Chương sau hết: Bài tóm cách làm việc
Các chứng bịnh đã chữa lành rồi bây giờ mới tính cách làm việc.
Thứ nhất là phải có chủ nghĩa, thứ nhì là phải có chương trình, thứ ba là phải có kế hoạch. Có đủ ba điều đó thời việc mới có thể làm nên.
Bây giờ xin giải thích điều thứ nhất:
Hể phàm làm một việc, tất trước phảicó chủ nghĩa. Chủ nghĩa có tốt có xấu, có phải có chẳng. Khi ta bắt đầu sắp sửalàm việc thời ta phải hết sức kén chọn.
Thấy chủ nghĩa gì đã tốt lại phải,thời ta phải giữ chặt chủ nghĩa ấy mà làm; ví như bắn bia phải nhìn các trungtâm bia cho chắc chắn; ví như vượt bể tất phải dòm xét cái mũi châm phương hướng cho kỹ càng. Trung tâm bia đó đã nhìn được chắc chắn bắn mới không sai,châm phương hướng đó xét được rành thời thuyền đi mới không lỗi. Người làm việc mà có chủ nghĩa, đó là vào trường bắn mà xem thấu bia, vặn máy thuyền mà địnhchắc hướng, Vậy nên người làm việc, trước hết phải kén chọn chủ nghĩa cho vững vàng.
Bây giờ lại giải thích điều thứ nhì:Khi sắp sửa làm việc thời kén chọn chủ nghĩa vẫn cần lắm; nếu đã có chủ nghĩamà khi bắt tay vào làm mà không có chương trình, thời như người đánh cờ màkhông tính suốt cả bàn, vội vàng lụp chụp, thấy nước thời đi, nước sau đem lại nước trước, nước trước đem lại nước sau, thời bàn cờ đó tất nhiên phải thua. Vìvậy, làm một việc gì, tất phải định một cái chương trình cho việc ấỵ Ví nhưmuốn đi một lối đường từ Huế ra Hà Nội, tất phải tính toan từ khi bước chân ra đi, cho đến khi tới Hà Nội, tiền đi xe lửa tốn hết bao nhiêu, tiền đi ô tô hếtbao nhiêu, tiền đi xe tay và tổn phí ở trên xe hết bao nhiêu, lại phải nghĩ trước cả mọi điều, như giấy thông hành, giấy căn cước, đồ hành trang, người đàytớ, với giữa đường phải xuống ga nào; đến nơi thời trú những nhà nào; vả lại, khi giữa đường hoặc khi đến nơi, có điều gì trở ngại hay không, thời phải tínhlàm cách gì cho trơn chảy. Lại như tiền tổn phí, tất phải phòng dự, chớ "đo bò làm chuồng", lỡ khi thiếu thời dang dở; việc phòng bị tất phải sắp đặt sẵn sàng, chớ "bắc nước đòi gà"; sợ khi gấp thời không xong.
Người trỏ lối đưa đường phải lựa cho thập phần chắc chắn, chớ có rước thầy mù coi đất mà đến khi lỡ làng. Tính toán các điều ấy đủ rồi thời ta định sẵn một cái chương trình, việc gì trước ta làm trước, việc gì sau ta làm sau, việc gì lành ta theo, việc dữ thời ta tránh.Chương trình chắc chắn, noi đó mà đi, có sợ gì đi không tới nơi đâu?
Bây giờ lại giải thích về điều ba: Hễ phàm một chủ nghĩa vẫn chính đáng, chương trình vẫn tinh tường, còn một điềuđáng lo là còn sợ kế hoạch không được hoàn thiện, vậy nên cần có kế hoa.ch. Ông Khổng tử có câu rằng:
"Hiếu mưu nhi thành", nghĩa là làm việc phải có tìm mưu mẹo, mà mưu mẹo phải tìm cho đến chốn đếnnơi. Sách Binh thư có câu: "Đa toán thắng, thiểu toán bất thắng",nghĩa là tính toán được nhiều nước thời ăn hơn, tính toán được ít nước thờiphải thuạ Ví như hai người vật nhau một người sức mạnh mà không có mẹo, mộtngười sức yếu mà có nhiều mẹo, thời người sức yếu chắc ăn hơn. Cái mẹo đó, tứclà kế hoạch; mà trong khi tính toán kế hoạch, thời phải đủ ba điều: một là cân nhắc về phần trí khôn; hai là cân nhắc về phần lực lượng; ba là cân nhắc vềphần thời thế. Lựa trong ba điều đó, mà tính toan bày đặt cho đủ cả mọi đường,như làm một bài tính, không bỏ sót một con số nàọ Đó là kế hoa.ch. Việc thiên hạ đầu nhỏ đầu to, nhưng mỗi một việc tất phải có một kế hoạch; nếu kế hoạchđược tinh tường chu đáo, thời có việc gì là chẳng nên? Nói tóm lại, làm việcphải có chủ nghĩa, mà mình đối với chủ nghĩa tất phải hết sức trung thành, thàlà vì chủ nghĩa mà giết mình, chẳng nên vì mình mà giết chủ nghĩa. Như ông TônVăn trót một đời người hết sức trung thành với "Tam Dân chủ nghĩa",thật là gương cho ta đó. Còn ngoài ra như chương trình tất phải châm chước chokỹ càng, tổ chức cho hoàn thiện, mà lại phải có kế hoạch cho kỹ càng thờichương trình mới thực hành được; nếu có chủ nghĩa mà không có chương trình, thờichủ nghĩa không bao giờ thực hiện; nếu có chưong trình mà không kế hoạch thờichương trình không bao giờ thành công. Vậy nên ở trong cách làm việc phải cầncó cả ba điều đó.
Lại còn có một lẽ người ta cần phảibiết, biết không thấu thời làm không xong. Ông Tôn Văn có câu nói rằng"Tri nan hành dị", nghĩa là biết được rành thời khó; đã biết rồi màlàm thời dễ. Nếu anh em làm việc cần phải biết cho rành. Lại còn một tệ bệnh,người ta càng nên biết lắm.
Thí dụ: Muốn lấy trộm một nhà ônggiàu thời làm thế nào? Những khi bình thường phải giả ngẫn giả ngơ, giả khờ giảdại, chớ cho ông nhà giàu đó biết mình là kẻ trộm bợm. Vậy sau khi thực hànhmới dễ được thành công. Ông Lão Tử có câu nói rằng: "Đại trí nhượcngu", Nghĩa là những người khôn rất to thời phải làm như hình người ngụLại có câu rằng: "Đại xảo nhược chuyết", nghĩa là những người khéo rất to, thời phải làm như hình người vụng. Vậy nên những người muốn làm việc,trước phải bồi dưỡng hai cái tinh thần:
1. Tinh thần nín nhịn;
2. Tinh thần tránh tiếng.
Hay nín nhịn thời chớ có giận vặtvới hung hăng những thói vũ phu; hay tránh tiếng thời chớ có bán tiếng muadanh, để cho những người tầm thường không kể mình là giỏi mới là hay.
Sách Binh Thư có câu rằng:"Tịnh như xử nử, động như thoát thố". Câu trên nghĩa là: Khi ta hãycòn lặng lẽ, thời êm đềm kín đáo như chị con gái chưa lấy chồng ở trong mộtchốn buồng sâu, vẫn mình là rất muốn lấy chồng, mà không để cho ai biết".Câu nói đó là bày vẻ cách kế hoạch cho người ta làm việc. Câu nói dưới nghĩalà: "Khi ta hành động tất phải nhìn theo thời thế mà theo cho gấp, như conthỏ ở trong lồng mà được xổ ra, thời bổng chốc mà chạy rất mau, dầu ai lanh đếnmấy cũng không có thể bắt được nó". Câu nói đó là bày vẻ cho cách người tahành động. Cách làm việc nếu được như hai câu nói đó thời việc gì cũng thànhcông; nếu không được như hai câu nói đó, thời việc gì cũng thất bại.
Tuy nhiên, lại có một lẽ: Hễ phàmtính việc thời tất muốn thành công, mà đã có gan làm việc thời lại phảiI không sợ thất bại; bởi vì, hể làm việc tất phải trải qua một lối thất bại mới đếnthành công.
Sách Tây có câu: "Thất bại làmẹ đẻ ra thành công". Tục ngữ ta có câu rằng: "Đứt tay mới haythuốc", Vây nên những việc thất bại, chính là trường học thiên nhiên màdạy bảo cho mình đến thành công. Người ta chỉ sợ mình không có gan làm việc,còn thất bại thời không nên sợ gì; càng thất bại càng làm, càng làm càng sinhra khôn khéo; trải qua một phen thất bại thời thêm ra được một mối thành công.Vậy mới biết: Thất bại là mẹ đẻ ra thành công, có thế thật!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý