bị ám thị ngược trở lại và càng tin mình có siêu năng lực từ nhưng lời tri ân của bệnh nhân) VÀ HIỆN TƯỢNG VONG NHẬP (CÁI GIẢ, CÁI ĐIỂM TỰA -VONG NHẬP )TỪ ĐÂY ĐÃ CHE MẤT CÁI THẬT (NHÂN QUẢ ) ẨN SAU CÂU CHUYỂN KHỎI BỆNH.... Hiện nay, có nhiều người nạn nhân còn CÔNG KHAI đăng số điện thoại và câu chuyện của mình để bảo vệ Chùa Ba Vàng, tôi cũng tin những câu chuyện này là có thật nhưng CĂN NGUYÊN của nó thì đang bị hiểu sai BỊ NHẦM LẪN GIỮA BẢN CHẤT VỚI HIÊN TƯỢNG , còn trong trường hợp nếu thực sự có hạt giống ác nghiệp cuả quá khứ thì nó cũng cần có mảnh đất BẤT THIỆN , và những ác duyên để phát triển , nhưng với sự chuyển tâm HƯỚNG THIỆN thì hạt giống này cũng KHÓ có cơ hội sinh trưởng được.
.
Gần đây các hiện tượng lừa đảo TÀI CHÍNH CŨNG ÁP DỤNG TƯƠNG TỰ:
.
Mới đầu họ tạo dự án MA ( ẢO - DỰ ÁN KHÔNG HOẠT ĐỘNG ) sau đó kêu goi người đầu tư tài chính, và tuyên truyền nếu gọi được thật nhiều người tham gia và tiền từ sự kêu gọi thêm các nhà đầu tư mới thì dự án phát triển càng nhanh sẽ thu được nhiều lợi nhuận ( CÁI THẬT là tiền góp vốn) nhưng thực chất dự án ko hề hoạt động mà họ lấy chính tiền của những người góp vốn hoạt động phi pháp cho vay nặng lãi , rồi lấy tiền đó trả hoa hồng lại cho nhà đầu tư , khi nhà đầu tư nhận đươc tiền thì họ càng TIN là dự án LÀ CÓ THẬT (cái ảo giờ đã biến thành thật), RỒI NHỮNG NGƯỜI NÀY LẠI HĂNG SAY MỜI BẠN BÈ NGƯỜI THÂN THAM RA (HIỆU ỨNG DOMINO).
.
CÁI ẢO LUÔN PHẢI NƯƠNG TỰ VÀO CÁI THẬT ĐỂ NÓ TỒN TẠI ( khiến ta không thể phân biệt được đâu là ảo đâu là thật, thậm chí trong 1 số trường hợp do niềm tin cái ảo ngẫu nhiên biến thành cái thật) ,trong lẽ thật có hàng ngàn lẽ thật khác bao quanh có thứ hư vọng cũng bám vào bản chất thực mà sinh dưỡng vì vậy hiện tượng và bản chất luôn bị che mờ khó phân định , ngay cả con kiến muốn tồn tại nó cũng phải nương vào sự thật là tìm ĐÚNG thức ăn, mới đầu họ sẽ cho cái bạn cần sau đó họ sẽ khiến bạn làm CÁI HỌ CẦN .Đây là chiêu độc đáo trong lừa đảo tôn giáo ngay cả người bị lừa cũng không bao giờ biết được, thâm chí người bị hại còn đứng ra bảo vệ kẻ lừa đảo,TRONG MA TRẬN CÁI THẬT CÁI ẢO CHUYỂN HÓA NÂNG ĐỠ NHAU, mới đầu họ sẽ dậy điều tốt cái THẬT ( lợi dung chính luật nhân quả để chuyển tâm, chuyển nghiệp thay đổi hành vi lối sống cho kết quả tích cực) nhưng lại LỒNG GHẾP cái hư ảo VONG, MA, QUỶ ( hư vọng điểm tựa) cho đi kèm .Lúc đầu ta thực hiện thấy có chuyển biến do thực hiên đúng nhân quả , thấy mầu nhiệm nên có niềm tin vì thấy có kết quả chuyển biến ( lợi dụng cái thật luật nhân quả) , sau ĐÓ MỚI ĐƯA TIẾP NGHI LỄ MÊ TÍN SIÊU HÌNH biến NIỀM tin thành ĐỨC tin để thay đổi thay đổi nhân sinh quan ,vũ trụ quan , đẩy con người ta tin vào thế giới siêu hình vượt qua giác quan kinh nghiệm để điều chỉnh hành vi tín đồ , lúc này bạn có thể TỬ VÌ ĐẠO ( chỉ vì đức tin mù quáng do chính những ảo tưởng giác quan tạo nên , GIỜ BẠN SẼ THỰC HIỆN CÁI NGƯỜI TA CẦN).
.
Nghệ thuật bán hàng cũng như thế người bán hàng cũng sẽ bán các sản phẩm người mua hay dùng với giá rẻ hơn so với các cửa hàng khác ( cái thật -cho người ta cảm nhận thấy ) nhưng khi đó bạn có niềm tin thì người bán hàng đã được định vị trong tâm trí bạn, họ sẽ bán các sản phẩm đặc biệt ít thông dụng với giá lãi gấp nhiều lần ( cái ảo phải dựa vào cái thật ).
.
GIẢI OAN GIA TRÁI CHỦ CŨNG KHÔNG KHÁC chính người bệnh do sám hối chuyển tâm thay đổi hành vi lối sống bệnh tình thuyên giảm ( chính nhờ nhân quả thay đỗi nhận thức- cái thật )nhưng họ lại suy ngược từ kết quả và nghĩ CÓ VONG THẬT THÌ MÌNH MỚI ĐỠ BỆNH ( đâu thể suy ngược như thế bởi nhiều nguyên nhân mới cho ra kết quả, ta cũng bi rơi vào ma trận ko phân biệt đâu là nhân đâu là quả trong cái vòng trùng trình khó thoát ), MA VONG CHỈ LÀ CÁI HƯ VỌNG ĐỂ NGƯỜI TA CHUYỂN TÂM thay đổi hành vi lối sống thì mầu nhiệm sẽ xuất hiện - cái thật ( DÙ DÙNG CÁCH VÔ THẦN HAY TÂM LINH NẾU CHUYỂN tâm đều có cơ hội chuyển bệnh )trong marketting để kích cầu: người ta sẽ tạo cầu ảo bằng cách gieo rắt nõi sợ hãi cho người tiêu dùng, từ đó họ sẽ mua những sản phẩm ko đúng giá trị thực, nếu không có trí tuệ THÌ VÔ CÙNG KHÓ PHÂN BIỆT bởi CON NGƯỜI LUÔN BỊ ĐÁNH LỪA BỞI CẢM GIÁC như trò ảo thuât lợi dụng các quy luật khách quan vật lý ,tâm lý ,hóa học (cái thật)...để cho ta CÁI ẢO , ta thường bị đánh lừa giữ nguyên cớ với nguyên nhân ,giữa bản chất với hiện tượng , kế nằm trong kế , hư hư thực thực đó GỌI LÀ VÔ MINH , CHỈ CÓ Phật GIÁO CHÂN CHÍNH MỚI CHỈ CHO BẠN THẤY ĐƯỢC CON ĐƯỜNG CHUYỂN MÊ KHAI NGỘ .
.
Người Phật tử hoàn toàn tin có kiếp trước kiếp sau, chỉ có những người đắc vào các tầng thiền do tu tập thiền chỉ mới đủ thần thông quán về quá khứ hiện tại vị lại , nếu hành giả đắc vào tầng tuệ thứ 2 của thiền minh sát ( thiền quán ) có thể đi ngược các lộ tâm mà biết được quá khứ và tương lại .VẬY NẾU CÔ YẾN ĐẮC ĐƯỢC THẦN THÔNG NHƯ THẾ, CHỈ CẦN KIỂM TRA CÔ ĐỌC ĐƯỢC CHÍNH XÁC TƯƠNG LAI CỦA 1 NGƯỜI TRONG VÒNG VÀI NGAỲ TỚI VÀI NĂM, HOẶC 1 NĂM THÌ CÓ THỂ KIỂM CHỨNG lời cô nói vì BIẾT ĐƯỢC QUÁ KHỨ ẮT PHẢI BIẾT ĐƯỢC VỊ LẠI . CẦN CHO HỘI ĐỒNG KIỂM CHỨNG ĐẠI DIỆN TÔN GIÁO & CÁC NHÀ khoa học NHƯ trường hợp nữ thiền sư đi pama tại ấn độ đoc được trước bản diễn văn của thủ tướng ấn độ trước khi nhận chức khi nhập định ( các ban có thể đọc Dipama cuộc đời và Di huấn- Tủ sách đạo Phật ngày nay) nhưng theo quan sát và kinh nghiệm của tôi thì thần thông cũng là bản ngã vi tế , đức Phật không khuyến khích dùng thần thông hóa độ vì thần thông không thắng được nghiệp lực, mà phép lạ thần thông của Phật giáo là PHÉP LẠ CỦA SỰ TỈNH THỨC, ( Chửi mà không giận, đau mà không khổ. ĐÓ MỚI LÀ "LẠ" ,đó là phép lạ của sự CHUYỂN TÂM, ĐÂU PHẢI NHÌN QUÁ KHỨ CHAY VỀ TƯƠNG LẠI HAY BIẾN HÓA GÌ ĐÂU , chỉ có chánh niệm với HIỆN TẠI mới là lời NHƯ LAI). Mặt khác các thiền sự đặc định thực sự cũng chưa THẤY AI GIẢI VONG THẾ NÀY, trong TAM TANG KINH ĐIỂN cũng chưa thấy bài kinh nào như thế , mặt khác chưa ai thống kê được cô Yến chữa khỏi được cho bao nhiêu người và có bao nhiều người chữa trị tại Ba Vàng mà không khỏi bệnh, vì ca thành công thì khoe ra mà thất bại thì đổi tội là CHƯA THÀNH TÂM hay sao?
.
Bà Phạm Thị Yến (Yến bắt ma) cùng với những phát ngôn gây "sốc".
.
VẬY CÔ YẾN VÀ CHÙA BA VÀNG CẦN ĐƯỢC XEM XÉT KỸ NẾU KHÔNG PHẬT GIẢO SẼ ĐI VÀO TÀ ĐỊNH,TƯỞNG ĐỊNH VÀ HỦY HOẠI GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT!
KẾT THÚC tôi xin thay lời kết bằng 1 đoạn văn do thầy THÍCH NHẤT HẠNH viết trong tác phẩm "Đạo Phật đi vào đời sống": Đừng biến Phật giáo thành một tổ chức có uy quyền thế lực, có giáo đường vàng son. đừng biến trăng sĩ thành những con người sống vô tư trong sự ưu đãi của một chế độ CÚNG DƯỜNG thiếu ý thức, quên lãng nhiệm vụ tự thực hiện giải thoát và phụng sự con người. Đừng để người Phật tử hiểu rằng Phật - Pháp - Tăng là những bảo vật xa vời không hiện hữu giữa cuộc đời đau khổ . Phải thực hiện tất cả những hình thức sinh hoạt nào có thể chứng minh rằng đạo Phật hiện hữu trong cuộc đời để giải phóng con người.
.
Vì sao đức Phật không trả lời những câu hỏi siêu hình tâm linh vượt ra khỏi giác quan con người?
.
Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não.
.
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế. Đức Phật thấy rõ, những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu, hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật. Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng.
.
Kinh dạy rằng, một hôm có một du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đến chỗ Đức Phật, bạch rằng: “Thưa Tôn giả Gotama, thần ngã có không?” Đức Phật im lặng, không trả lời. “Như vậy, thưa Tôn Giả Gotama, thần ngã không có chăng?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Ở thời Đức Phật, những du sĩ ngoại đạo giống như Vacchagotta không phải là ít, lúc họ cùng nhau bàn luận thường đưa ra những vấn đề huyền học để tranh luận. Những vấn đề tranh luận thường xoay quanh mười chủ đề sau:
Liên quan đến vũ trụ:
.
1- Vũ trụ vĩnh hằng?
2- Vũ trụ không vĩnh hằng?
3- Vũ trụ hữu hạn?
4- Vũ trụ vô hạn?
.
Liên quan đến vấn đề tâm lý học:
.
5 – Thân và tâm là một vật đồng nhất?
6- Thân là một vật và tâm là một vật?
.
Liên quan đến vấn đề cảnh giới chứng ngộ của Đức Phật:
7- Sau khi chết Đức Phật tồn tại?
8- Sau khi chết Đức Phật không tồn tại?
9- Sau khi chết Đức Phật vừa tồn tại vừa không tồn tại?
10- Sau khi chết Đức Phật vừa không tồn tại vừa không không tồn tại?
.
Đức Phật đã dạy rằng những câu hỏi như thế chỉ hoàn toàn dựa vào những lý do trừu tượng chung (huyễn hoặc) nên không có câu trả lời: Ngài bảo chúng bị che đậy bời tính không có ý nghĩa hoặc rối rắm không đầu không cuối của chúng. Tại sao Đức Phật không trả lời những câu hỏi huyến hoặc ở trên? Trước hết, vì những vấn đề này không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật. Phật giáo thời kỳ đầu, Đức Phật thường nhấn mạnh vào việc tu trì giới định huệ và nhấn mạnh giáo lý khổ, vô thường, vô ngã. Những pháp này có mục đích giúp mọi người hiểu được cái khổ và phương pháp diệt khổ, nhiệm vụ bức thiết nhất của chúng ta là diệt trừ khổ não, vì vậy Đức Phật giải thích những pháp này là để lợi lại trong việc tu tập, làm cho mọi người yếm ly, trừ chấp ngã, an tịnh, chứng đắc giải thoát giác ngộ. Còn những vấn đề huyền hoặc trên, trong đó có bốn vấn đề liên quan đến vũ trụ, cho dù hữu hạn hay vô hạn, vĩnh hằng hay không vĩnh hằng, chúng đều không có ích lợi gì cho việc giải thoát khổ đau của nhân loại. Đức Phật đã dạy rằng:
.
“Này Vaccha, nghĩ rằng thế giới là vô thường… thế giới là thường… thế giới vô biên… thế giới là hữu biên… sinh mạng và thân thể là một… sinh mạng và thân thể là khác… Như lai có tồn tại sau khi chết… Như lai không tồn tại sau khi chết… Này Vaccha, nghĩ rằng Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết, như vậy là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đổi với khổ, với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết- bàn. Này Vaccha, Ta thấy có sự nguy hại này mà ta không chấp nhận hoàn toàn những tri kiến như vậy?”
.
Còn hai vấn đề tiếp theo về thân thể vật lý và tâm lý của con người, cho dù có đồng nhất hay không thì cũng chịu sự chi phối của vô thường, tan rã, khổ đau, sanh tử luân hồi, theo Đức Phật thì hết thảy pháp đều vô ngã, Giáo pháp vô ngã của Đức Phật thật siêu tuyệt, cho dù vấn đề thân và tâm của ngoại đạo có đặt ra đồng nhất hay khác nhau cũng không thể nào ăn nhập với giáo lý năm uẩn vô ngã của Đức phật. Những vấn đề trên đều triền miên không nói hết tận nguồn gốc của chúng. Tiếp đến là những vấn đề liên quan đến cảnh giới chứng đắc của Đức Phật, Ngài đã chứng ngộ thành Phật, cảnh giới chứng đắc của Ngài là Phật cảnh, nhờ vào việc tu hành mà chứng ngộ. Cảnh giới này đối với hạng người phàm phu thì không thể hiểu hết, cho dù Đức Phật có dùng bất kỳ ngôn ngữ hay cách diễn đạt như thế nào cũng không giúp người nghe hiểu hết được. Vì vậy, những vấn đề huyền hoặc ở trên đều không liên quan đến những lời dạy của Đức Phật, không liên quan đến những tu hành phạm hạnh, chúng không có ích lợi cho việc tu tập thân tâm đạt đến cảnh giới giác ngộ như Đức Phật. Do đó, khi có người hỏi về những vấn đề liên quan đến những tình huống như trên Đức Phật đều im lặng.
.
Thứ hai, những vấn đề huyền học sẽ đưa chúng ta đi vào mê trận, làm cho chúng ta mất phương hướng. Đối với Đức Phật, mọi tranh luận không mang lại lợi ích cho việc tu học và làm rõ chánh kiến đều là lý luận vô bổ, huống hồ là tranh luận mang đến phiền não, không thỏa mãn với câu hỏi đã đề ra và càng làm cho con người trở nên rối rắm.
.
Thời Đức Phật còn tại thế, có một Tỳ kheo tên là Man Đồng Tử (Malunkya ), một hôm lúc ban trưa ngồi thiền quán bỗng nhiên đứng dậy di về phía hương thất của Đức Phật, sau khi đảnh lễ Đức Phật, rồi ngồi qua một bên, thưa rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn, con đang ngồi thiền một mình, bỗng nhiên khởi lên một niệm, có mười vấn đề mà bấy lâu nay Ngài chưa giải thích rõ với chúng con. Mỗi khi chúng con hỏi Ngài về những vấn đề này thí Ngài đều im lặng. Con cảm thấy không vui khi Ngài làm như thế. Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay nếu Ngài giải thích rõ mười vấn đề trên thì con tiếp tục sống đời sống xuất gia tu hành phạm hạnh; nếu Ngài vẫn giữ im lặng thì con mất hết tín tâm không tiếp tục tu hành nữa. Nếu Thế Tôn biết thế giới này là vĩnh hằng, thì xin Ngài nói cho con được rõ. Nếu thế gian này không vĩnh hằng, thì lý do tại làm sao? Nếu Ngài đối với những vấn đề này mà không biết thì trực tiếp nói là không biết”.
.
Đức Phật dạy:
“Con thật mê muội! buổi ban đầu có phải là không hiểu những vấn đề huyễn hoặc này mà con đi xuất gia không? Lúc con đi theo Ta tu hành phạm hạnh Ta có hứa sẽ nói cho con biết những vấn đề này không?”. Man Đổng Tử trả lời: “Bạch Đức Thế Tôn, không”.Đức Phật dạy: “Như vậy con chưa được Như Lai trả lời thì con đã chết rồi. Này Man Đồng Tử, giả như có người bị trúng tên độc bị thương, người thân của người này muốn nhổ mũi tên ra và đưa đến bác sĩ, nhưng người kia không muốn cho người nhà nhổ mũi tên ra trừ phi biết ai đã bắn tên này. Người bắn mũi tên thuộc giòng họ Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Phệ-xá, hay Thủ-đà-la. Hắn cao, thấp, hay vừa, da của hắn nâu, trắng đen hay vàng; hắn ở thành xóm ấp làng nào?. Tôi không muốn nhổ mũi tên ra trừ phi tôi biết tôi bị loại cung tên nào bắn trúng, dây cung làm bằng gì, loại tên hình như thế nào, làm bằng chất liệu gì…Này Man Đồng Tử; người kia chưa kịp biết rõ đáp án thì đã chết rồi, cũng như người muốn biết vũ trụ có vĩnh hằng hay không vĩnh hằng và những vấn đề liên quan nó, người kia chưa kịp được Như lai trả lời thì đã chết rồi. Cũng như vậy, nếu có người hỏi, tôi không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh nữa trừ phi Ngài trả lời cho tôi về những điều vũ trụ có vĩnh hắng hay không, người kia chưa được Như Lai trả lời thì đã chết rồi”. “Vì đời người ngắn ngủi, nếu ai bị những vấn đề huyền hoặc này mà suốt ngày phiền não, cố chấp không xả, muốn tìm cho đến ngọn nguồn, thì càng ngày càng vào mê lộ, cuối cùng không đi ra được”.
.
Một ý nghĩa giáo dục ở đây là những đòi hỏi không cần thiết thì có thể chứng minh điều đó là có hại đến tinh thần . Đối với những vấn đề huyền luận như trên Đức Phật hoàn toàn không để ý .
.
Hơn nữa, do ngôn từ có tính hạn chế, người phàm phu không thể thông qua ngôn ngữ để hiểu được hay diễn đạt được hết những vấn đề huyền hoặc. Ngôn ngữ do con người sáng tạo dùng để biểu đạt những cảm nhận, kinh nghiệm và tư tưởng mà mình thể nghiệm qua các hiện tượng và sự vật. Ngôn ngữ là tín hiệu để diễn đạt nhận thức về sự vật và ý niệm của chúng ta, nó là phương tiện để thuyết minh sự hiểu biết của chúng ta nhưng cũng không vượt ra khỏi hạn cục của thời gian, không gian. Hay nói cách khác con người chỉ biểu đạt được sự việc và ý niệm trong phạm vi thời gian và không gian cho phép; thậm chí ngôn ngữ của con người có khi không đủ để diễn tả sự việc hiện thực trong đời sống thường ngày. Có lẽ mọi người đều từng có kinh nghiệm về những cảm giác diễn ra trong tư duy của mình mà không thể tìm được ngôn ngữ để diễn tả. Do đó, có thể thấy được ngông ngữ của con người không phải là phương tiện diễn tả tuyêt đối ,nó có tính hữu hạn của nó, không thể diễn đạt nhận thức một chân lý, không những thế hoàn toàn có thể diễn đạt sai lệch với chân lý qua nhận thức. Vì chân lý tuyệt đối (chẳng hạn như Niết-bàn) siêu xuất thời gian, không gian và cả định luật hạn chế của hữu vi: con người chỉ có tu tập để đạt đến chứng đắc mới thể nghiệm được, chứ không thể dùng ngôn ngữ để miêu tả hoặc khong thể dùng trí kiến bình thường để suy diễn được. Đến đây ngôn ngữ nhà Thiền gọi là ngôn ngữ đạo đoạn.
Trên thực tế, những vấn đề như vậy vĩnh viễn không thể thông qua ngôn ngữ văn tự để trả lời đầy đủ như ước muốn, mà cũng không có loại ngôn từ nào để diễn đạt loại kinh nghiệm như thế. Như câu chuyện Rùa và Cá trong truyện cổ Phật giáo, Rùa kể cho Cá nghe thế giới trên cạn, cứng, không thể bơi, chỉ có thể bước đi. Nhưng Cá không thể nào hiểu nổi, cứ khăng khăng cho môi trường trên cạn tương tự như môi trường nước, có thể bơi nhảy, lặn lội. Cũng giống như ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nảo đem ra diễn tả trạng thái của Niết bàn. cho dù có dùng bút mực cao cấp, ngôn từ diểm lệ, lời lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào văn tự thì bị ràng buộc. Cũng như kinh Lăng Già đã dạy người ngu chấp vào văn tự như Voi bị sa lầy khong thoát ra được .
Trên thực tế, những vấn đề như vậy vĩnh viễn không thể thông qua ngôn ngữ văn tự để trả lời đầy đủ như ước muốn, mà cũng không có loại ngôn từ nào để diễn đạt loại kinh nghiệm như thế. Như câu chuyện Rùa và Cá trong truyện cổ Phật giáo, Rùa kể cho Cá nghe thế giới trên cạn, cứng, không thể bơi, chỉ có thể bước đi. Nhưng Cá không thể nào hiểu nổi, cứ khăng khăng cho môi trường trên cạn tương tự như môi trường nước, có thể bơi nhảy, lặn lội. Cũng giống như ngôn ngữ bình thường của chúng ta không thể nảo đem ra diễn tả trạng thái của Niết bàn. cho dù có dùng bút mực cao cấp, ngôn từ diểm lệ, lời lẽ cao huyền cũng phí công vô ích, không thể tìm thấy những ngôn từ thích hợp để diễn giảng cảnh giới của Niết Bàn. Cho nên người câu nệ vào văn tự thì bị ràng buộc. Cũng như kinh Lăng Già đã dạy người ngu chấp vào văn tự như Voi bị sa lầy khong thoát ra được .
.
Cuối cùng, Đức Phật tùy cơ thuyết pháp, Ngài không dùng những gì mang tính huyền hoặc để thuyết giảng, cũng không trả lời bằng cách phô trương kiến thức, mà với lòng từ bi và trí huệ, Ngài chú ý vào thực tiễn để giáo hóa chúng sanh, đưa họ ra khỏi mê hoặc cố chấp, giúp người vấn nạn đi vào con đường chánh đạo. Lúc thuyết pháp, Đức Phật tùy cơ hóa độ, quán xét trình độ, căn cơ, tính cách và khả năng nhận thức của đối tượng nghe pháp để dẫn dắt chỉ dạy.
.
Qua những tình huống trả lời những câu hỏi mà người khác đặt ra với Đức Phật, chúng ta thấy Đức Phật đã dùng bốn hình thức như sau để trả lời:
- Thứ nhất là Thế giới tất đàn: là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phù hợp với cuộc sống của con người ở thế giới này để nói mặc dù không phải là tuyệt đối .
- Thứ hai là vị nhân tất đàn: là do con người mà nói như vậy, phù hợp với lề lối, suy nghĩ, nhận thức và văn hóa của con người như vậy nên tùy thuận để nói Pháp .
- Thứ ba là Đối trị tất đàn: tùy theo hoàn cảnh nhận thức của chúng sinh mà Đức Phật đặc biệt nói cho họ nghe pháp để làm cho họ phản tỉnh .
- Thứ tư là Đệ nhất nghĩa tất đàn: là nói tiêu chuẩn tuyệt đối vế chân đế, sự thật, dù người không hiểu có phản đồi cũng không sao .
Ngoài ra, trước mọi điều huyền hoặc, Đức Phật luôn giữ im lặng hơn cả mọi hùng biện. Với từ bi và trí huệ, Đức Phật giữ im lặng nhưng vẫn cần mẫn quan tâm đến người gặp nạn, cứu hộ thoát khỏi khốn cảnh khi thấy đủ duyên .
.
Có nhiều sách vở học giả Phật giáo về sau cố giải thích những điều mà Đức Phật đã im lặng, cố gắng đặt vấn đề phải chăng Đức Phật có giải thích những vấn đề huyền hoặc này ?Chúng ta cũng không cần có một kết luận nào, nhưng chúng ta có một điều có thể khẳng định rằng pháp mà Đức Phật biết thì nhiều hơn pháp mà Đức Phật đã nói. Trong kinh điển còn ghi lại, một hôm Đức Phật nắm một nắm lá trong tay và hỏi các đệ tử rằng:
“ Này các Tỳ-kheo, trong tay Ta nhiều lá hay trong rừng nhiều lá ?”. Các Tỳ-kheo trả lời: “ Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Thế Tôn rất ít so với là trong rừng ” Đức Phật dạy: “ Cũng như vậy, những pháp mà Như lai chứng biết như lá trong rừng, còn những pháp mà Như lai nói cho các vị như lá trong nắm tay này, chỉ có một ít, những pháp mà Như lai nói rất hữu hạn. nhưng tại sao Như lai không nói hết ?Vì chúng không có ích, không hướng dẫn mọi người chứng đắc Niêt-bàn. Đó là nguyên nhân mà Như lai không nói hết những pháp đó”.
,
Như vậy những điều này không phải Đức Phật không biết, mà vì Đức Phật quán thấy sự hạn chế của ngôn ngữ, không thể dùng ngôn ngữ bình thường để diễn đạt một cảnh giới siêu việt.
.
Đại Trí Độ luận và Câu Xá luận có nói đến 14 trường hợp còn gọi là 14 nạn 6, tương tự với những vấn đế siêu hình ở trên, đều nói Đức Phật không trả lời. Nguyên nhân là:
1 – Những vấn đề này đều hư vọng không thật;
2 – Các pháp vốn không ‘thường’ cũng không ‘đoạn diệt’;
3 – Những câu hỏi này chỉ dẫn đến tranh luận, lý luận vô bổ, không có ích cho việc tu hành cầu tiến.
Do đó, Đức Phật không trả lời.
.
Tóm lại, Đức Phật luôn giữ im lặng đối với những vấn đề siêu hình hay huyễn học mà luôn luôn đề cao tinh thần thực tiễn. Cho nên trong Phật giáo đối với những vấn đề siêu hình không phải là không thể nghiên cứu. Nhưng quá thiên trọng về huyền hoặc thì sẽ thêm nhiều phiền não và dẫn đến không lối thoát vì tính rối rắm của chúng. Do đó trong quá trình nghiên cứu Phật pháp hoặc giải thích cho người khác hiểu Phật giáo chúng ta nên học theo Đức Phật, kết hợp nhiều yếu tố hiện thực và nhu cầu của xã hội hiện đại để giải thích làm sao cho dễ hiểu, ứng dụng Phật pháp vào đời sống sinh hoạt hằng ngày, hạn chế tranh luận về những vấn đề siêu hình để phô trương kiến thức mà không đem lại một kết quả nào. Làm khác đi, chúng ta chỉ lãng phí thời gian tranh luận từ ngày này qua ngày khác .
.
THẾ GIỚI VẬT CHẤT ĐẦY MÀU SẮC TA CÒN KHÔNG PHÂN BIÊT ĐƯỢC ĐÂU LÀ THỰC PHẨM BẨN THỰC PHẨM SẠCH NỮA CHI LÀ THỨ SIÊU HÌNH HƯ ẢO VẬY PHẬT IM LẶNG CÒN BẠN THÌ SAO?
Nguồn:FB cá nhân
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015