Về nguyên nhân của bệnh thành tích trong ngành giáo dục
Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã tiến lên, người dân ở những mức độ khác nhau điều hướng được sự tiến lên đó trong cuộc sống hàng ngày. Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, trong đó có những ý kiến cho rằng ngành giáo dục đã thụt lùi.
Cứ nhìn vào số người được đi học người có trình độ phổ thông, người được tốt nghiệp Đại học, rối số lượng Giáo sư, Phó Giáo sư... thì đa phần chúng ta sẽ hài lòng. Thế nhưng, nền giáo dục thông qua những gì mà chúng ta thấy, có cả cái nhìn của những người có chuyên môn cao, cho đến cái nhìn của người dân bình thường lại không mấy sáng sủa và đang rất đáng lo ngại.
Nhiều người cho rằng bệnh thành tích là một nguyên nhân thụt lùi, nhưng vì sao ngành giáo dục lại mang trong mình bệnh thành tích?
Ở thời bao cấp tuy khó khăn, song một khi đội ngũ thầy cô giáo chuyên tâm hết lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người thì cuộc sống hàng ngày, tương lai của họ vẫn được đảm bào một cách cơ bản như một người. Học sinh đi học trong muôn vàn khó khăn túng thiếu, song ở một cấp đều không phải đóng tiền, học ở các Trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp còn được nhận học bổng để chuyên tâm học hành và học tập càng giỏi, càng phấn đấu tốt thì tương lai càng rộng mở.
Ngày nay, trong xã hội không phải mọi người cũng cùng mục tiêu phấn đấu. Dù không hiếm những người thầy hết lòng chăm lo cho sự nghiệp trồng người, nhưng đa phần các thầy giáo ngày nay không thể chỉ chuyên tâm hết mình cho công việc ở trường mà còn phải lo trang trải quá nhiêu nhu cầu của cuộc sống, vì đồng lương danh nghĩa quá thấp. Còn học trò, đi học phổ thông đã phải đóng tiền, thi đỗ vào Đại học đã khó, đỗ rồi lấy tiền đâu để học, học xong đi làm ở đâu?
Ngoại trừ một số trường thực sự có chát lượng, còn quá nhiều để trường phổ thông có nhiều thầy không cần cố gắng hết mình, nhiều trò không phải học hết mình, nhưng tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp vẫn đều đều năm sau cao hơn năm trước.
Thế rồi với kết quả thi tốt nghiệp phổ thông cao, những "cô tú câu tú" nô nức thi vào Đại học để rồi nghịch lý yếu tất yếu xảy ra: tỷ lệ học sinh không làm được bài, bị điểm "liệt" rất cao...
Như vậy, bệnh thành tích ở các trường phổ thông có phần từ thày cô giáo, có phần từ học sinh và cả cha mẹ học sinh, song nguyên nhân trực tiếp làm cho hệ thống giáo dục bị nhiễm bệnh thành tích chính là việc các nhà quản lý lãnh đạo ở các địa phương và các ngành giáo dục đã đặt lên vai các trương những yêu cầu về thành tích mà không căn cứ váo thực chất của đội ngũ thầy và trò.
Thời nào cũng có những học sinh, sinh viên dù khó tới đâu vẫn chăm chỉ học hành và học giỏi còn đa số thì phải tính toán để làm sao học xong ra trường và có việc làm. Chính thực tế đó đã tạo nên một phản ứng dây chuyền và hành trình triết lý của số đông người đi học là để qua được, đỗ được, tốt nghiệp được và cuối cùng là có được tấm bằng, bằng càng cao càng tốt, càng nhiều bằng càng hay. Có được tấm bằng mang đi xin việc, có chỗ nhận, có lương cao là quý lắm. Như thế, dĩ nhiên trong hoàn cảnh hiện nay, hệ thống giáo dục sẽ đáp ứng "triết lý" này, dù lãnh đạo ngành và các thầy cô giáo có tâm quyết không muốn, quảng đại quần chúng nhân dân từ trong nhận thức cũng chẳng ai muốn, nhưng trong thực tế đã xảy ra tình trạng dạy nhanh, day ẩu, cho điểm, cho lên lớp, xếp hạng cao hơn thực lực, cho đỗ tốt nghiệp không theo thực chất mà theo nhu cầu của người học và chỉ tiêu của cấp trên giao. Từ đó, tệ nạn chạy theo thành tích hình thành và phát triển.
Vậy thì phải chữa bệnh thành tích của ngành giáo dục như thế nào? Tất nhiên là đưa một liều thuốc mạnh thẳng vào ngành giáo dục, song cũng phải trị "nguyên phát" của căn bệnh, đó chính là những nơi sử dụng con người. Tuyển dụng, sử dụng người không thể chỉ cần có bằng cấp, mà phải căn cứ vào trình độ thực chất của ứng viên như nhiều nơi đã và đang làm. Thực tế hiện nay sồ "cậu cử, cô cử” không thực chất chẳng bao giờ dám ứng tuyển vào những nơi đòi thực chất, cho dù chỗ ở đây có lương cao và điều kiện làm việc khá lý tưởng. Nên hiểu rằng thực chất không hoàn toàn đúng nghĩa với giởi. Xã hội dùng người thực chất, dùng hàng thật - hàng chất lương cao thì hàng giả, hàng dởm sẽ không còn đất dung thân. Cũng thế, ngành giáo dục và đào tạo sẽ không thể chạy theo thành tích mà cho ra lò những cử nhân dởm, kỹ sư giả được. Khi đó cũng sẽ không còn tình trang chen nhau thi Đại học để rồi trượt nhiều, đỗ ít "thầy" thì đông mà “thợ" thì ít trong đó không ít "thầy” chẳng ra "thầy” mà "thợ" cũng chẳng ra “thợ".
Tất nhiên, muốn sự nghiệp giáo dục và đào tao của nước ta tiến lên, không thể trị hết căn bệnh thành tích là được, mà còn đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, toàn diện hơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường