Chính phủ Việt Nam những ngày đầu độc lập

11:43 SA @ Thứ Hai - 17 Tháng Năm, 2010

>> Xem thêm: 'Tôi tuyên bố Hồ Chí Minh không tham quyền cố vị'...

Chiến tranh thế giới lần thứ II như cơn lốc làm biến đổi số mệnh của hàng triệu con người, tạo cơ hội khách quan cho các dân tộc thuộc địa vùng lên giải phóng khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân.

Ở Việt Nam điều kiện cách mạng chín muồi, ngày 16-8-1945, Đại hội Đại biểu Quốc dân với hơn 60 đại biểu họp ở Tân Trào đã ra lời hiệu triệu: “Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt nam Dân chủ Công hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập”. Đại hội cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Trần Huy Liệu làm Phó chủ tịch và 13 ủy viên: Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Dương Đức Hiền, Chu Văn Tấn, Nguyễn Văn Xuân, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Lê Văn Hiến, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Hữu Đang.

Rồi đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, 12 ngày sau (28/8/1945), Ủy ban Dân tộc Giải phóng tự cải tổ thành Chính phủ Lâm thời. Nhiều ủy viên tự nguyện rút ra khỏi Chính phủ và mời thêm một số nhân sĩ tham gia, tiêu biểu rộng rãi cho Mặt trận dân tộc thống nhất, đủ sức gánh vác công việc quốc gia.

Khởi nghĩa toàn quốc thắng lợi. Ngày 2-9-1945, Chính phủ Lâm thời làm lễ ra mắt quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 23-9-1945, núp dưới bóng quân Đồng Minh, thực dân Pháp đã nổ súng ở Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Thứ tự

Chức vụ

Tên

Đảng phái

1

Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Hồ Chí Minh

Đảng Cộng sản Đông Dương

2

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Võ Nguyên Giáp[1]

Đảng Cộng sản Đông Dương

3

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Chu Văn Tấn

Đảng Cộng sản Đông Dương

4

Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền

Trần Huy Liệu

Đảng Cộng sản Đông Dương

5

Bộ trưởng Bộ Thanh niên

Dương Đức Hiền

Đảng Dân chủ

6

Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế

Nguyễn Mạnh Hà

không đảng phái

7

Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục

Vũ Đình Hòe

Đảng Dân chủ

8

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Vũ Trọng Khánh

9

Bộ trưởng Bộ Y tế

Phạm Ngọc Thạch

10

Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính

Đào Trọng Kim

không đảng phái

11

Bộ trưởng Bộ Lao động

Lê Văn Hiến

Đảng Cộng sản Đông Dương

12

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Phạm Văn Đồng

Đảng Cộng sản Đông Dương

13

Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội

Nguyễn Văn Tố

không đảng phái

14

Ủy viên chính phủ

Cù Huy Cận

Đảng Cộng sản Đông Dương

15

Ủy viên chính phủ

Nguyễn Văn Xuân

^ Võ Nguyên Giáp kiêm chức thứ trưởng Quốc phòng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời
sau phiên họp chính phủ đầu tiên 3-9-1945 – Ảnh tư liệu

Trước tình hình đó, nhằm mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung đối phó với bọn xâm lược nước ngoài, ngày 1-1-1946, Chính phủ Lâm thời được cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp Lâm thời có sự tham gia của một số đại biểu trong Việt Quốc và Việt Cách với nhiệm vụ tổ chức thật tốt cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc đã được quyết định vào ngày 6-1-1946, và thống nhất các lực lượng vũ trang.

Thành phần Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, Nguyễn Hải Thần làm Phó chủ tịch và các bộ trưởng:

Thứ tự

Chức vụ

Tên

Đảng phái

1

Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Hồ Chí Minh

Việt Minh (Việt Nam Độc lập Đồng minh hội) [1]

2

Phó Chủ tịch

Nguyễn Hải Thần

Việt Cách

3

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Võ Nguyên Giáp[2]

Việt Minh

4

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Chu Văn Tấn

Việt Minh

5

Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền cổ động

Trần Huy Liệu

Việt Minh

6

Bộ trưởng Bộ Thanh niên

Dương Đức Hiền

Dân Chủ

7

Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế

Nguyễn Mạnh Hà

không đảng phái

8

Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục

Vũ Đình Hòe

Dân Chủ

9

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Vũ Trọng Khánh

10

Bộ trưởng Bộ Y tế

Trương Đình Tri

Việt Cách

11

Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính

Đào Trọng Kim

không đảng phái

12

Bộ trưởng Bộ Lao động

Lê Văn Hiến

Việt Minh

13

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Phạm Văn Đồng

Việt Minh

14

Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội

Nguyễn Văn Tố

không đảng phái

15

Bộ trưởng Bộ Canh nông

Cù Huy Cận

Việt Minh

16

Quốc vụ khanh

Nguyễn Văn Xuân


^ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được giải tán ngày 11 tháng 11 năm 1945 do sắc lệnh của Chính phủ lâm thời. Đảng viên của Đảng Cộng sản tham gia chính phủ dưới danh nghĩa Việt Minh.

^ Võ Nguyên Giáp kiêm chức Phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (nay gọi là thứ trưởng).

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, cuộc Tổng tuyển cử được diễn ra trên phạm vi cả nước. Ngày mồng 6 tháng giêng năm 1946 cử tri đi bỏ phiếu bầu Quốc Hội. Ở miền nam, nhiều hòm phiếu đã thấm máu hồng của cử tri khi bị quân Pháp tấn công. Ở miền Bắc một số tỉnh bị bọn phản động quấy rối. Nhưng sức mạnh của dân tộc đã làm cho chúng phải chịu thất bạ. Kết quả 333 đại biểu đã trúng cử Đại biểu Quốc hội.

Ngày 2-3-1946, Quốc hội họp kỳ thứ nhất, quyết định bổ sung (không phải bầu) thêm 70 người ở hải ngoại là người của Việt Quốc và Việt Cách. Như vậy Quốc hội khóa I có 403 đại biểu. Đó là Quốc hội đầu tiên ở vùng Đông Nam châu Á, cũng là Quốc hội đầu tiên của các nước thuộc địa cũ được độc lập tự do.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội bầu ra Ban Thưởng trực gồm 15 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết do ông Nguyễn Văn Tố làm trưởng ban. Đồng thời Quốc hội cũng bầu Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Đây là một chính phủ hợp pháp, có đầy đủ uy tín và hiệu lực để điều hành đất nước về cả nhiệm vụ đối nội và đối ngoại, thực hiện kháng chiến và kiến quốc, giữ vững quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.


Bác Hồ với Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ảnh: Tư liệu

Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Nguyễn Hải Thần là Phó chủ tịch, và một số bộ trưởng; Đoàn Cố vấn tối cao – Cố vấn Vĩnh Thụy; Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội – Võ Nguyên Giáp và Phó Chủ tịch Kháng chiến ủy viên hội – Vũ Hồng Khanh.

Thứ tự

Chức vụ

Tên

Đảng phái

1

Chủ tịch

Hồ Chí Minh

Việt Minh

2

Phó Chủ tịch

Nguyễn Hải Thần[1]

Việt Cách

3

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Huỳnh Thúc Kháng

không đảng phái

4

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Nguyễn Tường Tam[2]

Việt Quốc

5

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Phan Anh

không đảng phái

6

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Vũ Đình Hòe

Dân Chủ

7

Bộ trưởng Bộ Giáo dục

Đặng Thai Mai

Việt Minh

8

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Lê Văn Hiến

Việt Minh

9

Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính

Trần Đăng Khoa[3]

Đảng Dân chủ

10

Bộ trưởng Bộ Kinh tế

Chu Bá Phượng

Việt Quốc

11

Bộ trưởng Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động

Trương Đình Tri

Việt Cách

12a

Bộ trưởng Bộ Canh nông

Bồ Xuân Luật[4]

Việt Cách

12b

(từ tháng 4, 1946)

Huỳnh Thiện Lộc


Chỉ 4 ngày sau, sáng 6-3-1946 tại Hà Nội có phiên họp quan trọng của các thành viên Chính phủ, Ủy ban Kháng chiến và Ban thường trực Quốc hội nhất trí tán thành ký Hiệp định Sơ bộ 6-3, ủy quyền cho phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu ký với đại diện Chính phủ Pháp.

Xin trích nguyên văn một phần Biên bản đặc biệt quan trọng này:
“Hội đồng chính phủ Việt Nam, Tối cao Cố vấn đoàn đoàn trưởng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch và Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến toàn quốc, trong phiên họp ngày 6-3-1946, sau khi nghe Cụ Chủ tịch báo cáo tình hình ngoại giao, sau khi hỏi ý kiến của toàn thể:

1. Nghị quyết tán thành ký hiệp định đình chiến và mở cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, theo những điều kiện Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do và Chính phủ Việt Nam bằng lòng để quân đội Pháp thay thế cho quân đội Trung Hoa (nguyên văn đính theo sau)

2. Ủy quyền cho ông Vũ Hồng Khanh, Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến thay mặt cho Hội đồng Chính phủ, cùng Cụ Chủ tịch Chính phủ ký hiệp định trên với đại biểu Pháp.

3. Nghị quyết này do toàn thể Hội đồng, Ủy ban Kháng chiến và Ban thường trực Quốc hội cộng đồng phụ trách trước quốc dân.

Từ ngày 6 tháng 7 đến 13-9-1946, phái đoàn Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa do ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn đã tham dự cuộc đàm phán chính thức Việt – Pháp ở Phôngtennơblô (Pháp). Vì được Mỹ ủng hộ, nên Pháp ngoan cố và trắng trợn xóa bỏ Hiệp định Sơ bộ, nên cuộc đàm phán không đạt kết quả.

Do thắng lợi của Tổng tuyển cử mồng 6 tháng giêng năm 1946, từ 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minhvới tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp đã lên đường sang thăm nước Pháp. Những ngày ở đây, Người đã gặp gỡ kiều bào ta và tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân Pháp. Người tranh thủ trình bầy rõ quan điểm của Việt Nam, kêu gọi sự ủng hộ của các nhà yêu nước và công luận đối với sự nghiệp chính nghĩa, bảo vệ nền độc lập của Việt Nam. Hội đàm Việt Pháp Phôngtennơblô tuy không thành, nhưng ngày 14-9-1946, để tỏ thiện chí hòa bình, tranh thủ thêm thời gian chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký kết với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9.

Từ Tổng tuyển cử 6-1-1946 đến bản Tạm ước 14-9-1946 chỉ có chín tháng, nhưng Việt Nam trải qua bao nhiêu biến cố. Đặc biệt ở Nam Bộ tiếng súng gây hấn của thực dân Pháp ngày càng lan rộng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tạm ước 14-9 với Pháp để quân dân ta có thêm thời gian chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến trường kỳ, mà Người đã biết trước không thể tránh khỏi, bởi “chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”.

'Tôi tuyên bố Hồ Chí Minh không tham quyền cố vị'

(Trần Đình Huỳnh, Tuần Việt Nam)

Hồ Chí Minh không phải là kẻ "tham quyền cố vị". Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái... - Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 31/10/1946 trước Quốc hội khóa I.

Ngày nay, nhìn lại những nỗ lực để đi tới hoàn thiện cái mà Hồ Chí Minh mong muốn "Nước ta là một nước dân chủ", chúng ta càng thấy những giá trị cao cả, đích thực trong tư tưởng, nhất là trong thực hành dân chủ của Người.

Thứ nhất, tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện ở quyết tâm tiến hành ngay cuộc tổng tuyển cử toàn quốc đầu tiên với các nguyên tắc: phổ thông, tự do trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đó là một cuộc tổng tuyển cử mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh mà cho tới nay Luật bầu cử vẫn cần học hỏi.

Thứ hai, tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minhthể hiện ở việc xây dựng và ban bố Hiến pháp1946, đặt viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.

Mọi quyền hạn đều của dân

Cho đến trước cách mạng tháng 8/1945, Việt Nam chưa trải qua bất cứ chế độ dân chủ nào, do đó khi thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa thì cả chủ thể lãnh đạo, quản lý lẫn dân chúng đều chưa có trải nghiệm về dân chủ.


Ảnh tư liệu

Đọc lại bản Hiến pháp 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam do Hồ Chí Minh chủ trì xây dựng, tất cả những người nghiên cứu về dân chủ, dù khác nhau về tư tưởng và chính kiến, đều phải thừa nhận rằng: từ giữa thế kỷ XX, trong những điều kiện và hoàn cảnh để thực hành dân chủ vô cùng khó khăn, Việt Nam đã đạt tới những quan niệm dân chủ, được xác định trong Hiến pháp 1946, sánh ngang các thể chế dân chủ tiên tiến trên thế giới.

Nội dung bản Hiến pháp ấy có những quy định mà Hiến pháp hiện hành của nước ta cũng chưa đạt tới.

Một vấn đề nổi bật nhất là Hiến pháp 1946 đã xác nhận về mặt pháp lý quyền làm chủ của nhân dân và quy định những điều ràng buộc để đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ đó.

Điều 1 Hiến pháp 1946 ghi: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo".

Nhưng để thực hành quyền bính ấy lại phải thông qua việc kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Quản lý mọi mặt đất nước đều phải có sự ủy thác quyền lực của nhân dân cho cơ quan đại diện đảm trách.

Lường trước nguy cơ lạm quyền của những người được ủy thác và cả những sai lầm khi cơ quan công quyền ra các quyết sách chính trị và ban hành các quy phạm pháp luật, nên nhất thiết nhân dân phải giữ lại một số quyền để mình trực tiếp tự quyết định và là quyết định tối hậu. Đó là quyền phúc quyết của nhân dân. Quan trọng nhất là việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp.

Hiến pháp 1946 quy định Quốc hội được ủy thác quyền soạn thảo Hiến pháp, đặt ra pháp luật, sửa đổi Hiến pháp và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của quốc gia. Nhưng "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia" và, việc sửa đổi Hiến pháp thì “Những điều thay đổi khi đã được nghị viện phê chuẩn phải đưa ra toàn dân phúc quyết”.

Quyền phúc quyết không phải là việc đưa ra cho nhân dân tham gia, góp ý kiến hay đề nghị mà là quyền Hiến định, là điều bắt buộc các đạo luật và cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân phải tuân thủ. Quyền phúc quyết là thể chế hóa tư tưởng quan trọng nhất của Hồ Chí Minh về dân chủ: "Mọi quyền hạn đều của dân, việc đổi mới, xây dựng đất nước là trách nhiệm của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Một khi quyền dân chủ đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia thì không còn vấn đề tranh cãi "thu hẹp" hay "mở rộng", ai có quyền "thu hẹp" hay "mở rộng" dân chủ mà là thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật.

Dân chủ bầu cử và ứng cử

Tư tưởng dân chủ quan trọng và có ý nghĩa thiết thực nhất của Hồ Chí Minh là ở thực hành dân chủ. Thể chế dân chủ tuy là vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất nhưng việc thực hành dân chủ lại là điều cốt tử, là lẽ sống còn của chế độ dân chủ. Chỉ có thực hành dân chủ mới có thể biến dân chủ hình thức, dân chủ trên văn bản, trong các lời tuyên bố... thành dân chủ thực tế chứ không phải là những con chữ hoa mĩ nằm trên giấy.

Một khi quyền dân chủ đã được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia thì không còn vấn đề tranh cãi "thu hẹp" hay "mở rộng", ai có quyền "thu hẹp" hay "mở rộng" dân chủ mà là thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật.

Để thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cần phải:

- Có đủ những văn bản luật đúng, phù hợp với thực tiễn và được lòng dân. Nhưng văn bản luật nào, nguyên tắc nào cũng đều do con người làm ra, nghĩa là ý chí của giai cấp cầm quyền thông qua cơ quan đại diện được nhân dân bầu, soạn thảo và ban bố.

Vậy thực hành dân chủ mấu chốt là ở vấn đề tự do, dân chủ bầu cử và ứng cử để chọn được người xứng đáng tham gia Quốc hội. Hồ Chủ tịch đã viết: "Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó.

Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết".

- Tổ chức bộ máy nhà nước để thực thi luật pháp là lực lượng đảm bảo thực hành dân chủ. Như Hồ Chí Minh đã nói, tổ chức ấy phải gọn nhẹ, sáng suốt, trong sạch, đủ năng lực và bản lĩnh để chấp hành pháp luật.

Người trong bộ máy nhà nước phải được lựa chọn theo những tiêu chí cụ thể và công khai. Người đó phải có uy tín trong dân chúng, có năng lực đảm trách, điều hành một lĩnh vực của nền hành chính quốc gia, có liêm, chính (không nhằm mục tiêu thăng quan phát tài, tham nhũng và ăn hối lộ).

Tóm lại là những người có “danh vọng, đạo đức, một mặt có thể giúp ý kiến cho Chính phủ, một mặt có thể điều khiển quốc dân”.

Người được Quốc hội cử ra thành lập Chính phủ mới theo Hồ Chí Minh, phải tuyên bố về tư cách của bản thân và tư cách của từng thành viên Chính phủ.

Không có chuyện "nhẹ trên nặng dưới"

Nhớ lại phiên họp ngày 31/10/1946, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I, sau khi được Quốc hội nhất trí giao trách nhiệm cho thành lập Chính phủ mới, Hồ Chí Minhđã nói: “Giờ tôi xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng: Hồ Chí Minh không phải là kẻ "tham quyền cố vị".

Bác Hồ từng nói quan tham vì dân dại. Dân biết hưởng quyền dân chủ do Hiến pháp quy định sẽ là đảm bảo chắc chắn cho chế độ dân chủ tốt đẹp đã được Hiến định trở thành hiện thực.

"Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái... Tuy trong quyết nghị không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết...; Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà".

Theo tư tưởng và cách hành xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì một xã hội chỉ thật sự dân chủ và pháp quyền khi cơ quan nhà nước là công bộc của dân. Tuyệt đối không cho bất kỳ ai, dù ở cấp bậc nào, người trong đảng hay ngoài đảng được sống ngoài vòng pháp luật theo kiểu "xử nội bộ", xuê xoa che mắt quần chúng, thiên vị "nhẹ trên nặng dưới".

- Có Hiến pháp và pháp luật đúng và đủ, có cơ quan công quyền trong sạch, có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mẫn cán, đồng thời phải có hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có cơ quan tư pháp thực sự "dĩ công vi thượng", không bị áp lực từ bất cứ ai, cơ quan nào.

"Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp" (điều 69).

- Giáo dục pháp luật và nâng cao văn hóa dân chủ cho tất cả mọi người. Nâng cao dân trí và nâng cao quan trí để tư tưởng dân chủ của Bác Hồ "Nước ta là nước dân chủ, mọi người có quyền làm, có quyền nói" trở thành hiện thực.

Dân có hiểu biết về pháp luật, biết hành xử theo pháp luật, đó là cơ sở để nhà nước thực thi đúng pháp luật. Bác Hồ từng nói quan tham vì dân dại. Dân biết hưởng quyền dân chủ do Hiến pháp quy định sẽ là đảm bảo chắc chắn cho chế độ dân chủ tốt đẹp đã được Hiến định trở thành hiện thực.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tuyên ngôn Độc lập

    01/09/2016GS. Tương LaiCách đây 64 năm, đúng ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính chất và chức năng của thể chế mới được nêu rõ trong tên nước và các tiêu chí đi liền với cái tên đó theo một logic chặt chẽ và nhất quán: Độc lập là điều kiện tiên quyết để xây dựng thể chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân...
  • Cải cách Hiến Pháp ở Trung Quốc

    28/08/2010Nguyễn Trần BạtTrong đời sống
    quốc tế hiện đại, tự do không còn là quyền chính trị mà đã trở thành
    quyền phát triển và nó gắn liền với các cuộc cạnh tranh toàn cầu. Nếu
    không có tự do thì năng lực cá nhân, năng lực xã hội không được giải
    phóng và do đó, năng lực phát triển của dân tộc cũng không được giải
    phóng. Khi năng lực phát triển không được giải phóng thì năng lực cạnh
    tranh sẽ giảm...
  • Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?

    11/07/2009Linh Thủy“Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất với trên 200 năm lịch sử, trong khi các bản Hiến pháp hiện nay của Pháp, Đức, Nhật, Nga đều là những bản Hiến pháp mới mẻ và có thời gian tồn tại chưa lâu. Tôi muốn hiểu tại sao và do đâu nước Mỹ lại có được sự ổn định đó?” - Dịch giả Nguyễn Cảnh Bình.