Entrôpi và tội nguyên tổ

02:02 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Tám, 2009

Nói về sự trưởng thành tinh thần, không thể không nói về những trở ngại cho sự trưởng thành về mặt tinh thần. Nói cho cùng thì chỉ có một trở ngại duy nhất, và đó là sự lười biếng. Nếu chúng ta vượt qua được sự lười biếng thì tất cả những trở ngại khác sẽ được vượt qua. Nếu chúng ta không vượt qua được sự lười biếng thì không một rào cản nào khác sẽ được vượt qua. Vì vậy đây cũng là một cuốn sách nói về sự lười biếng.

Khi bàn về kỷ luật chúng ta có nói đến sự lười biếng cố tránh nỗi đau cần thiết, chọn con đường dễ dãi, khi bàn về tình yêu chúng ta cũng đã xem xét thấy rằng không yêu thương là sự không sẵn lòng mở rộng bản ngã của mình. Lười biếng thì đối lập với tình yêu. Trưởng thành tinh thần là một nỗ lực, chúng ta đã được nhắc đi nhắc lại điều này. Bây giờ chúng ta đang đứng ở một vị trí có thể xem xét toàn diện bản chất của sự lười biếng thì thấy rằng lười biếng là lực entrôpi như nó vốn thể hiện trong cuộc sống của tất cả chúng ta.

Trong nhiều năm trời tôi thấy khái niệm tội nguyên tổ là vô nghĩa, thậm chí còn đáng chê trách nữa. Tính dục không làm cho tôi thấy là tội lỗi thật. Cả những thứ ham muốn khác cũng vậy. Cho phép mình ăn quá lên một bữa ăn ngon là chuyện hoàn toàn bình thường. Và nếu tôi có khổ sở vì những chứng khó tiêu thì chắc chắn tôi không thấy khổ sở vì mắc tội. Những thứ tôi cho là tội lỗi trên đời này là: lừa đảo, làm hại, tra tấn, tàn bạo. Nhưng tôi không thấy có tội lỗi gì ở trẻ con, cũng chẳng thấy hợp lý khi tin rằng trẻ con non dại bị nguyền rủa vì tổ tiên của chúng ta đã ăn trái cây biết lành biết dữ. Nhưng dần dần, càng ngày tôi càng biết được bản chất phổ biến của sự lười biếng. Trong cuộc đấu tranh để giúp các bệnh nhân của mình trưởng thành tôi thấy rằng kẻ thù chính bản thân mình một sự chán ghét tương tự đối với việc mở rộng mình ra những lãnh vực mới về suy tưởng, trách nhiệm và sự trưởng thành. Một điều rõ ràng tôi có chung với tất cả mọi người là sự lười biếng. Chính ở điểm này mà câu chuyện con rắn và trái táo bỗng có ý nghĩa.

Điều mấu chốt nằm ở phần đang thiếu. Câu chuyện kể rằng Thiên Chúa có thói quen "đi dạo trong vườn vào lúc êm ả của ngày" và rằng có những kênh truyền thông mở giữa Ngài và con người. Nhưng nếu đúng như thế thì tại sao Adam và Eva, riêng rẽ hoặc chung với nhau, trước hoặc sau sự thúc đẩy của con rắn , không nói với Thiên Chúa, "Chúng con thắc mắc không biết tạo sao Chúa không muốn chúng con ăn một trái của cây biết lành biết dữ. Thật sự chúng con muốn biết điều đó ngay ở đây, và chúng con không muốn tỏ ra vong ân bội nghĩa, nhưng luật của Chúa về vấn đề này khó hiểu quá đối với chúng con, và thật sự chúng con coi trọng điều đó nếu Chúa giải thích nó cho chúng con"? Nhưng cố nhiên là họ không nói như thế. Thay vào đó, họ biết được lý do đằng sau cái luật đó, mà không cố gắng đưa ra tranh cãi trực tiếp với Thiên Chúa, chất vấn thẩm quyền của Ngài, thậm chí giao tiếp với Ngài trên một mức độ người lớn thật sự. Họ đã lắng nghe con rắn, nhưng họ không đứng về phía Thiên Chúa trước khi hành động.

Tại sao có sự không làm này? Tại sao không có một bước nào giữa cám dỗ và hành động? Chình vì không có cái bước này mới nảy sinh ra tội lỗi. Cái bước thiếu sót này là bước tranh luận. Adam và Eva có thể dàn dựng một cuộc tranh luận giữa con rắn và Thiên Chúa, nhưng vì không làm nên họ không biết được lập trường của Thiên Chúa về vấn đề này. Cuộc tranh luận giữa con rắn và Thiên Chúa là tượng trưng cho cuộc đối thoại giữa cái thiện và cái ác, cuộc đối thoại đó có thể và phải xảy ra trong tâm trí con người. Việc chúng ta không điều khiển - hoặc không điều khiển đầy đủ và hết lòng - cuộc tranh luận nội tâm giữa cái thiện và cái ác là nguyên nhân của những hành động xấu làm nên tội lỗi. Trong khi cân nhắc khía cạnh khôn ngoan của một hành động nào đó, con người có thói quen không đứng về phía Thiên Chúa của vấn đề. Họ không tham khảo hoặc lắng nghe Thiên Chúa ở bên trong con người họ, ý thức về đường ngay lẽ phải vốn luôn hiện diện trong tâm trí mọi người. Chúng ta không làm việc này bởi vì chúng ta lười biếng. Làm những cuộc tranh luận nội tâm này thì phải mất công. Phải tốn thời gian và năng lượng mới làm được những việc đó. Nhưng nếu chúng ta nghiêm chỉnh làm công việc đó - nếu chúng ta nghiêm chỉnh lắng nghe "Thiên Chúa ở bên trong chúng ta" này - chúng ta thường thấy mình được thúc đẩy chọn con đường khó hơn, con đường nhiều nỗ lực hơn. Thực hiện cuộc tranh luận đó là sẵn sàng đón nhận khổ sở và tranh đấu. Thế nhưng mỗi người chúng ta, nhiều hay ít, quay lưng lại với công việc này, tìm cách lẫn tránh cái bước khó khăn này. Giống như Adam và Eva, và các tổ tiên của chúng ta trước đây, chúng ta tất cả đều lười biếng.

Vậy thì tội nguyên tổ là có thật; đó là sự lười biếng của chúng ta. Nó rất thật. Nó hiện diện trong mỗi một người chúng ta - trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh niên, người lớn trưởng thành, người già; người khôn ngoan cũng như kẻ ngu ngốc; người què quặt cũng như người lành lặn. Một số người trong chúng ta ít lười biếng hơn người khác, nhưng tất cả chúng ta ai cũng lười biếng ở một mức độ nào đó. Dù chúng ta có năng động, nhiều hoài bão và thậm chí khôn ngoan đi nữa, nếu chúng ta ta thực sự nhìn vào người mình chúng ta sẽ thấy sự lười biếng đang ẩn núp ở một mức độ nào đó. Chính đó là lực entrôpi bên trong chúng ta, nó lôi chúng ta xuống và giữ không cho chúng ta tiến hóa về mặt tinh thần.

Có thể một số đọc giả sẽ tự nhủ, "Nhưng tôi đâu có lười biếng. Tôi làm việc sáu mươi tiếng mỗi tuần ở sở làm. Các buổi tối và những ngày cuối tuần, dù mệt, tôi vẫn xả thân đi chơi với vợ, đưa các con đi sở thú, phụ giúp việc nhà, làm một số việc vặt trong nhà. Đôi khi trông có vẻ như đó là tất cả những gì tôi phải làm - công việc, công việc, công việc." Tôi có thể cảm thông với những độc giả này nhưng tôi một mực kiên trì chỉ ra rằng họ sẽ tìm thấy sự lười biếng trong chính bản thân nếu họ tìm nó. Vì sự lười biếng khoác nhiều bộ dạng khác hơn là những gì có liên hệ đến một số tiếng đồng hồ làm việc hoặc dành cho những trách nhiệm đối với người khác. Một hình thức chủ yếu của sự lười biếng là nỗi lo sợ. Câu chuyện Adam và Eva lại có thể được dùng để minh họa cho việc này. Chẳng hạn ta có thể nói rằng không phải sự lười biếng ngăn cản Adam và Eva chất vấn Thiên Chúa về những lý lẽ đằng sau luật của Ngài, nhưng là nỗi lo sợ - sợ đối diện với uy phong của Thiên Chúa, sợ cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Đành rằng không phải mọi nỗi sợ đều là sự lười biếng nhưng nhiều nỗi sợ quả đúng là lười biếng thật.

Phần lớn nỗi sợ của chúng ta là sợ một sự thay đổi tình trạng hiện tại, sợ rằng có thể mất những gì chúng ta đang có nếu chúng ta lao lên phía trước từ chỗ chúng ta đang đứng. Trong phần bàn về kỷ luật tôi đã nói về việc người ta xem thông tin mới như một mối đe dọa, bởi vì nếu họ đón nhận thông tin mới đó họ sẽ phải làm nhiều việc để xem xét lại tấm bản đồ thực tại của họ sẽ phải làm nhiều việc để xem xét lại tấm bản đồ thực tại của họ và theo bản năng họ tìm cách tránh công việc đó. Vì thế họ rất tường tranh đấu chống lại thông tin mới hơn là đón nhận nó. Sự chống đối của họ do nỗi sợ tác động, vâng, nhưng nền tảng của nỗi sợ là sự lười biếng; đó chính là nỗi sợ công việc họ sẽ phải làm. Tương tự như vậy, trong phần bàn về tình yêu tôi đã nói đến những nguy cơ của việc mở rộng mình ra đến vùng đất mới, những dấn thân và những trách nhiệm mới, những mối quan hệ mới và những cấp độ hiện hữu mới. Lại nữa nguy cơ ở đây là sự đánh mất hiện trạng, và nỗi sợ ở đây là sợ công việc dấn thân để đi đến một tình trạng mới.Vì thế rất có thể Adam và Eva đã sợ điều sẽ xảy ra cho họ nếu họ công khai chất vấn Thiên Chúa; thay vào đó họ cố chọn lối thoát dễ dàng, con đường tắt lén lút bất chính để đạt được sự hiểu biết không vất vả tìm kiếm, và họ hy vọng sẽ trót lọt bằng con đường đó. Nhưng họ không trót lọt được. Chất vấn Thiên Chúa có thể dẫn đưa chúng ta đến nhiều công việc. Nhưng bài học của câu chuyện đó là phải làm cuộc chất vấn đó.

Trong những giai đoạn đầu của sự trưởng thành tinh thần, người ta đa số không ý thức về sự lười biếng của mình, dù họ có thể thừa nhận cho qua chuyện bằng cách nói như thế này: "Dĩ nhiên, cũng như bao nhiêu người khác, tôi cũng có những lúc lười biếng". Sở dĩ không ý thức được là vì cái phần lười biếng nơi bản ngã, thực tế nó cũng giống như ma quỉ, mưu mô và khéo ngụy trang dối trá. Nó che giấu sự lười biếng bằng mọi kiểu cách hợp lý hóa mà cái phần trưởng thành hơn của bản ngã lại quá yếu kém không thể nào dễ dàng thấy hoặc công kích được. Một người sẽ nói xa nói gần rằng mình có kiến thức mới mẻ ở một lãnh vực nào đó như thế này: "Lãnh vực đó đã có nhiều người nghiên cứu và họ không có được giải đáp nào" hoặc "Tôi biết một người rơi vào cái mớ bòng bong đó và anh ta là một tay nghiện rượu tự tử chết rồi" hoặc "Tôi là con chó quá già không học được những trò đó đâu" hoặc "Ông cố biến tôi thành một bản sao con người ông, đó không phải là điều các nhà tâm lý liệu pháp phải làm". Tất cả những phản ứng này và nhiều thứ khác nữa đều là những cách che đậy của người bệnh hoặc là sự lười biếng của sinh viên, nhằm che giấu không phải để nhà trị liệu hoặc thầy giáo khỏi thấy cho bằng che giấu đối với chính mình. Vì nhận ra được bản chất sự lười biếng và thừa nhận nó trong chính bản thân mình là đã bắt đầu cắt ngắn được nó rồi.

Vì những lý do này, những người đang đạt được những mức độ trưởng thành tinh thần tương đối cao là những người ý thức nhiều nhất về sự lười biếng của mình. Người ít lười biếng nhất là người tự biết mình lười biếng. Trong cuộc đấu tranh của cá nhân mình để trưởng thành tôi càng ngày càng trở nên ý thức hơn về những nhận thức mới; hình như tự chúng có khuynh hướng muốn vuột khỏi tôi. Hễ tôi thoáng thấy những con đường suy tưởng mới mẻ và tích cực thì hình như tự động bước chân của tôi bắt đầu kéo lê. Tôi ngờ rằng phần lớn thời gian những tư tưởng giá trị này vượt mất đi mà không hề hay biết và tôi lạc mất những con đường giá trị này mà không biết mình đang làm gì. Nhưng khi tôi ý thức về việc tôi đang kéo lê chân thì tôi được thúc đẩy vận dụng ý chí để bước nhanh về hướng tôi đã lẩn tránh. Cuộc chiến đấu chống lại entrôpi không bao giờ kết thúc.

Tất cả chúng ta đều có một bản ngã bệnh hoạn và một bản ngã lành mạnh. Dù chúng ta có nhiễu tâm hay thậm chí có loạn tâm đến thế nào đi nữa, dù chúng ta trông có hoàn toàn nhút nhát sợ sệt và đờ đẫn thì vẫn có một con người chúng ta, tuy nhỏ, vẫn muốn chúng ta trưởng thành, vẫn thích đổi thay và phát triển, nó bị thu hút đến nơi mới mẻ và chưa hề biết, và nó sẵn sàng chấp nhận khổ sở và những nguy cơ gặp phải trong khi phát triển tinh thần. Và dù chúng ta trông có vẻ lành mạnh và tiến triển về mặt tinh thần thì vẫn có một phần con người chúng ta, tuy nhỏ, không muốn chúng ta vận dụng chính mình, nó cố bám víu vào cái xưa cũ và quen thuộc, sợ sự đổi thay và sự cố gắng, mơ ước tiện nghi bằng mọi giá và không chấp nhận đau khổ với bất cứ giá nào, dù hình phạt có là sự không hiệu quả, đình trệ hoặc thoái bộ đi nữa. Có những người trong số chúng ta phần bản ngã lành mạnh trông bé nhỏ, bị chế ngự hoàn toàn bởi sự lười biếng, sợ sệt của phần bản ngã bệnh hoạn. Những người khác thì có thể trưởng thành nhanh chóng, phần bản ngã lành mạnh, có ưu thế, hăng say trong cuộc đấu tranh để tiến đến thần tính; tuy nhiên phần bản ngã lành mạnh đó phải luôn luôn cảnh giác chống lại sự lười biếng của phần bản ngã bệnh hoạn vẫn còn ẩn núp ở bên trong. Xét về phương diện này thì mọi người chúng ta tất cả đều bình đẳng. Bên trong mỗi con người chúng ta đều có hai bản ngã, một bệnh hoạn và một khoẻ mạnh - sự sống thúc giục và sự chết thúc giục, có thể nói như vậy. Mỗi người chúng ta đại diện cho cả nhân loại; bên trong mỗi người chúng ta có bản năng hướng về thần tính và hy vọng cho cả loài người, và đồng thời trong mỗi người chúng ta đều có tội nguyên tổ là sự lười biếng, cái lực thường hằng entrôpi xô đẩy chúng ta quay lại tuổi thơ, trở lại dạ con, trở lại những nơi đầm lầy từ đó chúng ta đã lớn lên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Adam & Eva

    17/03/2016Hỏi: Bạn gái và vợ khác nhau chỗ nào?
    - Adam trả lời: Chênh 20 kg.
    Hỏi: Bạn trai và chồng khác nhau chỗ nào?
    - Eva trả lời: Lệch 20 phút.
  • Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người

    07/09/2008Đỗ Kiên CườngNgười hiện đại về giải phẫu xuất hiện đầu tiên ở đâu và khi nào? Bằng chứng hóa thạch và kỹ thuật di truyền cho thấy, họ có nguồn gốc Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước; và các cuộc di cư chiếm lĩnh hành tinh chỉ bắt đầu từ 60 ngàn năm trước. Tuy nhiên hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra khi họ gặp những người có trước, như người Neanderthal hay người đứng thẳng. Người hiện đại thay thế hoàn toàn những người đó hay có sự hòa huyết ít nhiều giữa họ với nhau?
  • Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết”

    01/01/1900Hoàng Văn ThắngTheo Gi.P.Xáctơrơ (Jean - Paul Sartre - 1905 - 1980), chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa nhân đạo này không phải là lý thuyết đề cao "lòng thương người, mà là một học thuyết về con người- một triết học về sự tồn tại của thực thể người trong thế giới. Mục tiêu của nó là mang lại tự do cho con người và vì thế, ông đã dồn công sức để nghiên cứu về con người.
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Khái niệm Tự do trong triết học Hegen.

    28/11/2005TS. Đỗ Duy HợpNếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học. Đề cập tới đề tài này, chúng ta không thể không trở lại với Hêgen, với quan niệm của ông về tự do. Bởi lẽ, quan niệm về tự do của ông đã để lại một dấu ấn quá sâu rộng trong những tìm tòi lời giải đáp cho vấn đề tự do...
  • xem toàn bộ