Chữa chứng bệnh "không biết thương nòi giống"

07:12 SA @ Thứ Tư - 14 Tháng Ba, 2012

Người ta còn một chứng bệnh rất to, là chứng bệnh "không biết thương nòi giống". Người ta mắc lấy chứng bệnh đó, chẳng những trái hẵn tính loài người, mà với các giống vật có một điểm trí khôn cũng còn thua kém nữa.

Kể chứng bệnh ác độc thứ nhất, không gì hơn chứng bệnh này: Kìa con ong vẫn có nọc, mà ong ở chung một ổ không bao giờ cắn nhau; cọp vẫn hay ăn thịt, mà cọp ở chung một xứ không bao giờ ăn nhau. Thường xem bầy kiến, nó vẫn là một loài vật rất nhỏ nhen, mà cũng có một điễm tốt rất lạ: nó ở chung nhau một bộng, có hàng trăm hàng ngàn con, một con đi ra thoạt thấy được mồi ăn, thời tức khắc chạy về tin cho anh em mình cả; tha mồi thời khó nhọc chia với nhau, ăn mồi thời ngon ngọt chung với nhau, không bao giờ được mồi mà ăn riêng cả; lại có khi tránh mưa trốn gió, dắt đoàn kéo lũ đi chung, con nhỏ, con lớn, đoàn trước, đoàn sau, dắt nhau đi không khác gì một đội quân lính; chẳng may giữa đường có con nào bị tử thương thời chúng kiến xúm nhau cõng nó về hang, không bao giờ bỏ bạn chết mà đi cả! Thế mới biết thương nòi giống, dầu loài vật cũng có tấm lòng thành, chung một máu mủ thời họa phúc chia nhau, nghĩa đồng tử; đồng sinh vẫn trước sau một mực.

Vật còn như thế, người có lẽ thua nó hay sao? Quái ngán thay! Lạ lùng thay! Đến người nưóc ta thời khác hẵn! Tục ngữ có câu rằng: "Gà một chuồng bôi mặt đá nhau!" lại có câu: "Kẻ chết đã xanh, người nhăn nanh mà cười!" lại có câu: "Đi ra tưỡng bắt trâu cò, trâu cò không bắt, bắt bò, bò ôi!", mấy câu thí dụ đó, ngẫm nghĩ cho kỹ thiệt là về nết xấu của người nước ta quá đúng rồi đó.
Ôi! Các anh chị em! Máu in nhau giọt đỏ, da in nhau sắc vàng, đầu in nhau tóc đen, mắt in nhau tròng mắt, giống

Tiên Rồng, nòi Hồng Lạc trải qua mấy nghìn năm mới có bây giờ con một họ, cháu một giòng, nếu cứ như lẽ thường chắc máu ai thấm thịt nấy, đánh đá thời đau đến lòng gạch, chết thỏ thời sa nước mắt hồ; vẫn đạo trời có thế mới đương nhiên, mà tính người cũng có thế mới chính đáng. Cớ sao mấy mươi năm gần đây tình hình ở xã hội, cách hành động các anh chị em ta, thương nhau, bênh nhau, chẳng bao lăm người, mà ghét nhau, hại nhau thời không xiết kê?? Rước voi dầy mồ ông vải, cõng rắn về cắn gà nhà, việc đó thiệt bất nhân vô đạo đã quá chừng, mà người mình trở lại nhận làm khôn làm khéo!

Xin ai thử nghĩ, mồ ông vải trúc, mà voi có ơn gì đến mình không? Một mai gió mây biến hóa, dâu bể đổi dời, voi đã tan xương, rắn cũng đứt nọc, các ngài lúc bấy giờ đêm khuya mò bụng hỏi bóng thăm hình, mồ tan hoang vì aỉ Gà nhao nhác vì ai? Mình còn mặt mũi nào thấy ông bà ở dưới đất, trông cô bác ở trên đời? Đau đớn thay! Tội tình thay! Cái chút bệnh không biết thương nòi giống đó, hú ba hồn chín vía các ngài, nên thang thuốc cho mau mới phải! Bây giờ tôi xin làm ơn cho các ngài vị thuốc này: "Giống thân ái" đó, vào trong lòng ngườị Người vì có hột giống ấy mới khai nên hoa, mới kết nên quả, mà nòi giống người mới sinh trưởng vô cùng. Nếu lòng người mà không có hạt giống ấy thời gọi rằng "Lòng chết" .

Ông Lão Tử có câu: "Ai mạc đại ư tâm tử", nghĩa là người ta lòng chết không gì đau đớn hơn; nếu thiệt lòng người thời bao giờ chết đặng! Lòng mà đến chết, vì không hột "giống thân ái" mà thôi.

Đức Gia Tổ có câu: "Ái nhân như kỹ", nghĩa là thương yêu người như thương yêu mình. Đức Phật Tổ có câu: "Nhất thiết từ bi", nghĩa là không kể người không kể ta, nhứt nhứt luật thương yêu cả.

Đạo Nho cũng có hai chữ "Khiêm ái". Nhà triết học Tây cũng chủ trương hai chữ "Bác ái". Xem chừng như những đạo lý các thánh hiền nói đó, thời hể chung một loài người dầu ai cũng nên thân ái, huống gì chung một nòi giống nữa ru! Nòi giống ta, ta thương yêu lấy nhau; có cơm ta no chung, có áo ta ấm chung, có nhà cửa ta ở chung, gặp việc vui ta vui chung, vì hột giống thân ái đó càng ngày càng nẩy nở, hoa tự do nhân đó mà muôn tía ngàn hồng, Nam reo Bắc thổi. Việc đồng tâm của 25 triệu nòi giống ta chắc cũng do ta rày mai mà trông được hẳn! Vậy nên ở trong bài thuốc tự lập lại còn có một vị như sau này: giống "thân ái". Hằng hà sa số hột, hột nào càng chắc càng hay!

Nội dung liên quan

  • Chữa chứng bệnh "Tham lợi riêng"

    11/08/2016Phan Bội Châu (1927)Lại có chứng bệnh nữa là chứng bệnh "Tham lợi riêng". Chứng bệnh ấy, người các nước tuy có ít nhiều, nhưng người nước ta tất cả 25 triệu người, ai nấy cũng trúng bệnh ấy đó...
  • Chữa chứng bệnh "ái quốc giả"

    25/05/2016Phan Bội Châu (1927)Chứng bệnh hay giả dối là chúng bệnh chung của người nước ta, mà ở trong chứng bệnh đó lại có một chứng đặc biệt là ái quốc giả.
  • Chữa chứng bệnh "tính ỷ lại"

    12/11/2015Phan Bội Châu (1927)Bệnh người nước ta, kể có 10 chứng, tôi đã nói như bài trên kia mà thăm xét cho ra chúng gì nặng thứ nhất thời có một chứng gọi rằng "ỷ lại tính"...
  • Chữa bệnh "giả dối"

    11/09/2014Phan Bội Châu (1927)Bởi vì có tính ỷ lại mới nảy ra các chứng bệnh nữa: một chứng là hay giả dối...
  • Quốc dân nên tự lập

    08/02/2014Phan Bội Châu (1927)Ô hô gia nô! Ô hô gia nô! Tủi thân vai ngựa lưng lừa, một kiếp gia nô biết bao giờ là thôi? Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời bây giờ. Tôi xin trả lời rằng: "Gia nô nay đã biết thân, thời lo gánh chức quốc dân mới là". Gia nô là thằng ở của một nhà, Quốc dân là ông chủ của một nuớc, một bên thì ty tiện rất mực, một bên thì cao quý rất mực, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được thời chắc cũng muốn lấy phần cao quý mà bỏ phần ty tiện...
  • Chữa chứng bệnh "không biết đường kinh tế"

    04/03/2012Phan Bội Châu (1927)Nếu có ai hỏi rằng: nước vì sao mà mạnh, dân vì sao mà giàu? Thời tôi xin trả lời rằng: "Nguồn bể phú cường chỉ cốt ở đường kinh tế".
  • Chữa chứng bệnh "mê tín hủ tục"

    24/02/2012Phan Bội Châu (1927)Nước ta kể người có 25 triệu, kể đất có 70 vạn ngàn thước vuông tây, nếu làm một nước tự lập chắc không khó gì! Cớ sao mà hèn hạ suy đồi? Thuở xưa còn làm một nước phụ dung, tới bây giờ lại trụt xuống làm một nước nô lệ. Ôi! Nước ta không phải một nước hay sao? Người nước ta không phải là người hay sao?
  • Chữa chứng bệnh "không biết hợp quần"

    21/02/2012Phan Bội Châu (1927)Các chứng bệnh như trên kia là các chứng bệnh cá nhân. Bây giờ lại kể một chúng bệnh như sau này là bệnh chung về đoàn thể. Người ngoại quốc thường khinh bỉ người nước ta, có một câu rằng: "Không có một đoàn thể nào từ ba người trở lên"...
  • Chữa chứng bệnh Đua đuổi hư danh

    14/02/2012Phan Bội Châu (1927)Còn một chứng bệnh nữa là chứng bệnh người ta hay đua đuổi theo cái hư danh vô vị...
  • Chữa chứng bệnh nhút nhát

    11/02/2012Phan Bội Châu (1927)Bệnh giả dối đã chữa lành rồi, nhưng còn có một chứng bệnh nữa là thói nhút nhát. Chứng bệnh đó chữa không lành thời người mạnh hóa người hèn, người khôn hóa người dại, trăm việc gì ưu thắng nhượng cho người mà mình cam chịu về đường liệt bại; biết việc nên nói mà tiếng không dám hở môi, biết đường nên đi mà một bước không dám ra khỏi cửa, miệng hùm gan sứa, thiệt là những bọn anh hùng hào kiệt của nước ta, mà huống chi những kẻ thôn quê hèn hạ đó còn mong gì với chúng nó bàn việc to lớn được?
  • Bài thuốc tự lập có những vị gì?

    09/02/2012Phan Bội Châu (1927)Muốn cho quốc dân hay tự lập, trước hết phải biết tệ bệnh của quốc dân ta những điều gì. Có biết tệ bệnh quốc dân ta vậy sau chứng nào thuốc ấy mới bày ra phương tự lập được...
  • Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

    03/02/2012Phan Bội Châu (1927)Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ", nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy...
  • xem toàn bộ