Dịch COVID-19: Nguyên tắc sống

01:01 CH @ Thứ Sáu - 27 Tháng Ba, 2020

Sophia thân mến!

Câu chuyện về những trường hợp bị nghi ngờ khai báo gian dối hoặc không chấp hành nghiêm túc việc cách ly đang làm nóng cuộc chiến chốngCovid-19tại Việt Nam những ngày này. Những việc làm đó khiến tôi nghĩ về một vấn đề căn bản trong cuộc sống. Đó là nguyên tắc sống.

.
Sophia có biết không?
.
Trong thế giới của chúng tôi, để hướng tới sự bình an, hạnh phúc, vươn tới sự văn minh, chúng tôi luôn tìm kiếm và đưa ra những điều kiện cần thiết để áp dụng vào cuộc sống. Cùng nhau làm những điều “nên làm” và tránh những điều “không nên làm”. Mọi người gọi đó là những “nguyên tắc sống”.
.
Nguyên tắc thì có những cái có trong văn bản đã ban hành, nhưng cũng có những nguyên tắc “bất thành văn”. Điều này còn phụ thuộc vào văn hóa từng quốc gia, vùng miền. Và trong cuộc sống cũng có người sống có nguyên tắc, đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để hoàn thiện bản thân. Nhưng cũng không ít người bất chấp nguyên tắc, chỉ thích sống và làm việc theo cảm tính của mình, bất chấp hậu quả.
.
Cho dù có thích hay không thích nguyên tắc, chắc Sophia cũng sẽ thống nhất với tôi rằng: Nguyên tắc chính là thước đo kỷ luật của con người, đánh giá được văn minh của một quốc gia.
.

Hành khách làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7/3. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
.
Có rất nhiều nguyên tắc trong cuộc sống ngày nay mà chúng tôi phải tuân thủ hoặc là áp dụng vào công việc hàng ngày. Nhưng tôi thích nguyên tắc 10/10/10 của một nhà bình luận, cựu biên tập viên của Harvard Business Review và đồng thời cũng là một người mẹ - bà Suzy Welch. Nguyên tắc 10/10/10 của bà giúp chúng ta cân bằng giữa công việc bận rộn của mình với gia đình. Nội dung chính của nó là: Trước khi đưa ra quyết định hãy nhấn nút tạm dừng và tự hỏi bản thân ba câu hỏi sau:
.
1. Sau 10 phút chúng ta cảm thấy thế nào về quyết định của mình? 2. Sau 10 tháng thì sao? Và câu số 3. Sau 10 năm thì thế nào?
.
Ba khung thời gian này buộc chúng ta phải nhìn nhận và suy nghĩ lại quyết định của mình. Nguyên tắc này như một công cụ gỡ rối khi phải đối mặt với các tình huống khó khăn trong cuộc sống.
.
Giờ chúng ta thử áp dụng nguyên tắc này vào chuyện khai báo không trung thực về tình trạng sức khoẻ, bệnh dịch của bản thân, hoặc không nghiêm túc chấp hành việc cách ly xem thế nào?
.

Khu vực cách ly. Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN
.
Sau 10 phút, có thể người khai báo gian dối vẫn còn đang thỏa mãn với quyết định của mình. Nhưng nếu người đó chẳng may đã bị mắc bệnh thực sự thì sau 10 phút tiếp xúc gần với thân nhân, bạn bè hay đám đông, thì sẽ sinh ra bao nhiêu F1 rồi F2…? Nếu như đối chiếu với câu hỏi số 2 trong nguyên tắc 10/10/10 nêu trên, thì không cần đến 10 tháng, mà chỉ cần chừng 10 ngày thôi là đã đủ để thấy hậu quả! Với tính chất lây nhiễm của virus Sars-CoV-2 như khuyến cáo của WHO thì có thể hình dung ra ngay được mức độ nguy hiểm trong cộng đồng sẽ như thế nào. Cá nhân nào khi quyết định khai gian, hoặc trốn tránh cách ly có biết rằng mình có thể đang mang “quả bom nổ chậm” trong người không? Hay là “… Đôi khi, họ cố tình không đi theo những nguyên tắc chung để tỏ ra sự khác lạ đặc biệt của mình. Với họ, làm khác người là một loại đẳng cấp. Rồi họ cứ ngang nhiên trễ hẹn, ăn mặc diêm dúa, phát ngôn trịch thượng, hay làm những việc mà người khác phát hoảng…” - điều mà tôi đọc được trong một bài viết về nguyên tắc.
.
Sophia thân mến!
.
Nguyên tắc nào thì cũng vậy, cũng đều do con người đặt ra. Trong những cộng đồng xã hội lớn, nhận thức và tập quán có những nét khác nhau cho nên các nguyên tắc cũng sẽ tăng lên. Và cho dù có thích hay không thích thì điều mỗi người cần làm là hãy tôn trọng những “nguyên tắc chung”, đó chính là những chuẩn mực của tổ chức, đoàn thể hay quốc gia. Cụ thể trong trường hợp này là khai báo trung thực và nghiêm túc chấp hành việc phòng dịch theo quy định.
.
Vẫn biết rằng, mắc phải dịch bệnh Covid-19 là điều không không mong muốn và khi dịch bệnh trở thành “đại dịch”, nó có thể đe dọa bất kỳ ai. Mấu chốt chính ở đây là thái độ sống và cách lựa chọn ứng xử sau khi biết mình bị bệnh dịch.
Xin chào Sophia, hẹn gặp lại thư sau!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng

    24/12/2015Đại bàng chính là lòai chim thống trị bầu trời, cũng là lòai chim được vinh dự chọn làm biểu tưởng của nước Mỹ, vậy tại sao lòai chim này lại đặc biệt đến vậy, hãy cùng khám phá 7 nguyên tắc sống của đại bàng nhé...
  • Nếu hôm nay như là lần cuối

    27/03/2020Cuộc sống, đúng là một Cơ hội ! Và nhiều khi chỉ là Một mà thôi. Nếu Bạn nghĩ : Hôm nay như là lần cuối… nhờ thế Bạn sẽ đối xử với mọi điều như từng Niềm sống của mình để không điều gì có thể chết được, trong Thế giới Tinh thần của Bạn!
  • COVID-19 - Phép thử của tự nhiên, giúp chúng ta nhận ra bản chất của con người

    27/03/2020Minh AnhCovid-19 làm cho chúng ta nhận ra bản chất của con người. Sự giàu có không mua được cho bạn ý thức; quốc gia văn minh không sản sinh ra những con người hành xử văn minh; sự trục lợi của những con người sẵn sàng xem thường mạng sống đồng loại...
  • Bạn sẽ làm gì nếu cuộc đời chỉ có hai ngày

    27/03/2020Ngọc TrúcSteve Jobs đã từng nói: “Hãy nhắc nhở rằng mình sắp chết rồi, đây là cách quan trọng nhất mà tôi áp dụng vào thời khắc đối diện với quyết định to lớn trong đời. Bởi vì gần như mọi việc, bao gồm sự kỳ vọng, tiếng tăm, sự lúng túng và sợ hãi thất bại đều biến mất khi ta qua đời, chỉ còn lại những điều thật sự quan trọng nhất.”...
  • Nếu ngày mai tận thế...

    27/03/2020GingerNàng hỏi tôi: "Nếu ngày mai tận thế thì anh sẽ làm gì?" Tôi hơi khựng lại vì không biết là người đẹp hỏi thật hay hỏi mẹo...
  • Khi Việt Nam bị 'ốm': Số phận một dân tộc giữa những trận dịch

    04/03/2020Vũ Đức LiêmChúng ta nói nhiều về một Việt Nam cường tráng. Đó là Việt Nam anh dũng, tài hoa, nhân văn, với địa linh nhân kiệt… Nhưng thực tế, bên cạnh những ngày khỏe mạnh, Việt Nam cũng có lúc ốm đau...
  • Nữ bác sĩ đạp xe 300km đến Vũ Hán để chống dịch Corona

    21/02/2020Vương Nam – Tân Hoa XãCam Như Ý là nữ bác sĩ 24 tuổi, sống tại thành phố Kinh Châu, Hồ Bắc. Dù đang trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và chưa có yêu cầu điều động, nhưng khi virus Corona bùng phát ở Vũ Hán, cô đã quyết định một mình đạp xe tới thành phố này để tham gia vào công tác chống dịch...
  • Lo sợ thái quá là một môi trường tốt cho sự lây nhiễm Coronavirus

    09/02/2020Phạm Duy CườngĐứng trước những khủng hoảng có liên quan đến mạng sống, thật tự nhiên khi chúng ta lo lắng, hoang mang, sợ hãi, nhưng chúng ta cần phải hiểu sẽ hết tự nhiên...
  • Tăng cường miễn dịch tinh thần

    09/02/2020Peter Pho (PP)Bất giác bắt gặp trên mạng một hình ảnh giống lão, nhưng còn thánh thiện hơn lão vạn lần. Một chàng trai trẻ nhiễm bệnh nằm chăm chú đọc sách trên giường bệnh tại bệnh viện lưu động ở Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Vũ Hán...
  • xem toàn bộ