Dụng nhân như… chơi hoa
Một trong những vấn đề quan trọng trong công tác nhân sự là chọn lựa nhân viên có tiềm năng để vun bồi và phát triển. Điều cần thiết đối với các nhà quản lý là nhìn thấy được khả năng của nhân viên trong khi họ còn chưa có cơ hội thể hiện.
Cũng không khó lắm để nhận biết các nhân viên có khả năng vượt trội nếu nhà quản lý chịu chú ý. Các biểu hiện bên ngoài ít nhiều đều thể hiện bản chất bên trong. Nhìn bướm ong vây quanh, người ta đoán biết loài hoa đó rất thơm. Nhìn nhận, đánh giá nhân viên thì mức độ có phức tạp hơn nhưng không ngoài quy luật ấy. Nhân viên biểu hiện khả năng của mình qua rất nhiều khía cạnh, từ tác phong, lời nói, và trên hết là hiệu quả công việc. Hiệu quả công việc tưởng như là khía cạnh dễ nhận thấy nhất nhưng cũng có khi cấp quản lý không nhận ra. Chẳng hạn một công việc phức tạp được nhân viên thực hiện tốt, suôn sẻ đôi khi làm người khác nghĩ đó là công việc đơn giản, dễ giải quyết. Chỉ khi nào công việc đó được giao cho người kém năng lực, giải quyết không xong thì mọi người mới có sự so sánh. Nhưng môi trường làm việc không phải lúc nào cũng có điều kiện để so sánh.
Bên cạnh việc đánh giá qua biểu hiện, nếu nhận thấy nhân viên có khả năng thực hiện được những công việc phức tạp hơn, trong phạm vi an toàn cho phép, các nhà quản lý đừng ngại hỏng việc mà cứ mạnh dạn giao việc. Thực tế sẽ cho phép đánh giá khá toàn diện khả năng xử lý công việc của nhân viên. Người ta lấy lửa để thử vàng, các nhà quản lý lấy tình huống phức tạp thử nhân viên để có được nhận xét xác đáng nhất.
Biểu hiện bên ngoài và bản chất của nhân viên cũng là hai khía cạnh cần phân định rạch ròi. Biểu hiện bên ngoài phần lớn nói lên bản chất nhưng có khi bản chất tiềm ẩn chưa biểu hiện ra. Hiểu được bản chất, bố trí đúng sở trường nhân viên chính là “dụng nhân như dụng mộc”. Khơi được nguồn năng lực tiềm ẩn này để sử dụng càng sớm bao nhiêu càng thể hiện khả năng dùng người tốt bấy nhiêu. Nhà quản lý giỏi phải là người nhìn thấy khả năng của nhân viên khi nó đang tiềm ẩn, có khi vì qua nhiều cấp trung gian mà khó nhận thấy hay điều kiện công việc chưa tạo cơ hội để nhân viên thể hiện.
Việc đánh giá và chọn lựa này cũng giống như người chơi hoa biết cách chọn hoa. Trong vườn đầy hoa, chọn hoa đã nở hay chọn nụ? Nụ nhỏ hơn hoa nhưng khi nở có khả năng lớn hơn những bông hoa đang nở. Vì thế, người chơi hoa phải biết chọn nụ đúng thì. Cành mai nở trước Tết hay sau Tết vài ngày đều đánh mất một phần giá trị. Điều này không phải tại hoa mà vì người chơi hoa.
Người quản lý khi đánh giá nhân viên cũng giống như người chơi hoa. Phát hiện khả năng trước mắt của nhân viên chưa đủ mà còn phải nhìn thấy sức bật lâu dài để bố trí công việc phù hợp, bảo đảm sự phát triển bền vững. Chỉ thấy hoa mà không thấy nụ, lại không thấy sức sống của cây thì sức tỏa sáng của nhân sựhiện tại cũng chóng vánh như cánh hoa độ cuối mùa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường