Để dạy thêm - học thêm tràn lan, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

03:51 CH @ Thứ Tư - 10 Tháng Mười Hai, 2003

- Mười tỉnh thành được chọn để thanh tra về DTHT đợt này gồm Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang và Cần Thơ. Chúng tôi lựa chọn những thành phố lớn hoặc tỉnh có thành phố, thị xã là những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhân dân có mức sống cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Trong đó có những địa phương vốn được coi là “điểm nóng” về DTHT.

* Theo ghi nhận và đánh giá của các đoàn thanh tra, thực trạng DTHT ở các địa phương này hiện nay như thế nào, thưa ông?

- Qua đợt thanh tra này, chúng tôi nhận thấy quản lý được để DTHT không thành hiện tượng tràn lan và nảy sinh tiêu cực là một vấn đề không dễ nhưng không phải là không làm được. Làm được hay không, làm đến đâu, phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, các biện pháp của chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

Ví dụ như ở Đà Nẵng, cũng là một thành phố lớn nhưng đến nay DTHT về cơ bản đã nằm trong sự kiểm soát, tạo được sự yên tâm và ủng hộ của đông đảo phụ huynh. Đó là nhờ chính quyền, ngành giáo dục thành phố đã có những chỉ thị, hướng dẫn cụ thể về các biện pháp quản lý DTHT. Trong đó, quy định rõ hiệu trưởng nhà trường là người trực tiếp quản lý giáo viên, nếu để xảy ra tình trạng giáo viên của mình có tiêu cực trong dạy thêm sẽ phải chịu trách nhiệm.

Còn tại Hà Nội và TP.HCM, DTHT vẫn còn nhiều vấn đề là do ngành giáo dục còn thiếu các văn bản hướng dẫn, quy định các biện pháp quản lý đồng bộ DTHT, xử lý các cá nhân sai phạm chưa kiên quyết.

* Nhưng thưa ông, trên thực tế nhiều biện pháp để quản lý DTHT của ngành giáo dục mới giải quyết được phần “ngọn”. Có cách nào để giải quyết tận gốc những biểu hiện tiêu cực này không?

- Học thêm là một nhu cầu có thật của một bộ phận không nhỏ HS và phụ huynh, và tôi cho rằng đây cũng là một nhu cầu chính đáng nếu DTHT không bị lạm dụng, nhất là từ phía giáo viên và nhà trường, biến thành một cách để tăng thu nhập cho giáo viên. Bộ GD-ĐT luôn có những chỉ đạo rất rõ ràng, kiên quyết: DTHT chỉ áp dụng đối với hai loại HS: một là kém, hai là giỏi mới cần bồi dưỡng thêm.

Đối với cả hai đối tượng này cũng chỉ cần bồi dưỡng thêm có mức độ, từng thời điểm chứ không tràn lan, quanh năm. Chỉ đạo của bộ và thậm chí đến cấp Sở GD-ĐT thì luôn rõ ràng nhưng quả thật thực hiện ở nhà trường, ở giáo viên thì vẫn chưa theo đúng tinh thần này. Có thể nói hiện nay yếu nhất trong quản lý DTHT là ở cấp quản lý trực tiếp giáo viên vì không ai nắm rõ từng giáo viên hơn hiệu trưởng.

Hiệu trưởng cũng là người có thể ghi nhận kịp thời, đầy đủ nhất những phản ánh từ HS, phụ huynh. Chính vì vậy trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo việc quản lý DTHT theo hướng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục cơ sở, trực tiếp là hiệu trưởng các trường. Nếu để xảy ra giáo viên tiêu cực trong DTHT, hiệu trưởng cũng phải chịu trách nhiệm.

* Thưa ông, cũng đã không ít lần Bộ GD-ĐT nhấn mạnh đến trách nhiệm của cán bộ quản lý khi để xảy ra tình trạng DTHT tràn lan, nhưng thực tế lại có rất ít giáo viên và hầu như chưa có cán bộ quản lý nào bị xử lý vì những lý do này?

- Tuy chưa nhiều, nhưng ở các địa phương đã có một số trường hợp bị xử lý. Theo tôi, đã phải áp dụng đến biện pháp này là giải pháp cuối cùng rồi chứ không nên coi đây là giải pháp chủ yếu để giải quyết DTHT tràn lan và tiêu cực.

* Vậy theo ông, để giải quyết những biểu hiện tiêu cực trong DTHT có thể áp dụng những giải pháp nào?

- Qua thực tế khảo sát các địa phương, từ kinh nghiệm của những nơi quản lý tốt DTHT cũng như những nơi còn chưa làm được, chúng tôi sẽ kiến nghị bộ thực hiện đồng thời một số biện pháp. Giải pháp lâu dài, hiệu quả nhất là nâng tỉ lệ HS tiểu học và THCS được học hai buổi/ngày, kiên quyết chỉ đạo các trường đối với HS học hai buổi/ngày thì không giao thêm bài tập về nhà.

Trong quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, bên cạnh việc yêu cầu giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, còn phải chú ý đổi mới cả cách học của HS, nâng cao khả năng tự học, tránh tình trạng phụ thuộc vào bài giảng của giáo viên.

Chúng tôi kiến nghị cần phải đổi mới toàn diện, triệt để cách thi cử, đánh giá trong nhà trường, từ thi kiểm tra thường xuyên tại lớp trong năm học. Trước mắt, bộ sẽ có một số biện pháp mang tính cấp bách để quản lý DTHT, trong đó sẽ tập trung vào việc tăng cường quản lý, tăng cường trách nhiệm của hiệu trưởng các trường như đã nói ở trên. Đồng thời để lập lại kỷ cương, sẽ phải kiên quyết xử lý những giáo viên, cán bộ quản lý cố tình vi phạm.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: