'Định hướng Hiến Pháp'
Hiến Pháp là nền tảng của Xã tắc, trong đó : Công lý / Trật tự / Bình đẳng / An Hòa / Phát triển, từ đó làm nền tảng cho một Quốc gia Thịnh vượng ! Hiến Pháp là Kim chỉ Nam cho hệ thống Luật pháp và sự vận hành của cơ chế Nhà nước, tạo nên khả năng chọn lọc sử dụng những tinh hoa tham gia vào hệ thống quản trị xã hội. Hiến Pháp còn là thượng tầng kiến trúc chính trị của mỗi Quốc gia, không ai, tổ chức nào riêng rẽ có thể áp đặt hay tùy ý thay đổi mà là Giá trị số 1 phải bảo vệ và tuân thủ...
1. Xác định với ý chí tập trung, cao nhất và thiêng liêng nhất của Quốc Dân rằng : sự thống nhất của một Đất nước mà lãnh thổ , lịch sử hình thành được hợp nhất bởi các Dân tộc cùng một Thể chế Nhà nước, có Quốc huy, Quốc thiều, Quốc hiệu. Được thừa nhận về pháp lý chính thống, bởi Cộng đồng Quốc tế đối với những hệ giá trị văn hóa, những quyền tồn tại mặc nhiên, bình đẳng và xứng đáng trong mưu cầu, lựa chọn và hành động phát triển của Quốc gia . Mọi tổ chức trong nó phải chứng minh với xã hội được sự tiến bộ và văn minh của mình.
2. Nhà nước được tổ chức Tam nguyên phân lập : Quốc hội : lập pháp / Chính phủ : hành pháp / Tòa án tối cao : tư pháp / Tổng thống là chức danh Nhân dân bầu cử trực tiếp, của Dân, do Dân, vì Dân, với chức năng : trọng tài chính trị / Đối ngoại / và tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, bán quân sự. Các tổ chức Đảng được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, không lãnh đạo xã hội, mà chỉ giành phiếu tín nhiệm thông qua Nghị trường để cử người của mình vào bộ máy quản lý Nhà nước các cấp.
3. Mười hai quyền phổ biến của Con người : Sinh sống / Đi lại / Cư trú /Học tập / Yên ổn / Thông tin / Ngôn luận / Tư tưởng / Lựa chọn / Phát triển / Lập hội / Tín ngưỡng. Không một tổ chức hay cá nhân nào được phép vi phạm và thủ tiêu. Nhà nước là Thể chế đảm bảo những quyền đó toàn diện, triệt để, nhất quán, bình đẳng. Đồng thời không cho phép ai thực hiện quyền của mình mà làm thiệt hại những quyền đó của những công dân khác. Cung cấp các dịch vụ Công hỗ trợ các quyền đó của Nhân dân.
4. Chính phủ do Chính Đảng có uy tín xã hội nhất thông qua bầu cử Quốc hội, nếu đạt đa số phiếu, được đề cử người đứng đầu của mình làm Thủ tướng điều hành trong từng nhiệm kỳ 5 năm, với sứ mệnh duy nhất phụng sự lợi ích Quốc gia, tồn tại bởi lòng tin của Nhân dân và khả năng chứng tỏ thành tựu kiến quốc. Uy tín cầm quyền đó được bỏ phiếu tín nhiệm mỗi năm một lần và kì họp Quốc hội cuối năm, nếu không quá bán, lập tức Tổng thống tuyên bố giải tán Quốc hội để bầu cử lại.
5. Chính quyền chỉ phục vụ lợi ích Đất nước và Dân sinh, có bổn phận bảo vệ mọi công dân của mình, và đảm bảo được sự yên ổn, cũng như quyền con người ở từng tấc đất mà họ đặt chân đến làm ăn sinh sống chân chính, nhận trách nhiệm về những thiệt hại quyền sống, và thành quả lao động của Nhân dân do thiên tai, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng xã hội. Đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của công dân về sự hỗ trợ, về tính đại diện và những đảm bảo Nhà nước để không bị thua thiệt về quyền bình đẳng trong quan hệ quốc tế
6. Đất đai, các nguồn lực và tài nguyên Đất nước thuộc về toàn xã hội, được tư hữu hóa theo ‘quy tắc thị trường có thời hạn’ gắn với các dự án kinh doanh / xã hội với độ dài thời gian 10 đến 50 năm. Quyền phê chuẩn thuộc Chính quyền theo phân cấp. Hồi tố những sai phạm. Chính phủ đảm bảo lòng tin đối với môi trường kinh tế, loại bỏ đầu cơ và lũng đoạn. Mọi thanh toán, chu chuyển bằng tiền, của mọi tổ chức, những cá nhân có thu nhập từ lao động và chức vụ phải được chứng minh bởi kiểm toán và tuân thủ đầy đủ các sắc luật về thuế
7. Mọi lĩnh vực hoạt động dân sinh, kinh tế, khoa học được xã hội hóa, được mở cửa giao lưu, giao thương, giao kết đa phương Quốc tế. Chính phủ không quản lý trực tiếp mà đảm bảo môi trường chung lành mạnh, minh bạch, chuẩn mực của văn minh tiến bộ, hỗ trợ cho mọi hoạt động đó, đồng thời tiến hành kiểm sát, điều chỉnh và có quyền tố tụng những tổ chức gây hại cho lợi ích Quốc gia. Chỉ được phép tồn tại những tổ chức hữu ích với Cộng đồng, tuân theo quy luật thị trường và đem lại lợi ích tương lai cho Đất nước.
8. Các lực lượng vũ trang, bán quân sự chỉ thuộc ba tổ chức Nhà nước : Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, và Bộ an ninh, mục tiêu hoạt động phi chính trị hóa. Chỉ có chức năng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh với ngoại xâm và các thế lực chống phá xã hội.Khi hoạt động mang tính chiến lược, ảnh hưởng Quốc gia, hay có quy mô toàn Bộ hoặc cần hiệp tác giữa ba Bộ thì trực thuộc quyền thống lĩnh của Tổng Thống, và sau 30 ngày, chỉ được phép tiếp tục khi có phê chuẩn của Quốc hội
9. Là Quốc gia độc lập, không chấp nhận, không đi theo, không thực hiện đường lối đối nội đối ngoại, chính sách liên kết, liên minh chính trị từ lợi ích và sự áp đặt của quốc gia khác. Chỉ thực hiện các chiến lược, sách lược vì lợi ích chính đáng của Quốc gia và Nhân dân mình. Bất cứ Quốc gia nào đem lại cơ hội thịnh vượng, hòa bình và ổn định cho Đất nước và hạnh phúc của Nhân dân đều là Bạn, có thể hiệp tác cùng có lợi. Các xung đột với các bên có liên quan , đàm phán đa phương và dựa vào luật pháp quốc tế.
10. Quyết định ‘Quốc kế Dân sinh’ tối cao và cuối cùng thuộc về Nhân dân thông qua cách thức ‘ trưng cầu Dân ý’. Khi việc đó được đề xuất bởi : Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, và được tiến hành ngay sau khi có sự đồng thuận 2/3 những cá nhân giữ chức danh đó, hoặc khi các đoàn thể chính thống thu thập được 2 triệu chữ kí ủng hộ. Quốc hội soạn thảo lấy ý kiến, Chính phủ tiến hành tổ chức, Tổ chức Quốc tế có uy tín giám sát. Phán quyết hợp cách tư pháp thuộc về Tòa án Hiến Pháp.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý