Fukuzawa Yukichi và công cuộc kiến thiết thế giới hiện đại

05:12 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Tư, 2017

Fukuzawa Yukichi là một nhà tư tưởng thời Minh Trị, nhưng ông cũng là một nhà tư tưởng hiện đại.

Fukuzawa Yukichi kết hợp khoa học công nghệ, thể chế chính trị và kinh tế thị trường của phương Tây, với tinh thần truyền thống hay văn hóa của Nhật Bản cổ truyền. Đất nước Nhật Bản ngày nay - có sự pha trộn đáng tò mò giữa "Đông" và "Tây" - là nhờ một phần không nhỏ tầm nhìn của ông và vấn đề này, [mà như ông nói là] về "tính ưu việt của phương Tây chắc chắn lớn hơn Nhật Bản rất nhiều, nhưng văn minh phương Tây không hề hoàn hảo".

Cuốn sách của tôi Công cuộc kiến thiết thế giới hiện đại; Tầm nhìn phương Tây và phương Đông được Palgrave phát hành năm 2002. Cuốn sách thảo luận công trình của hai tác giả lớn, những người đã cống hiến cả cuộc đời mình để giải đáp bí ẩn về nguồn gốc và tương lai của thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống. Hai tác giả đó là F.W.Maitland và Yukichi Fukuzawa.

Cuốn sách chỉ đạt được một mức độ thành công khiêm tốn và chưa bao giờ được in thành sách. Việc viết về cả hai tác giả này trong một cuốn sách, trong khi đóng góp của mỗi vị có sự khác biệt nhất định, có lẽ dễ khiến độc giả bối rối. Cuốn sách dài và xa xỉ này đã không tiếp cận được số lượng lớn độc giả chỉ quan tâm tới một trong hai tác giả này, chứ không phải là cả hai vị cùng một lúc.

Fukuzawa Yukichi và Công cuộc kiến thiết thế giới hiện đại. Vì vậy tôi đã quyết định phát hành lại mỗi phần dưới dạng sách điện tử. Trong nguyên bản, cuốn sách về Fukuzawa này là một phần gồm năm chương, mà trong cuốn sách này tôi đã tách ra thành các chương ngắn hơn.

Tôi không thay đổi nội dung nhiều, ngoài việc chỉnh sửa lại một số lỗi nhỏ. Tôi đã viết một vài chương trong nguyên bản từ khoảng mười năm trước, ngoài ra tôi đã viết thêm một vài công trình về các vấn đề Fukuzawa giải quyết. Để kết hợp cả với các công trình gần đây hơn của tôi thực sự sẽ tạo nên một cuốn sách mới hoàn toàn khác, đặc biệt là khi các quan điểm của tôi đối với Fukuzawa đã thay đổi. Tôi hy vọng một ngày nào đó tác phẩm mới này sẽ nhận được sự tán thưởng không chỉ đối với Fukuzawa mà còn đối với nỗ lực của tôi trong việc theo đuổi để tìm ra câu trả lời cho “điều bí ẩn của thế giới”...

Tên sách: Fukuzawa Yukuzawa và Công cuộc kiến thiết thế giới hiện đại
Tác giả: Alan Macfarlane
Số trang: 232
Giá bìa: 72.000 VNĐ
NXB Tổng hợp thành phố HCM
Đăng ký mua theo mobile: 0903. 205. 306 hoặc
.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần cầu học: sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

    12/03/2019Sông HànTâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu...
  • Thoát bệnh Á Đông

    11/12/2018Sông HànTừ 150 năm về trước, Fukuzawa Yukichi đã nhìn ra cái không gian bí bách, “cổ lai hi” và đáng “xấu hổ” của Á Châu mà cổ vũ người Nhật thực thi tư tưởng thoát Á, nước Nhật nhờ thế cường thịnh. Còn Việt Nam? Đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn còn đang dằn vặt về khái niệm mang tên “thoát Trung”, thậm chí là không biết có nên "thoát Trung" hay không?
  • Thua Lào, Campuchia... chả nhẽ giờ thua cả nước nghèo Châu Phi

    21/03/2017Sông HànNgười Việt Nam hạnh phúc chẳng qua chỉ là cái tồn dư rơi rớt của văn hóa làng xã ngàn năm ngay trong sóng gió cuồn cuộn của thế kỷ XXI. Nếu không tự khai phóng, e rằng trăm năm nữa Việt Nam chưa thoát khỏi cảnh một nước thu nhập trung bình thấp...
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Tinh thần tự lực: Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì

    06/12/2016Bùi Quang MinhLà một cuốn sách bán chạy (best-seller) ở Anh ngay sau khi ra mắt. Một trong ba cuốn sách "gối đầu giường của thanh niên Nhật" thời thời Duy Tân Minh Trị ở Nhật...
  • Người Nhật 'thoát Á' và người Việt 'xấu xí'

    18/03/2016Cao Huy HuânTrong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin phép nói đến những vấn đề liên quan đến tư duy, thói quen và ý thức của các dân tộc...
  • Nếu không bừng tỉnh

    16/03/2016Lương Hoài Nam4 chiếc tàu chiến Mỹ và loạt đại bác của chúng đã làm cho người Nhật bừng tỉnh, ngỡ ngàng trước mức độ phát triển của phương Tây và sự lạc hậu, hèn kém của nước Nhật sau 250 năm bài ngoại, gần như chỉ giao thương với người Trung Quốc...
  • Khai phá văn minh là nhiệm vụ của tầng lớp trí thức

    16/02/2016Yukichi Fukuzawa (1834-1901)Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân thực hiện. Có như vậy mới mong thành công.
  • Nhật Bản duy tân 30 năm: Gương cũ nên soi

    06/08/2015Bạch DươngPhía sau vai trò của Thiên hoàng có hay không những căn nguyên, những đóng góp của các nhân vật khác? Và tại sao trong rất nhiều quốc gia khu vực có chung hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội như Nhật Bản lại không có được bước phát triển thần kỳ đó? Thật bất ngờ là lời đáp cho các câu hỏi khiến giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn đang trăn trở lại đã được giải đáp một cách đầy đủ và chính xác từ cách đây 80 năm bởi công trình tầm vóc của nhà khảo cứu lịch sử Đào Trinh Nhất, cuốn sách “Nước Nhật Bổn 30 năm duy tân”...
  • Cần chấm dứt giáo dục nhồi nhét!

    12/09/2010Phạm Việt HưngChương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, lối dạy học và thi cử hiện
    nay quá hình thức, khoa trương chữ nghĩa, xa rời thực tế, làm khổ cả
    thầy lẫn trò, dẫn tới tình trạng “dạy giả”, “học giả” tràn lan chưa
    từng có...
  • Khuyến học: tự nhận thức để thành công

    11/05/2009Phạm Hữu Lợi dịch, tác giả Fukuzawa YukichiKhuyến học giúp độc giả không chỉ thấy thông tin không chỉ thấy thông tin hay hiểu về việc vì sao Nhật Bản đạt được những kỳ tích như ngày nay, mà thậm chí xa hơn có thể rèn luyện suy nghĩ, có được nhân sinh quan mới, phương pháp tư duy và hành động mới, khoa học hơn, quyết liệt để thành công trong cuộc sống.
  • xem toàn bộ