Chuyến bay của chiếc gạt tàn

01:34 CH @ Thứ Bảy - 30 Tháng Sáu, 2018

Trong một bài thơ nhỏ của mình, tôi tự hỏi "... liệu con đường có thể tự bay lên?". Thú thật, con đường chỉ là một thứ xiêm áo đỏng đảnh của văn chương, bởi chẳng cứ gì con đường, ta có thể hỏi như vậy về bất kì thứ đồ vật nào khác, chẳng hạn chiếc gạt tàn ngay trước mắt kia, chiếc gạt tàn tầm thường mà bạn vẫn dùng hàng ngày khi uống trà, đọc báo hoặc trầm ngâm với những điều vặt vãnh. Liệu chiếc gạt tàn ấy có thể tự nó bay lên?

Chắc chắn là có, các nhà khoa học trả lời như vậy và không phải nhờ bất cứ một phép lạ nào. Chúng ta ai cũng biết rằng mọi vật đều được cấu tạo từ những phần tử rất nhỏ: những phân tử, nguyên tử, những hạt cơ bản... Chúng ta cũng biết rằng những hạt này đều không ngừng chuyển động. Sự hỗn loạn khiến nó nằm nguyên ở đó, chính sự hỗn loạn khiến nó vẫn luôn còn nguyên là nó. Nhưng hãy tưởng tượng rằng vào một khoảnh khắc nào đó, vào một ngày đẹp trời nào đó, đa số các hạt nhỏ tình cờ chuyển động về phía trên và, khi lực nâng đủ lớn để thắng sức hút của trái đất, chúng ta sẽ được chứng kiến một chuyến bay ngoạn mục: chuyến bay của chiếc gạt tàn. Hiển nhiên, xác suất xảy ra chuyến bay ấy là vô cùng nhỏ. Nhưng dù sao chúng ta vẫn không thể bỏ qua, hơn nữa, dù nhỏ, chắc chắn nó vẫn lớn hơn, triệu triệu lần lớn hơn xác suất của việc những hạt vật chất nhỏ bé hỗn độn trong vũ trụ sắp xếp lại theo một trật tự, cấu tạo nên những nguyên tử, phân tử, để rồi những nguyên tử, phân tử hỗn loạn kia kết hợp với nhau tạo nên những hợp chất, đầu tiên là vô cơ, rồi hữu cơ, những hợp chất hữu cơ đó lại kết hợp với nhau thành những cơ thể đơn bào, đa bào, những loài, những giống... và cuối cùng sự chọn lọc tự nhiên đã sản sinh ra con người, thứ sinh vật biết làm thơ ca, chế tạo máy điện toán và tàu vũ trụ!

Thế mà cái sự kiện với xác suất vô cùng nhỏ nhoi ấy trên thực tế đã xảy ra, con người đã xuất hiện, và chính ở trên Trái đất! Bạn thử nghĩ xem, điều đó may mắn làm sao, kỳ diệu làm sao! Nhưng, cho dù hân hoan là một điều chính đáng, tôi viết những điều này không phải muốn động viên hay khuyên bạn thưởng thức cuộc sống, bởi điều đó là thừa - cuộc sống tự thân nó đã tuyệt vời và đầy những lời khuyên thông thái - mà xin được cùng các bạn suy nghĩ thêm một chút về chuyến bay, chắc chắn bây giờ đã bớt phần ngoạn mục, của chiếc gạt tàn. Suy nghĩ, chứ không phải là làm ra một câu thơ khác, đại loại như "chiếc ghế kia rồi sẽ tự bay lên" để rồi trở thành, về bản chất, một môn đệ nữa của chủ nghĩa hiện thực cổ điển.

Chuyến bay ấy nói gì?

Thưa, không có gì khác hơn là cái chân lý cổ sơ, vừa hạnh phúc vừa đau đớn của loài người: chân lý về sự sống, nói đúng hơn là về sự mong manh của cuộc sống. Người La Mã nói rằng mọi con đường đều dẫn tới Rôma, các nhà hiền triết nói rằng hãy đào sâu vào trái tim mình sẽ thấy thế giới. Để chiếc gạt tàn bay lên, như chúng ta đã thấy, sự hỗn loạn, hay ít nhất một phần sự hỗn loạn, phải được thay bằng trật tự. Đó chính là hình ảnh giản lược của toàn bộ nền văn minh nhân loại. Trình độ văn minh, ít nhất là theo cách quan niệm của chúng ta, đồng nghĩa với trình độ tổ chức của vật chất.

Trật tự chống lại hỗn loạn, hữu hạn chống lại vô hạn, nhất thời chống lại vĩnh cửu - một cuộc chống chọi thật không cân sức và cũng vì thế mà ngoạn mục. Cuộc chống chọi này thực ra đã được bắt đầu từ rất lâu trước khi xuất hiện loài người nhưng chỉ với sự xuất hiện loài người mới trở nên quyết liệt và ngày càng quyết liệt hơn. Từ bây giờ có thể nói đó là cuộc chống chọi giữa con người và vũ trụ. Những công cụ ngày càng tinh vi hơn. Họ bơm nước lên cao, làm băng giá nhân tạo, ngăn sông lấp biển, bay lên không trung, thay đổi chính bản thân mình... Họ tổ chức những xã hội ngày một chặt chẽ hơn, với những luật lệ ngày một phức tạp và một cuộc sống tinh thần cũng ngày một thêm xa lạ và đầy vẻ thách thức... Đã có lúc con người tưởng chừng cầm chắc chiến thắng trong tay. Descartes từng ca ngợi con người như một vị anh hùng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân.

Bốn thế kỷ trôi qua, tiếng reo của Descartes hóa thành một nỗi lo âu. Cuối thế kỷ XX, đột nhiên vấn đề tồn vong của nhân loại được đặt ra và ngay lập tức trở nên cấp bách. Không ít những người bi quan dự báo sự diệt vong của nhân loại và không phải là họ hoàn toàn không có cơ sở. Trong vòng một thế kỷ nữa, con người sẽ thở bằng gì, khi mọi hoạt động của con người, từ nấu ăn, sưởi ấm đến đi lại, luyện thép... đều bắt đầu từ việc tàn phá bầu khí quyển: Hàng triệu, hàng triệu chiếc ô tô,. hàng nghìn máy bay đang ngốn ngấu ôxy, những quạt gió khổng lồ đang quạt không khí và những cái miệng khủng khiếp của những lò nung clinker, những nhà máy điện...

Con người có làm chủ được thiên nhiên không, khi càng ngày khoa học, thứ mà con người ngạo mạn đã từng coi như vũ khí bách chiến bách thắng để chinh phục thiên nhiên, càng biến thành một thứ công cụ chữa cháy một thứ công cụ ngày càng lạc hậu so với nhà đám cháy do chính nó tạo ra? Con người có làm chủ được xã hội không, khi nó trở nên bé nhỏ vô nghĩa trong xã hội hiện đại, khi những thế kỹ thuật chính trị mà nó tạo ra đã trở thành nhỏ con quái vật vô hình ngày một dữ tợn và lạ lùng, nghiến ngấu nó, đè bẹp nó ? Và con người có thể làm chủ bản thân mình không, khi ngay cả sự tồn tại của nó cũng đã bị lãng quên?

Ta đang lên đó ư, có thể là đang xuống đấy - Có lẽ chưa bao giờ con người hiểu sâu sắc lời nói thông thái của Đức Khổng Tử như khi đứng trước hoàng hôn của thế kỷ XXI. Tôi chợt nhớ đến so sánh của ai đó về "sự thông thái" của loài người và loài vi khuẩn Trái với loài người, loài vi khuẩn không hề "tiến hóa" từ hàng vạn năm nay và có lẽ sẽ chẳng hề thay đổi trong hàng vạn năm sắp tới. Thế mà chúng lại là một loài mạnh mẽ đến mức vấn đề tồn vong gần như không cần phải đặt ra. Chúng sẽ tồn tại thậm chí cả sau những biến động lớn. sau một cơn Đại hồng thủy hay một vụ nổ hạt nhân chẳng hạn. So với chúng, loài người mới yếu ớt làm sao. Con người đã không ngừng tiến hóa, không ngừng thay đổi, nhưng tất cả những điều đó có nghĩa lý gì nếu như nó không góp phần bảo tồn nhân loại với tư cách một loài?

Sự phát triển của văn minh nhân loại, như trên đã phân tích, là quá trình ngược với tự nhiên và vì thế chứa đựng những nguy cơ ngày càng to lớn. Goethe, và sau này là Marx, đã mô tả quá trình ấy như một đường xoáy trôn ốc. Đó là một dường xoáy trôn ốc ngược và chúng ta có thể hình dung đến một lúc nào đó thế cân bằng sẽ không còn nữa.

Vậy phải chăng văn minh nhân loại là một sai lầm của Chúa?

Tôi không cho rằng nó có thể có một phán quyết sự mong manh của kiếp người - và, ở một chừng mực, nào đó, là sự đồi bại. Đồi bại ở đây cần được hiểu với ý nghĩa triết học, hàm ý một xu hướng tự thoái hóa. Mỗi bậc thang trên con đường tiến hóa kéo theo những nguy cơ tự hủy diệt mới ngày càng lớn hơn.

Và đó chính là thách thức lớn nhất đối với con người.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?

    26/07/2006Đỗ Kiên CườngChâu Hồng Lĩnh, chuyên viên tin học tại Boston có bài viết: “Tri thức thúc đẩy quá trình tiến hóa?” với nhiều nhận định gây tranh cãi về thuyết tiến hóa, một trong những thành tựut rí tuệ sáng chói nhất của nhân loại. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin góp đôi lời bàn luận với tác giả, mong nhận được ý kiến của bạn đọc xa gần...
  • Con người trong các quả cầu

    26/02/2016Nguyễn QuânỞ bài này tôi muốn quay lại một vấn đề chung nhất: Nội giới của con người, với tư cách là sản phẩm của hai phản không thể tách rời tự nhiên và xã hội. Nó không chỉ là tổng hòa các quan hệ xã hội mà còn là tổng hòa của các biểu hiện tự nhiên ở mức cao nhất và nói đúng hơn là các biểu hiện tự nhiên - xã hội bởi không một quan hệ xã hội nào trong con người không bị chi phối bởi các gốc rễ tự nhiên, bản chất sống và không một biểu hiện sống - sinh học nào của nó không bị chi phối bởi các quan hệ xã hội.
  • Nghiên cứu phức hợp về con người

    18/08/2015Hồ Sĩ Quý"Hình tượng con người bị vỡ ra hàng nghìn mảnh, cần phải được tập hợp sắp xếp lại" (M. Scheler). Tiếp cận phức hợp về con người không phải là phương thức nghiên cứu hoàn toàn mới. Người ta biết tới lối nhận thức này ngay từ thời cổ đại...
  • Con người

    12/11/2008Nguyễn Đức TrườngCon người với sức mạnh của mình đã tạo nên nhiều điều kỳ diệu. Bên cạnh sự khám phá và cải tạo tự nhiên, con người không ngừng khám phá và tìm hiểu chính bản thân mình, mình là ai? mình từ đâu ra?
  • Nhân loại qua các chặng đường phát triển

    06/01/2007Phạm Thanh ĐứcCuốn sách trình bày khá phong phú những vấn đề về nguồn gốc con người và nguồn gốc loài người, nguồn gốc trái đất và nguồn gốc sự sống...lý giải những bí ẩn về đến di truyền, những bí mật về tinh thần, trí tuệ và tâm linh, những vẩn đề chưa giải thích được về sức khoẻ, về sự sống và cái chết...
  • Bước đầu tìm hiểu con người trong triết học của Kant

    01/01/1900Lê Cộng Sự(1724 - 1804), là người sáng lập triết học cổ điển Đức, nhà tư tưởng lớn của nhân loại. Hệ thống triết học của ông bao chứa lượng tri thức phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nhân bản học chiếm vị trí không nhỏ. Ở thời đại văn minh hiện nay, khi có một số quan điểm quá coi trọng những thành tựu khoa học công nghệ, đến mức tuyệt đối hoá những giá trị vật chất, mà xem nhẹ những giá trị tinh thần nhân văn, thì việc tìm hiểu triết học của Kant có thể giúp chúng ta trở về với những quan điểm nhân văn hơn.
  • xem toàn bộ