Cách sống người Việt đi ngược với văn hóa Nhật

01:32 CH @ Thứ Năm - 20 Tháng Sáu, 2013
“Không chỉ ở chuyện dối trá, ăn trộm ăn cắp, mà tác phong, cách sống của người Việt cũng đi ngược lại với văn hóa Nhật”, chị Nguyễn Quyên chia sẻ.

Để làm sáng tỏ thông tin về tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản), VietNamNet đã liên hệ với một số trí thức đang học tập và sinh sống tại Nhật Bản.

Chị Nguyễn Quyên, một trí thức đang sinh sống ở tỉnh Ibaraki cho biết, tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện ở bên Nhật là có thật.

“Cộng đồng người Việt Nam bên này có đủ loại người. Số người ăn cắp, ăn trộm, đi tàu trốn vé nhiều không kể xiết. Bạn nào nói đó chỉ là một tấm biển thông thường thì suy nghĩ quá dễ dãi và bao biện. Người Việt Nam về cơ bản không chấp nhận nhìn thẳng vào sự xấu xí của dân tộc mình để tự thấy hổ thẹn mà thay đổi.

 Một tấm biển như thế này thực sự là một cái tát vào dân Việt Nam. Ở Nhật cũng có chuyện người Nhật ăn cắp, nhưng không nhiều. Nếu có biển thì họ chỉ ghi biển tiếng Nhật là chúng tôi đang dùng camera theo dõi đó. Còn viết hẳn bằng tiếng Việt tức là chỉ đích danh dân Việt Nam hay ăn cắp rồi. Vì đối tượng ăn cắp cũng nhiều người không biết tiếng Nhật, là tu nghiệp sinh. Họ còn phải viết rõ là phạt tù, báo cảnh sát đó”, chị Quyên chia sẻ.

Chị Quyên cho biết, chị sống ở Nhật đã vài năm, chị thấy truyền hình Nhật đưa nhiều phóng sự về ăn cắp vặt trong đó có người Việt Nam, hùng dũng lái xe vào siêu thị ăn cắp cả bao gạo đi ra. Bên Nhật đưa hẳn trực thăng đi càn quét.

“Chuyện người Việt đi tàu trốn vé thì nhiều không kể xiết. Đặc biệt là dân du học sinh thì nhốn nháo, đủ loại người. Người Nhật xưa nay trung thực, ít ai trốn vé. Nhưng vì người nước ngoài trong đó có người Việt Nam trốn vé nhiều nên ở những ga lớn như Ueno ở Tokyo, người ta có nhân viên đứng canh cửa soát vé, nhưng dân mình vẫn đủ trò lách luật được”, chị Quyên kể.

Chị Quyên cho biết, với các hành vi ăn cắp vặt, gian lận vé tàu, khi bị bắt thì họ phát hành chính, phạt tiền, còn nếu làm găng họ mới báo về trường, về công ty. “Nói chung là cái ảnh hưởng về vật chất không lớn nhưng sĩ diện và tự trọng thì bị ảnh hưởng lớn”, chị nói.

Người Nhật không bày tỏ thái độ ra bên ngoài, nhưng theo chị Quyên, họ vẫn kỳ thị người Việt, bởi không chỉ chuyện gian dối, dối trá, ăn cắp, ăn trộm, mà tác phong, cách sống của người Việt cũng đi ngược với văn hóa Nhật. Người Việt hay tụ tập ồn ào, nói to oang oang, còn người Nhật thì không thế.

Hơn 8 năm sinh sống ở Nhật, chị Nguyễn Việt Anh (hiện đang cư trú ở Chi Ba, giáp Tokyo) cho biết, mấy năm nay do tiếng Nhật kém nên nhiều người sang đây không có việc làm, vấn đề việc làm đang rất nóng hổi. Có thể vì không có việc làm, không đủ tiền chi tiêu nên đẩy người Việt vào nạn ăn cắp vặt.

“Nhiều người không tìm hiểu kỹ khi đi Nhật nên cứ nghĩ sang đây là miền đất hứa. Nếu người Việt mình sang Nhật mà không chịu khó học tập thì sang đây là địa ngục”, chị Việt Anh bày tỏ.

Tuy tấm biển cho thấy hình ảnh xấu xí của người Việt, nhưng chị Việt Anh cho biết, ở bên đó vẫn còn số đông người Việt chăm chỉ và được người Nhật quý mến. Bằng chứng là ở khu chị sống có khoảng 100 người Việt nhưng không thấy ai bị kỳ thị và bị người Nhật ghét cả.

“Tôi thấy buồn vì một số cá nhân làm cho cái nhìn của người Nhật về con người Việt bị dần xấu đi. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn số đông người Việt ở Nhật chăm chỉ và phấn đấu lao động học tập được người Nhật quý mến và trân trọng. Nên cuộc sống muôn màu, giống như xã hội Việt Nam thu nhỏ vậy. Những con sâu làm rầu nồi canh kia không sớm thì muộn sẽ bị xã hội Nhật loại bỏ. Những người đó không sớm thì muộn sẽ bị bắt và trục xuất thôi. Nếu là người có visa vĩnh trú thì đi tù vài tháng. Nếu là visa ngắn hạn thì họ cắt luôn cho về nước”, chị Việt Nam chia sẻ.


Nguồn:Vietnamnet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản

    02/04/2018Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

    26/06/2016Vu GiaLãnh đạo các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc...
  • Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    07/04/2014Cao Huy ThuầnNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn.