Chuyện chiếc ghế
Nhân ngày đầu năm, ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết trả lời báo chí (VietNamNet, 31.1.2009) về việc ĐBQH phải hiểu hai điều cơ bản: Một là, Dân không bầu Đại biểu vào Quốc hội để vỗ tay; và Hai là, vì việc chung, người đại biểu không nên nghĩ đến cái ghế của mình mà rụt rè.
"Người xưa có thể mất đầu còn dám dâng lời nói phải, cái ghế so với cái đầu có nghĩa lý gì"! Cả lãnh đạo lẫn người dân đều cần tiếng nói phản biện, miễn là phản biện có tính xây dựng, không nhằm đả kích cá nhân và không vụ lợi....
Cái ghế của quan chức từ xưa đến nay luôn là chuyện của muôn đời. Mặc Tử nói trên đời chỉ có hai loại người: Loại đang đi tìm danh và loại kia kiếm lợi. Suy cho tới cùng cũng chỉ là đi tìm ghế cả thôi.
Thời thế đổi thay, đất nước ta tiến hành cách mạng thành công và xây dựng nhà nước tiến bộ nhất trong lịch sử loài người: Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Ý nghĩa quan trọng nhất của Nhà nước mới – như Bác Hồ đã nói, cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Mục đích tốt đẹp đó có cả nội hàm lẫn ngoại hàm cực kỳ sinh động. Tuy nhiên, thay đổi một nếp nghĩ có từ ngàn năm rằng “làm quan” sướng như tiên; thay đổi quan niệm rằng một người làm quan cả họ được nhờ, thay đổi cách hiểu rằng quan là bậc cha mẹ của dân..., đâu có dễ dàng.
Bác Hồ cũng đã từng nhắc nhở rằng chủ nghĩa cá nhân của con người to như cái ba lô nhưng vì đeo sau lưng nên chẳng ai nhìn thấy. Cái ba lô tuy nhỏ nhưng bên trong lại đựng cái ghế rất to, chức quan có thể là nhỏ nhưng lòng tham lại to! Chính vì cái quy tắc này mà hiện nay ở ta đang tồn tại dai dẳng “văn hoá ghế”(!) Nếu như nghĩ đến ích dân, lợi nước thì tại sao lại để một Sở có tới chín cái ghế Phó Giám đốc Sở?
Cả Quốc hội có hàng trăm Đại biểu nhưng số đại biểu thực sự phản biện cho ra tấm, ra món, được cử tri cả nước được nghe thấy không nhiều. Những cách nói nước đôi cho rằng góp ý “rỉ tai” tốt hơn là phản biện giữa thanh thiên bạch nhập là khó có thể đồng tình. Cử tri cần biết Quốc hội nghĩ gì, Chính phủ làm như thế nào. Có như thế dưới, trên mới thông suốt; mọi sự mới minh bạch, rõ ràng. Mặt khác, phát biểu được truyền hình trực tiếp thì có sức nặng hơn cả ngàn cân. Mọi lý lẽ nhằm vo tròn vấn đề, hoặc tìm cách lảng tránh đều khó thực hiện bởi áp lực của cái sự hai năm rõ mười. Ý kiến phản biện - dẫu chưa hoàn toàn chính xác nhưng nếu đúng tâm, đúng tầm như ĐB Thuyết đã nói thì vẫn rất nên. Có thể ví đó là những ngọn đèn có tầng nấc ánh sáng tuy khác nhau nhưng đều nhằm làm rõ điều đúng, điều sai, rõ cả hình hài, tổng thể của sự vật.
Có cả loại ghế hai chân mà một ĐBQH đã từng băn khoăn rằng “ngoài đường có cái gì mà ai cũng đưa nhau ra đó”? Có cả loại ghế một chân là ghế... dự án. Chỉ cần xin được dự án là lập tức có đủ ban bệ đến “lắp” các chân ghế còn thiếu. Có cả loại ghế 5 chân, 9- 10 chân là loại ghế của các ban ngành cấp sở….
Liệu đến bao giờ chúng ta không còn đựng cái ghế của chủ nghĩa cá nhân trong ba lô như Bác Hộ vẫn nói? Liệu bao giờ cái ghế nào cũng chỉ có 3 hoặc 4 chân cho văn hoá đẹp, văn hoá của hài hoà tồn tại? Đến ngày đó, ta sẽ mạnh dạn nói rằng không còn “văn hoá ghế” nữa mà chỉ có cái tuyệt mỹ của văn hoá của con người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005