Đối thoại với Robinson Cruso

10:00 SA @ Thứ Hai - 04 Tháng Năm, 2015

Tôi đọc lại truyện ‘Robinson Cruso trên đảo hoang’ nhiều lần… Rồi ngẫm nghĩ đi tìm viết những đối thoại này với Ông ( theo cách của tôi ) : ý nghĩa lớn lao hơn chuyện 30 năm ông phải nỗ lực sống cô độc trên đảo hoang, mà mong muốn ‘nhân bản’ , phát triển tiếp tinh thần của Robinson vào cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta…không ở ‘hòn đảo hoang’ mà trong đời sống xã hội…

Robinson xuất thân từ một gia đình khá giả, là con trai duy nhất. Cho đến 28 tuổi chàng chỉ thích đi đây đi đó du lịch và khám phá . Cha mẹ sốt ruột giục con mình nên lấy vợ và ổn định sinh sống. Mẹ nhiều khi nản lòng hỏi trách : bấy lâu nay con đi rất nhiều mà chả thấy mang về được cái gì ? Bao giờ mới trưởng thành gia thất đây ? Chàng đáp tự tin: con mang về cho chính con là ‘sự không sợ hãi và bản thân mình là giải pháp cho mọi hoàn cảnh’. Cha mẹ cười buồn, biết vậy ! Chàng tiếp : có một chuyến tàu buôn sắp dời bến hành trình gần 2 năm, con đã đăng ký đi theo, sau chuyến này con sẽ mang về thứ gì đó và lấy vợ, ở nhà bên cha mẹ !

Không ngờ, chuyến đi đó gặp bão lớn và chìm ngoài bờ biển của hòn đảo hoang giữa đại dương mênh mông. Robinson một mình sống trên đó. Suốt 30 năm sau, mới có cơ hội gặp thuyền chiến Nước Anh trở về được cố Quốc.

Ông là một hiện tượng độc nhất vô nhị, không chỉ là biểu tượng của người Anh trong lịch sử khai phóng Thế giới đầy tự hào, hơn thế biểu trưng cho tinh thần vượt khó phi thường của Con Người.

Người ta phỏng vấn ông :

  • Hỏi :Trong những thứ Ông đã vớt lấy lên được từ con tàu chìm để tạo lập cuộc sống cho mình suốt 30 năm, những thứ gì có gì ý nghĩa nhất với Ông ?
  • Tất cả đều có ý nghĩa cho sự tiếp tục để tồn tại, nhưng phải nói đến chiếc gương bằng đồng, trong phòng thuyền trưởng, được bắt vít vào tường phòng, Ta phải lặn xuống vài lần để tháo ra và mang lên, anh nhìn thấy nó đây ! Ông cầm lên đầy tình cảm, nói một cách trang trọng. Quay sang chú Chó và cô Vẹt đậu trên vai – Ông vuốt ve chúng và tiếp : còn hai sinh vật tuyệt vời này thì không phải là Ta mang chúng lên bờ, chắc chúng cũng giống như Ta lúc đó thôi, đã chia sẻ tinh thần sống sống suốt sau này cùng nhau.
  • Hỏi: Chỉ có một mình trên đảo hoang, lại gần xích đạo nắng nóng quanh năm, tại sao Ông phải làm nhiều bộ quần áo từ sợi và vỏ cây thô cứng đến thế ?
  • Vì ta luôn là Con Người – Ông đáp ngắn gọn
  • Hỏi :30 năm chỉ một mình trên đảo, rất ngạc nhiên khi Ông làm sao có thể có và giữ được mái tóc đẹp đến vậy ?
  • Vì Ta luôn là Ta, không chỉ tồn tại mà mang ý thức : nếu không đẹp nhất, thì nên tinh tươm nhất có thể, để luôn nhận ra cội nguồn của mình, để sẽ có được tư cách ‘Chúa đảo’ vào một ngày tuyệt vời gặp tàu Nước Anh, như họ và các bạn đã gọi và thừa nhận.
  • Hỏi :Thế Ông đã mang về được điều gì như ước hẹn trước kia với cha mẹ không ?
  • Cha mẹ Ta đã qua đời, nhưng Ta đã mang về được anh ‘Thứ Sáu’ - vốn là kẻ thuộc bộ tộc hoang dã mông muội bị bỏ rơi thành Người Văn Minh, mang về câu chuyện ‘Robinson Cruso’ như tất cả đã biết - Ông trả lời tự hào. Với riêng mình : là chú Chó, cô Vẹt tri âm tri kỷ , là một phần cuộc sống của Ta. Và cùng chiếc gương đồng nhờ nó Ta không chỉ nhận ra bản thân mỗi hôm, thông qua hình ảnh của chính mình : đọc được thời gian đã trôi đi như thế nào mà đừng nhăn nhó, giữ chậm lại sự già nưa, xóa đi sự yếu ớt để đợi được đến ngày trở về xã hội.
  • Hỏi :Đã sống quá nửa cuộc đời trên đảo hoang, nhưng hôm nay khi trở về xã hội Ông có gặp khó khăn về ngôn ngữ không ?
  • Như các bạn đang thấy, dường như chúng ta đang không gặp trở ngại nào lắm về trao đổi, trò chuyện phải không ? Ta không hề quên cách xã giao lịch thiệp của người Anh. Hơn thế Ta còn tâm giao thân ái hàng ngày được với chú Chó cô Vẹt của mình, với anh ‘Thứ Sáu’ và với thiên nhiên ! Các bạn có thể như thế chăng ? ‘Muốn nói’ đó là tiếng của ‘Tâm Thức’ và ‘muốn hiểu’ chính là nhu cầu của Con Người khi đứng trước việc cần cải tạo cuộc sống !
  • Hỏi :Để sống được ngần ấy năm trên đảo hoang thì trước đó Ông chắc cũng đã học được nhiều kỹ năng sống lắm phải không ?

  • Trước năm 28 tuổi ( khi chưa rơi vào hoàn cảnh bị đắm tàu mà phải sống trên đảo hoang suốt 30 năm ) Ta không thực biết mình đã học, đã có được những kỹ năng nào. Khi trên đảo, để đi qua tuyệt vọng mà tồn tại, Ta thường tự hỏi : chim Họa mi học hót từ đâu, bởi ai, bao giờ vậy ? Nó có muốn mất thời gian học thứ tiếng của loài khác không ? Con rắn học từ đâu cách trườn vô cùng linh hoạt trong các địa hình mà không có chân ? Loài cá học từ ai cách bơi nhẹ nhàng dưới tầng nước sâu đầy áp lực bốn bề…??? Tại sao những con chim quá bé nhỏ lại bay rất xa kiếm mồi trong trời biển lộng gió lại trở về chiếc tổ tí hon của mình chính xác đến thế ???... khi mới 4, 5 tuổi tự Ta làm được những món đồ chơi thấy thích, mà chả học từ ai… Vì thế Ta tỉnh ngộ và tin chắc : bất cứ loài nào cũng có sở trường và tìm cách hành động hoàn hảo với sở trường đó. Chính
  • Con Người tuy từ bé được học nhiều, nạp thêm nhiều ‘kỹ năng’ mới, nhưng mất nhiều năm tháng sau này để đi tìm sở trường của mình , hóa ra làm mờ yếu sự nhận thức về sở trường, thậm chí hành động sai lạc , tệ hơn là cuối đời để tiêu biến chẳng chẳng thấy nó nữa ! Cho dù nhiều người như thế vẫn tồn tại…nhưng tuyệt không thể có được điều gọi là đổi mới hay cải tạo. Trong khi động vật nếu thế luôn chỉ làm mồi cho loài khác ! Kỹ năng của Ta chính là lao động hàng ngày để tìm dùng sở trường, và điều chỉnh cách làm hợp lý nhất trong sự thiếu thốn, ít nguy hiểm và sinh sôi được điều hữu ích. Bình thường là sự đam mê sẽ làm được điều mình muốn ! Nhưng trong hoàn cảnh 30 năm của Ta trên đảo hoang thì phải gọi đó là khát vọng sống cùng Con Người, giống như bạn cần có nước trên sa mạc để tiếp tục thoát khỏi nó vậy !
  • Hỏi :Đêm ngủ một mình giữa đảo vắng, rừng rậm trong hoang hoải, Ông có hay sợ hãi ám ảnh, hơn nữa có những giấc mơ nào không ?

  • Thật hay ! Như câu Ta đã trả lời mẹ khi 28 tuổi là : ‘con đã mang về sự không sợ hãi’ ! Quả có nhiều sự thật trong đó ! Nhưng Ta đã từng lạnh gai khắp xương sống khi nhìn thấy ‘dấu chân to lạ khác thường’ in trên bãi cát ven biển của đảo hoang ! Rồi nhanh chóng tự chấn tĩnh ngay : mình phải đuổi sự sợ hãi đi ! Phải bình tĩnh tìm hiểu, và có cách hành động chủ động, sáng suốt ! Rất nhiều đêm Ta mơ… Tất cả đều là hình ảnh về đất liền, gắn với tuổi thiếu thời và thanh niên của mình. Hình như không có giấc mơ nào về thám hiểm huyền ảo, sự rùng rợn kỳ bí nữa…có lẽ cuộc sống của Ta trên đảo đã là quá đủ, hơn thế rồi – Ông cười tươi rạng và thích thú, rồi tiếp –
  • Ta ngẫm ra dù mơ, thì chính những điều đẹp đẽ có thực, Ta đã có, đã trải mới chính là cứu cánh cho mình khi ánh rạng đông chiếu đến mỗi ngày ! Nó thêm cho Ta sự khao khát trở về đất liền, chứ không phải là sự ám ảnh. Qua giấc mơ Ta không cô độc, mà vẫn gặp mọi người, thuộc về họ, luôn sống cùng, thậm chí mách bảo Ta những điều nên làm trong ngày tới.
  • Hỏi :đã trở về đất mẹ, Ông có mong muốn tiếp gì không ? Có thể nhận lời mời của chúng tôi đi các nơi kể về kinh nghiệm 30 năm sinh tồn trên đảo hoang của mình được không ?

  • Anh hỏi, khiến Ta phải nghĩ đến một chút. Trước kia, từng giờ mỗi ngày Ta luôn mong muốn cùng với sự cố gắng hơn cả sống để trở về đất mẹ, được trò chuyện với Con Người . Hôm nay đã thành sự thực, thì có mong muốn hòn đảo Ta từng khai phá không còn là nơi hoang nữa, hãy biến nó, giữ gìn nó thành một phần thế giới tuyệt vời cho Con Người chúng ta. Còn đi nói chuyện ư ? Các Bạn viết truyện ‘Robinson Cruso trên đảo hoang’ là đủ rồi. Ta thấy cần phải học thêm ngôn ngữ mới của các Bạn sau ngần ấy năm cách biệt – rồi Ông dí dủm – cảm thấy hơi khó đấy, cho dù Ta có thể nói chuyện với chú Chó, cô Vẹt của mình, với anh ‘Thứ Sáu’ , với thiên nhiên thật dễ dàng – Sau này chắc không có ai rơi vào hoàn cảnh như Ta nữa, nên Ta không nghĩ kinh nghiệm cả đời của mình chắc ai muốn tiếp dùng như thế, khép lại cũng được rồi ! Mỗi người hãy đi theo cách của mình trong hành trình sống để tìm kiếm điều mới và góp thêm một chuyện thú vị hữu ích của họ, không cốt ai áp dụng hoàn toàn mà khích lệ người người muốn đi tiếp trong tinh thần ‘không sợ hãi và bản thân mình là giải pháp cho mọi hoàn cảnh’ ! Mọi người hãy đọc sách và lên đường theo cách của họ ! Còn Ta giành thời gian để hàng ngày chăm phần mộ cha mẹ, bên chú Chó, cô Vẹt của mình, chắc chúng cần Ta hơn những kẻ tò mò…
  • Xin cảm ơn Ông ! Con Người Vĩ Đại !!!

    Đơn giản ta là Robinson thôi, cả Thế giới gọi thế rồi…và có rất nhiều người cũng mang tên như thế !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về tiểu thuyết

    07/10/2016Phạm QuỳnhẤy triết lý của tiểu thuyết như thế mà ảnh hưởng của tiểu thuyết lại như thế. ảnh hưởng ấy thật là sâu xa vô cùng. Song trong ảnh hưởng ấy có sự hay mà cũng có sự không hay.
  • Biểu tượng con Dê trong văn hóa, văn học Phương Tây

    21/02/2015Nguyễn Thị TuyếtCon dê có lẽ là một trong những loài vật gắn bó sớm nhất với cuộc sống của con người...
  • “Tôi tự hào vì đã trải qua khá nhiều thất bại”

    31/10/2013Kim Anh“Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?” - Đó đích thực là một câu nói rất... Nguyễn Quang A - cái tên khá quen thuộc trong giới doanh nhân, học giả và bạn đọc.
  • "Tại sao các quốc gia thất bại" dưới đánh giá của Bill Gates

    04/08/2013Theo Bill Gates, khi viết bài phê bình về cuốn sách nào đó, ông thường khen hơn là chê. Riêng với "Tại sao các quốc giá thất bại" lại là trường hợp ngoại lệ. Dưới đây là bài viết của Bill Gates về cuốn sách này...
  • Giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc

    19/06/2010Andrew ChruckyGiáo dục tổng quát - được hiểu một cách đúng đắn - bao gồm giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc. Và nếu giáo dục tổng quát được coi như một thứ nằm ngoài phạm vi của luân lý, thì nền giáo dục đó sẽ tạo ra những kẻ ngụy biện, chứ không phải những người biện chứng, biết dùng kỹ năng nhận thức để nâng cao đạo đức theo một cách có sự kiểm soát của cảm xúc.
  • Tư duy về “những kẻ khác”

    24/10/2009Olivier Tessier - Nguyên Ngọc dịchBằng những đoạn viết liên tục suốt tác phẩm, Claude Lévi-Strauss giải thích vì sao ông khinh ghét các du ký và cái lối dựng cảnh đầy chất sân khấu trong đó “các dân tộc man dã” được dùng làm nền, như một thứ trang trí điện ảnh, cho những cuộc phiêu lưu của nhà thám hiểm...
  • Hành trình người trẻ

    03/08/2009Ba tháng hè nóng bỏng sục sôi không khí thi cử, rộn ràng các phong trào tình nguyện, náo nức các hành trình khám phá, thế hệ trẻ có thêm cơ hội khẳng định bản lĩnh, tâm hồn, sức sống của mình trước sự phát triển vũ bão của thời đại. Tưởng rằng trường học là nơi có thể học được tất cả mọi điều trên thế gian này, toàn bộ những vấn đề liên quan đến lao động của bạn, nhưng thế cũng chưa đủ, tuổi trẻ cần nhiều hơn thế. Đó là không chỉ khám phá những điều bên ngoài thế giới, mà còn phải khám phá cả những suy nghĩ bên trong, thái độ cư xử người với người, lẽ sống và tinh thần trách nhiệm, cách lựa chọn các thông tin hợp lý, suy xét hợp lý, các giá trị và cách hành động hợp lý để tổ chức cuộc sống cá nhân, cộng đồng tốt hơn.
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • xem toàn bộ