Bài học sau cùng
Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình: "Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây, sự học sắp kết thúc ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng".
Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi: Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu? Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên? Học trò đồng thanh đáp, trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!
Nhà hiền triết nói: Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi? Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.
Một người trong toán học trò lên tiếng trước: "Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!"
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: "Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!"
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nó: "Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!".
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói: “Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!”.
Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói: "Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quầy lại đây ta nói chuyện sau".
Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.
Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: "Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để linh hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những đức tính tốt".
Đọc câu chuyện vừa rồi, ai mà chẳng khâm phục sự vĩ đại của nhà hiền triết và sự thông minh của các học trò của ông. Hãy thử nghĩ nếu cuộc sống của chúng ta mà thiếu những bài học sau cùng như thế này, thì dẫu có học đến hàng xe sách cũng phỏng có ý nghĩa gì.
Lời bình
Đây là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nó cung cấp cho mỗi chúng ta bài học lớn, đó là: Những ai muốn đạt tới một tương lai tốt đẹp, với một kết cục hoàn toàn theo ý muốn thì cách hiệu quả nhất là bạn từng bước dành tối đa thời gian quan tâm tới và làm cho những điều tốt, việc tốt và rèn luyện những đức tính tốt.
Càng quan tâm thực sự và đặt mức độ ưu tiên để thực hiện điều tốt, tránh xa những điều xấu xa, thói quen xấu thì kết quả bạn mong đợi sẽ càng nhanh chóng đạt được. Đó là luật nhân quả không loại trừ một ai trong chúng ta.
Giữ một thái độ hài hòa trong hành động là điều quan trọng đảm bảo cho một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Vậy nếu bạn muốn có một kết cục trọn vẹn/ tổng thể, cho toàn tập thể; thiêng liêng, cao cả, tốt đẹp; tầm cỡ quan trọng, có tính thực chất, đem lại sự ổn định,mang ý nghĩa lâu dài; đúng với thỏa thuận, cam kết; theo kế hoạch vạch ra, phù hợp với vai trò và trách nhiệm, hòa hợp với tinh thần và văn hóa, đề cao được thuận lợi/ phù hợp với thế mạnh,... dành cho mình, bạn cần phải:
- Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều toàn cục, tổng thể, toàn tập thể hơn là sa đà vào cục bộ, tiểu tiết, cá nhân
- Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều thiêng liêng, cao cả, điều tốt, thói quen tốt hơn là sa đà vào thấp kém, tục tĩu, điều xấu, thói quen xấu
- Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều hợp với mức độ quan trọng, có thực chất, tầm cỡ quan trọng, sự ổn định, mang ý nghĩa lâu dài... hơn là sa đà vào việc những việc vô bổ, chưa cấp thiết, hình thức, làm cho bất ổn, ngắn hạn, thời vụ
- Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều đã thỏa thuận, cam kết, tin tưởng hơn là sa đà vào những điều chưa thống nhất, chưa cam kết, triệt hạ uy tín- Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều hợp với kế hoạch đề ra, hợp với vai trò và trách nhiệm hơn là sa đà vào những việc ngoài kế hoạch, trái với vai trò, trách nhiệm đang gánh vác
- Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều hợp với văn hóa/ nhân văn, tinh thần, tình cảm, tâm linh hơn là sa đà vào tiền bạc, vật chất, bạo lực, phi nhân văn
- Chú ý đến và làm nhiều hơn cho những điều tăng cường thuận lợi, thế mạnh của mình hơn là sa đà vào làm ngày một khó khăn hơn, yếu hơn
Nhân đây, tôi xin nhắc lại một Nghệ thuật sống gắn với Luật nhân quả ở nơi cửa Phật để các bạn tham khảo
Gieo gì hôm nay:
Nếu bạn gieo thành thật bạn sẽ gặt lòng tin
Nếu bạn gieo lòng tốt bạn sẽ gặt thân thiện
Nếu bạn gieo khiêm tốn bạn sẽ gặt cao thượng
Nếu bạn gieo kiên nhẫn bạn sẽ gặt chiến thắng
Nếu bạn gieo cân nhắc bạn sẽ gặt hòa thuận
Nếu bạn gieo chăm chỉ bạn sẽ gặt thành công
Nếu bạn gieo tha thứ bạn sẽ gặt hòa giải
Nếu bạn gieo cởi mở bạn sẽ gặt thân mật
Nếu bạn gieo chịu đựng bạn sẽ gặt cộng tác
Nếu bạn gieo niềm tin bạn sẽ gặt phép màuNhưng:
Nếu bạn gieo dối trá bạn sẽ gặt ngờ vực
Nếu bạn gieo ích kỉ bạn sẽ gặt cô đơn
Nếu bạn gieo kiêu hãnh bạn sẽ gặt hủy diệt
Nếu bạn gieo đố kị bạn sẽ gặt phiền muội
Nếu bạn gieo lười biếng bạn sẽ gặt mụ mẫm
Nếu bạn gieo đắng cay bạn sẽ gặt cô lập
Nếu bạn gieo tham lam bạn sẽ gặt tổn hại
Nếu bạn gieo tầm phào bạn sẽ gặt kẻ thù
Nếu bạn gieo lo lắng bạn sẽ gặt lo âu
Nếu bạn gieo tội lỗi bạn sẽ gặt tội lỗi
Vì vậy, hãy cẩn thận những gì bạn gieo HÔM NAY,
nó sẽ QUYẾT ĐỊNH những gì bạn gặt vào NGÀY MAI
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn