Facebook đang khiến chúng ta suy nghĩ một cách thiển cận
Các khoa học gia cảnh báo rằng Facebook - trang mạng xã hội rất quen thuộc đang mang nguy cơ khiến cả xã hội hỗn loạn...
Cần phải khẳng định rằng, Facebook hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.
Thậm chí, với nhiều người - việc đầu tiên làm trong ngày không phải là đánh răng nữa mà là... "check Facebook".
Check em đi này....
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tại Mỹ và Ý cho thấy, người sử dụng Facebook đang góp phần tạo nên mối nguy hại cho xã hội.
Cụ thể theo các chuyên gia,người sử dụng Facebook thường có xu hướng tìm kiếm và chia sẻ các thông tin xác nhận lại những gì họ đã tin tưởng.
Điều này tạo nên hiệu ứng "buồng phản âm" - echo chambers - căn phòng nơi các âm thanh phát ra bị dội lại, không phát ra ngoài - ám chỉ việc thông tin chỉ gói gọn trong suy nghĩ của một nhóm người.
Ăn ngủ đều Facebook
Chính vì thế, sẽ có những lúc thông tin dù không đúng sẽ được lan truyền cực kỳ mạnh, khiến nhận thức xã hội trở nên lệch lạc.
Để có được kết luận này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Facebook Graph trong giai đoạn từ 2010 - 2014. Trong đó, các thông tin được phân thành 3 nhóm: tin khoa học, tin đồn không xác thực, và tin với mục đích "troll".
Kết quả cho thấy các Facebook-er (người sử dụng Facebook) thường thu thập thông tin theo chọn lọc, dường như không quan tâm đến những thông tin đi ngược lại suy nghĩ của họ, kể cả đó là những tin chưa được xác thực.
Theo các chuyên gia, việc tiếp nhận thông tin thụ động rồi lan truyền các tin đồn không xác thực sẽ khiến xã hội rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Ví dụ như thông tin nhạy cảm như "vaccines có thể gây tự kỷ" - một tin đồn rất khó để xác thực, nhưng một khi đã được cho là đúng, nó sẽ lan truyền với tốc độ khủng khiếp.
Các thông tin được chia sẻ trên phây thường mang tính chất "thiên vị" - chỉ đưa ra quan điểm từ những người trùng suy nghĩ
Các chuyên gia cho biết: "Kết quả nghiên cứu cho thấy người chọn và chia sẻ những nội dung đưa ra một quan điểm duy nhất - bất kể đúng sai - và bỏ qua các yếu tố còn lại".
Và khi cả xã hội cùng chia sẻ những thông tin nhất định, ý tưởng đưa ra sẽ giống nhau và có xu hướng "bias" - thành kiến, thiên vị.
Từ đó ngay cả những tin đồn vô căn cứ, mang tính chất kích động cũng có thể khiến cả xã hội hỗn loạn.
Nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu viện Hàn lâm khoa học Quốc gia (Mỹ).
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh