Giá trị của pháp luật

06:42 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Mười Hai, 2018

Việc chọn một ngày trong năm để đặt tên là Ngày pháp luật không chỉ đơn giản là việc làm mang tính nghi thức nhằm tôn vinh giá trị của luật pháp...

Trên hết, đó là lời nhắc nhở đối với mọi người về sự cần thiết của việc làm cho luật pháp phát huy tác dụng như một chất ximăng kết dính các giềng mối của đời sống xã hội, từ đó kiến tạo trật tự xã hội bền vững.

Xã hội thượng tôn luật pháp đặc trưng bởi sự thống trị của một nguyên tắc kép.

Một mặt, chỉ có một hệ thống pháp luật cho tất cả thành viên trong xã hội, không phân biệt người lãnh đạo quốc gia hay người dân thường, người giàu hay người nghèo, nam hay nữ, sang hay hèn...

Mặt khác, pháp luật là chuẩn mực cao nhất và không thể bị lấn át bởi bất kỳ chuẩn mực nào khác trong việc chi phối hành vi xã hội của công dân.

Tuy nhiên, để pháp luật xứng đáng với vị trí đó, điều cần thiết bản thân pháp luật phải được nhìn nhận là một hệ thống chuẩn mực ứng xử có chất lượng.

Theo các nhà tư tưởng lớn, luật được coi là có chất lượng một khi các quy tắc pháp lý giải quyết thấu đáo vấn đề dung hòa các lợi ích khác biệt.

Có một chân lý rất giản dị mà người làm luật phải hiểu: con người (người dân) không bao giờ tự giác hành động chống lại các lợi ích sống còn, thiết thân của mình. Bởi vậy, một khi luật chứa đựng các quy tắc đi ngược lại các lợi ích mà công dân đeo đuổi thì không thể có chuyện công dân tự nguyện tuân thủ các quy tắc ấy.

Trong vụ xử lý việc mua bán trái phép 100 USD tại Cần Thơ, những người có thẩm quyền hẳn đã làm đúng luật, nhưng dư luận vẫn bức xúc.

Lý do luật đó thật ra là sản phẩm của kiểu tư duy một chiều, chủ yếu nhằm phục vụ công việc quản lý của nhà chức trách hơn là để tổ chức giao dịch thuận lợi trong xã hội cho người dân.

Đáng nói là luật như thế không hiếm và điều này có nguồn gốc từ cơ chế làm luật đang vận hành. Vì nhiều lý do, luật được thông qua thường chỉ có các quy tắc rất chung, phải dựa vào các nghị định, thông tư để được cụ thể hóa, chi tiết hóa. Vì vậy, cần cải cách cơ chế làm luật theo hướng dân chủ hóa hoạt động xây dựng pháp luật.

Các văn bản quy phạm pháp luật phải được soạn thảo trên cơ sở lắng nghe và tiếp thu nghiêm túc ý kiến đóng góp của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là của các đại diện cho những lợi ích có liên quan.

Trong quá trình thực hiện pháp luật cần thường xuyên khảo sát, đánh giá tác động của các quy định đề ra, ghi nhận phản ứng của những chủ thể có liên quan, từ đó cân nhắc về những khả năng hoàn thiện luật pháp theo hướng tốt nhất có thể.

Có luật tốt chưa đủ, cần bảo đảm luật được thực thi nghiêm chỉnh một cách phổ biến. Cùng vi phạm luật giao thông nhưng có người bị gọi lại để chịu xử phạt, người khác lại được cho đi tiếp thì không ổn.

Thực thi nghiêm chỉnh luật pháp còn bao hàm việc trang bị cho người có chức trách nhận thức đúng đắn về luật để áp dụng cho đúng.

Trong vụ lùi xe trên đường cao tốc gây tai nạn ở Thái Nguyên mà dư luận đang đặc biệt quan tâm là một ví dụ, nhiều ý kiến cho rằng thẩm phán chịu trách nhiệm xét xử đã hiểu sai về điều kiện áp dụng quy định giữ khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông, từ đó đã ra bản án không hợp lý.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi văn hóa đọc thiếu nền tảng học thuật và pháp luật

    19/04/2018Hà Thủy NguyênChúng ta dễ lầm tưởng rằng một tương lai tươi sáng cho công cuộc nâng cao dân trí đang diễn ra. Tuy nhiên, nếu nhìn cận cảnh văn hóa đọc ở Việt Nam sẽ thấy một nguy cơ của tình trạng nhiễm độc “tinh thần” đang là vấn đề nan giải...
  • Nho giáo và pháp luật

    08/06/2017Phạm Duy NghĩaNho giáo, “một cái nhà đẹp, lâu ngày không ai sửa sang, đến nỗi bị cơn gió bão đánh đổ bẹp xuống”, tưởng như đã hoang tàn vụn nát trước đủ luồng triết lý Tây phương, liệu có còn giá trị đáng kể gì trong cuộc kiến thiết hệ thống pháp luật Việt Nam. Một câu hỏi lớn, chắc sẽ còn day dứt người đương thời và các thế hệ con cháu mai sau. Bài viết dưới đây bước đầu nghiên cứu vai trò và giới hạn của pháp luật trong những phương cách tác động đến thói quen hành xử của con người, sự tương tác giữa các phương pháp của Nho giáo và phương pháp điều chỉnh của pháp luật, cũng như đưa ra một vài thiển ý góp phần làm cho pháp luật nước ta ngày càng gần hơn với cuộc đời.
  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Suy cảm về Nhà nước và pháp luật

    25/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNhà nước phải có trách nhiệm đưa mọi người chung sống trong môi trường LUẬT PHÁP để CÔNG LÝ dần trở thành ‘đầu vào’ / là ‘không Khí’ / ‘hiển nhiên’ bởi vậy tất cả đều có thể binh đẳng, tim được con đường sống tốt của minh mà không gây hại cho Xã hội. Và sự hội nhập tiến bộ là Luật Pháp đi đến chuẩn mực chung của mọi Xã hội, ở đó Công Lý là không biên giới ...
  • Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp

    19/03/2015Trần Hữu QuangTrong đời sống xã hội, tại sao người ta phải tin nhau? Nếu người ta không còn tin nhau thì hậu quả sẽ ra sao? Đâu là những điều kiện xã hội của sự tin cậy nhau trong xã hội?
  • Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

    21/10/2014Mạnh CườngDân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Shakespeare và luật pháp Anh thế kỷ 16

    22/08/2013Dương Ngọc DũngBài viết này của chúng tôi không đề cập đến một trong tứ đại bi kịch của Shakespeare mà chỉ bàn đến kiến thức pháp luật của đại văn hào này trong vở kịch Người thương gia thành Venice (The Merchant of Venice). Vở kịch này tại Việt Nam cũng đã được phóng tác và cải biên trên sân khấu nhiều lần...
  • Bài học về tổ chức xã hội trên nền tảng luật pháp

    11/02/2012PGS. TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnCó một hiện tượng dường như không bình thường phát sinh từ vụ cưỡng chế
    thu hồi đất ở Tiên Lãng: người có hành vi chống trả dẫn đến thương tích
    cho nhân viên công lực lại đang nhận được từ công luận sự cảm thông,
    chia sẻ, hơn là sự phê phán, trách móc...
  • Pháp luật phải có ý nghĩa trung lập, là công cụ dung hoà

    06/03/2010Vũ Chân Thư thực hiện“Nắm bắt pháp luật là nghề chính của chúng tôi mà nhiều lúc cũng bó tay và phải chọn con đường “chạy” vì trong giai đoạn vừa qua nó thực sự “hiệu quả” đảm bảo vừa được việc, vừa nhanh, lại bớt tranh cãi”. Tại sao chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp lại khó như vậy?
  • Ch.S.Montesquieu - Nhà triết học khai sáng với tư tưởng đề cao “Tinh thần pháp luật”

    09/09/2009Nguyễn Thị Thu HươngVới tất cả những cống hiến lý luận của mình, Montesquieu xứng đáng được tôn vinh là một trong những nhà tư tưởng lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại thế kỷXVIII, là nhà triết học Khai sáng Pháp nổi tiếng với tư tưởng đề cao "tinh thần pháp luật” luôn thể hiện ý chí và khát vọng xây dựng một xã hội mới mà ở đó, không còn áp bức, bất công, một xã hội có khả năng đem lại tự do cho mọi người, hoà bình cho nhân loại. Hơn hai thế kỷ qua, nhân loại luôn nhắc đến ông với tư cách đó và Bàn về tinh thần pháp luật của ông luôn được các nhà tư tưởng, các chính khách và giới nghiên cứu lý luận trên toàn thế giới sử dụng như một tài liệu tham khảo bổ ích, có giá trị gợi mở cho việc xây dựng và hoàn thiện lý luận về nhà nước pháp quyền.
  • xem toàn bộ