Dạy thêm, học thêm nhìn từ góc độ đạo đức
Dạy học thêm ở ta cho thấy sự yếu kém về chất lượng và sự bất cập, lạc hậu trong quản lý giáo dục, là giết chết sáng tạo.
Có những buổi thầy dạy thêm với mục đích cao cả cống hiến. Đó là những lớp học tình thương ban đêm trên đường phố, những lớp học trong rừng nơi biên giới xa xôi, hay lớp học tại gia của GS Dương Thiệu Tống ờ Thành phố Hồ Chí Minh vào những năm 90 của thế kỷ trước, rồi lớp học chữ Hán của thầy Nguyễn Khắc Quỳnh và thầy Hoàng Định Da ở xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.. Nhưng cũng có rất nhiều lớp học thêm mà người dạy chỉ nhằm kiếm chác làm đến. Một kiểu dạy phản khoa học phi đạo đúc gây nên sự bất bình, phẫn nộ trong xã hội.
Một kiểu ngụy biện và những chiêu thức phi đạo đức
Một số người nguy biện rằng ngay cả các nước Mỹ, Nhật vẫn còn tình trạng dạy học thêm, vậy thì ở ta chuyện đó là bình thường, có gì mà phải ầm ĩ lên. Đúng là ở nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật, Singapore… học sinh vẫn học thêm, song cần hiểu rằng đấy là học thêm tư nguyện, giáo dục của họ vẫn kiểm soát hoàn toàn hoạt động này. Còn ở ta học thêm là tư nguyện - bắt buộc, và hoạt động này hiện nằm ngoài tầm kiểm soát của ngành giáo dục, thậm chí còn bị nó khống chế, tác oai, tác quái (nên dư luận xã hội mới gọi là "nạn day thêm" và đòi tuyên chiến với nó). Dạy học thêm của họ là biểu hiện tính năng động, mềm dẻo, đa dạng trong tổ chức quản lý giáo dục, còn ở ta hoạt động này lại cho thấy sự yếu kém của chất lượng và sự bất cập, lạc hậu trong quản lý giáo dục. Dạy học thêm của họ là khơi nguồn cho sáng tạo, còn ở ta là giết chết sáng tạo. Có đến trăm nghìn chiêu thức không hay ho gì mà người thầy buộc học sinh phải "tự nguyện” học thêm, từ dụ đỗ, cường ép đến báo động giả. Nói thì có vẻ hài hước, nhưng chắc chắn rằng sáng kiến trong lĩnh vực này nếu được thống kê sẽ nhiều gấp bội phần sáng kiến trong đổi mới phương pháp dạy học. Hầu như ở khắp nơi, từ thành phố, thị xã, thị trấn đến thôn quê, khắp các khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 12 đều có tình trạng ở lớp thầy dạy sơ sài hoặc viện cớ chương trình nặng quá tải không đủ thời gian, rồi tăng tiết bất hợp pháp hay hợp pháp hoá công khai trong giờ chính khoá. Có thầy trên lớp vẫn dạy "nhiệt tình" nhưng không tưng hết các ngón nghề ra, mà chỉ có đi học thêm thì mới làm hết bài tập và bài thi đạt điểm cao.
Trước đây thầy dạy võ giữ miếng phòng thân, còn thầy dạy học bây giờ giữ miếng làm cần câu cơm! Một kiểu khác có vẻ "trách nhiệm” hơn là báo động giả: Đầu năm học khảo sát chất lượng, ra đê khó, đánh đố lắt léo, học sinh không làm được bị điểm thấp, đến kỳ họp phụ huynh lên gân, báo động. Nghe điểm thi của con em mình, nhiều người hốt hoảng rồi sốt sắng đề nghị thầy cô dạy thêm. Thế nhưng cũng có một số người nghi hoặc, cảnh giác đặt câu hỏi: Tại sao cũng chính những học sinh đó, chương trình đó và cũng chính những người thầy đó đây, mới cách đây ba tháng, tổng kết cuối năm, điểm thi con em họ không tồi mà bây giờ lại tồi đến vậy.
Cần nhìn nhận một thực tế khách quan là đời sống vật chất của người thầy được nâng lên bao nhiêu nhờ dạy thêm, luyện thi thì cái nhân cách và sự kính trọng của học sinh và xã hội đối với họ càng có chiều hướng giảm đi bấy nhiêu. Tiên tăng, đạo đức suy giảm, một tỉ lệ nghịch. Có lẽ chỉ những những người trong cuộc mới cảm nhận hết vị mặn chát của thứ trái lạ này ?
Mất đoàn kết và chia rẽ nội bộ
Dạy thêm còn gây nên tình trạng mất đoàn kết, chia bè phái trong nội bộ các trường học. Những trường nào mà giáo viên dạy thêm nhiều, học sinh phải học thêm nhiều thì mức độ mất đoàn kết càng trầm trọng. Đây là vấn đề nhạy cảm, lại được cho là chuyện nội bộ nên mọi người thường né tránh, ít công khai thừa nhận. Nhìn bề ngoài có vẻ bình yên, cuối năm học các trường vẫn có tổng kết, liên hoan, tuyên dương, khen thưởng, nâng cốc chúc mừng, nhưng bên trong đã có sóng ngầm. Cái tình, cái nghĩa giữa con người với nhau không còn được như trước nữa. Một sự phân hoá rõ rệt mà ngay cả học sinh vẫn cảm nhận được giữa chính những người thầy trực tiếp giảng dạy mình. Trong một tổ bộ môn (những môn dạy thêm nhiều) cũng có sự phân liệt rất lớn. Họ cạnh tranh, giành giật, thậm chí có những lời không hay về đồng nghiệp trước mặt học sinh. Không ít các trường, đặc biệt là bậc trung học phổ thông (THPT) hiện nay có một sức mạnh vô hình, một thế lực ngầm, một kiểu maphia. Nó lấn át, coi thường, có khi khống chế, thách thức cả ban giám hiệu. Ấy là những giáo viên được nhìn nhận có chút tay nghề trong việc luyện thi tú tài, đại học. Lúc đầu họ được trường tạo điều kiện sắp xếp dạy các lớp cuối cấp, các lớp chọn, rồi sau này học sinh đi thi có chút ít thành tích (nhà trường cũng muốn thế cho mát mặt) thì họ bắt đầu vỗ ngực kể công. Lòng kiêu hãnh ngày càng được nuôi dưỡng bởi sự ưu ái vô tư của nhà trường, sự quan tâm nhất thời của phụ huynh và sự lựa chọn thực dụng của học sinh. Thế rồi họ cứ tưởng mình là con trời. Trước những cán bộ quản lý non về bản lĩnh và năng lực chuyên môn, họ khinh thường, rồi khi không bằng lòng thì thách thức, doạ dẫm.
Cơ chế quản lý giáo dục bất cập, lạc hậu, cùng với áp lực thi cử nặng nề và căn bệnh thành tích đã vô tình dung dường những "quí tử" này. Bản thân họ cũng thường chỉ trích, lên án những yếu kém của giáo dục hiện nay, nhưng lại không xắn tay làm điều gì gỡ rối cho giáo dục, mà làm ngược lại. Họ rất tài trong khai thác đầy tài năng những kẽ hở của cơ chế quản lý giáo dục và những hạn chế trong chương trình, thi cử để phục vụ tối đa việc dạy thêm. Đấy là một kiểu giáo dục “phi đạo đức”. Đội ngũ này đang là trở lực không nhỏ trong đổi mới giáo dục ở nhà trường phổ thông. Chính GS-TS Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng đã chua chát thừa nhận: "Bây giờ người ta sống cao, không phải vì đồng lương Nhà nước mà vì người ta có mánh kiếm tiền. Nó đã bị tha hoá rồi. Bây giờ có trả lương cao cho họ thì cũng không tốt được. Vì học đã quen rồi” (An ninh thế giới số 25, tháng 9/2003). Hiện trạng này cũng tác động lớn tới những giáo viên trẻ vừa mới ra trường. Lúc đầu những người thầy trẻ tuổi bị hẫng, bởi trong suy nghĩ của họ, những đồng nghiệp đáng kính lẽ ra phải khác, nhưng khi đã hiểu ra rồi thì một số bắt nhịp rất nhanh và xem ra sức tàn phá của lớp người này cũng đầy hứa hẹn, không kém lớp người đi trước. Vừa mới ra trường, lúc đầu những người thầy trẻ tuổi bị hẫng, bởi trong suy nghĩ của họ, những đồng nghiệp đáng kính lẽ ra phải khác, nhưng khi đã hiểu ra rồi thì một số bắt nhịp rất nhanh và xem ra sức tàn phá của lớp người này cũng đầy hứa hẹn, không kém lớp người đi trước.
Những “lò sát sinh sáng tạo”
Ngay cả các trung tâm – lò luyện thi mà gọi đúng tên là lò sát sinh sáng tạo của các trường Đại học cũng cần xem xét lại phương thức hoạt động và ảnh hưởng tiêu cực của nó tới tâm lý xã hội.
Kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2003 chưa kết thúc mà hàng loạt lò đã đua nhau lên tiếng chào mời. Giá mà hoạt động nghiên cứu khoa học được sôi nổi, rầm rộ như thế chắc hẳn bộ mặt giáo dục nước ta đã khác chứ không phải như hôm nay ? Lẽ ra, những nơi quy tụ tinh hoa trí thức như thế phải làm cái việc tương xứng với tên gọi với tên gọi, chức năng nghiên cứu, đào tạo của nó, hay ít ra cũng làm điều gì đó gỡ rối cho Bộ GD ĐT, đằng này lại là đầu têu trong việc phô trương thanh thế cho hoạt động "mì ăn liền". Đến ngay cả hai cái trường Đại học sư phạm bậc nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, được gọi là các cố máy cái đào tạo ra những người thầy tương lai - "người kỹ sư tâm hồn” - mà cũng hăng hái gia nhập đội quân này. Không ít giảng viên (có cá học hàm, học vị hẳn hoi) mới buổi sáng còn đóng vai nhà khoa học - người truyền giáo, thao thao bất tuyệt trên giảng đường về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, thế mà chiều tối đã lại say sưa quên mình trong vai người thợ dạy ở các lò luyện thi. Thật chẳng ra làm sao cả! Giáo dục mà như thế là phản khoa học. Cho dù có thiện cảm đến mấy với giáo dục, vẫn phải thừa nhận "rằng dạy thêm học thêm” kiểu đó đang làm trì trệ sự phát triển giáo dục, một nền giáo dục vốn lạc hậu đang bị họ làm cho lạc hậu hơn. Nó không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, hao tổn sức lực người học một cách vô ích, làm nghèo đất nước một cách nhanh chóng mà còn làm tha hoá nhân cách người thầy, làm đảo lộn những bậc thang giá trị trong xã hội. Giáo dục mà phản khoa học, phi đạo đức thì sức tàn phá của nó khó mà lường hết được.
Bất bình và phẫnnộ
Nếu như trước đây xã hội thực sự cảm thông cho cái nghèo và công việc làm thêm bất đắc dĩ của người thầy, thì bây giờ là bất bình, thậm chí phẫn nộ vì việc đã quá đà, biến dạng. Không chịu nổi, trẻ đã lên tiếng. Chiều ngày 20/8/2003, tại Hội trường Khách sạn La Thành, Hà Nội, trước 50 khách mời thuộc Chính phủ, 28 khách mời thuộc các tổ chức phi Chính phủ, LHQ và các tổ chức cứu trợ trẻ em, 161 em từ 13 nhóm trẻ của 11 tỉnh thành trong cả nước đã gửi " Bức thông điệp 15 điểm" của mình. Các em nói gì ?
Các em kêu cứu:
“Thầy cô giáo không nên chạy theo thành tích, không áp đặt học sinh”. (điểm 2).
“Chúng em không bị bắt buộc phải học thêm nhiều, để kiểm tra trên lớp không trùng với đề dạy học thêm” (điểm 5).
"Tổ chức thi cử nghiêm túc” (điểm 8, xem Văn nghệ số 41, ngày 11/10/2003)
Bức thông điệp đó, nhà thơ Đỗ Trung Lai gọi là "Thập ngũ điểm sớ” làm chúng ta liên tưởng đến "thất trảm sớ" của Chu Văn An dâng vua Trần Dụ Tông xin chém tên gian thần, nhưng vua không nghe. Ông từ chức về ở núi Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, làm nhà ở giữa hai ngọn Kì Lân và Phượng Hoàng. Rồi chuyện sau đó như thế nào, ai cũng rõ. Nhà Trần suy yếu, vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thăng Long khiến vua tôi phải nhiều phen khốn đốn. Đến khi Dụ Tông mất thì bão táp nổi lên trong cung đình. Đấy là chuyện của hơn 600 năm về trước. Còn bây giờ, chẳng lẽ tiếng kêu cứu của con trẻ cũng đi vào tuyệt vọng ?
Lối thoát
Để hạn chế thực trạng này, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội. Trước hết cần thay đổi nhân thức, quan niệm học tập: Học để chiếm lĩnh, sáng tạo tri thức, học để làm người chứ không chỉ đơn giản học để thi. Thi chỉ là phương tiện đánh giá kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện. Có nhận thức được như vậy, người học mới nỗ lực, phát huy tối đa tiềm năng tự học của bản thân. Sai lầm của giáo dục phổ thông nước ta kéo dài hơn hai thập kỷ qua là lấy phương tiện làm mục đích nên những người thầy bất chính mới khai thác triệt để chỗ yếu này. Ngành giáo dục cần nhanh chóng cải tiến một cách hiệu quả các kỳ thi, từ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, THCS, THPT đến kỳ thi Đại học, tăng cường giáo dục cho học sinh ý thức về phương pháp tự học. Đặc biệt là cơ chế quản lý giáo dục và chính sách tiền lương thay đổi để làm thế nào người thầy không muốn (tức giải quyết thoả đáng vấn đề tiền bạc) và không thể (tức những ràng buộc về đạo đức và pháp lý) dạy thêm bửa bãi như hiện nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu