Ba câu hỏi tháng cuối năm 2015 của ChungTa.com

01:28 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Mười Hai, 2015

Thưa các quý bạn đọc!

Kiến trì với tôn chỉ của sứ mệnh góp phần khai minh xã hội bằng chia sẻ những giá trị văn hoá với cộng đồng!

Ban biên tập chungta.com vẫn luôn trăn trở về Quốc gia / Con người / và Trí thức!

Cuối năm suy tư về hai câu thơ đầy nỗi niềm của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu :

'Nước mấy ngàn năm vẫn trẻ con
Dân dăm chục triệu, ai người lớn ? '

nên chungta.com đặt ra ba câu hỏi với các tâc giả, thành viên và bạn đọc ( như dưới đây ) nhằm tìm câu trả lời của chúng ta để 'hoá giải' hai câu thơ như ám ảnh đó!

Câu 1: Một quốc gia Trưởng thành là thế nào?(Một đất nước mà bạn mơ ước)

Câu 2: Một con người Trưởng thành là thế nào?(Một con người mà bạn cho là lý tưởng)

Câu 3: Vai trò của người trí thức trong nội hàm của hai câu trên?(Người trí thức cần có vai trò gì đối với bản thân và đất nước)


Kính mong các quý tác giả cùng quý bạn đọc tham gia tich cực!

E-mail xin gửi về: [email protected].

Xin cảm ơn các bạn!



Ngày 1/12/2015 Chungta.com đã nhận được ngay bài đáp đầu tiên từ tác giả Nguyễn Tất Thịnh. Sau đây là nội dung tác giả chia sẻ:


CÂU 1: MỘT QUỐC GIA TRƯỞNG THÀNH LÀ THẾ NÀO ?

Chúng ta thấy Sinhgapore tuy nhỏ nhưng được đânh giá như một Quốc gia 'hạng nhất' . Mọi phương diện với tư câch Quốc gia đều phât triển theo các chuẩn văn minh của Thế giới, như 'Nam châm' hút được sự quan tâm, đầu tư của Thế giới ( với giá trị cao ). Ngoài ra có vai trò và trách nhiệm với cộng đồng Quốc tế về hầu hết các lĩnh vực chung ( môi trường, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, chống khủng bố, tham gia các chính sách và giải pháp ....)

Trong khi có thể nhìn sang Trung Quốc và đánh giá Quốc gia này tuy rất lớn, có ảnh hưởng đến các vấn đề Toàn Cầu..... Nhưng văn hoá, hàng hoá, đầu tư....của họ đều có chuyện không ổn về Luật pháp và chuẩn mực Quốc tế.... Tệ hơn là sự bất nhất của họ trong nhiều chuyện nội ngoại... Khái niệm họ dùng cho Nước khác một thời 'con Hổ giấy / con Voi nan / con Trâu đất...' đang vận vào chính Quốc gia tự xem là 'Thiên Hạ' này ! Thậm chí đâu đó đã nghe thấy khá nhiều ( tuy không chính thống ) cụm tính danh từ nói về Nước này như 'con quái vật' ! Tôi không thấy thế, nhưng không phải tự nhiên các nước lo ngại về 'sự trỗi dậy kiểu Trung Quốc' !


Cho nên Quốc gia trưởng thành, không hẳn là độ rộng lãnh thổ, thời gian lịch sử, tiềm năng nội tại... mà là ( với chính Nước mình và với Thế giới ) :

  • Những khả năng : tự cường ( về năng lực ) , tự tôn ( về tư cách ) , tự trọng ( về vai trò ) , tự chủ ( về phát triển )
  • Chính trị tiến bộ, quản trị văn minh, nhân trị phổ quát ! Làm tăng các giá trị xã hội khiến tất cả an hoà an sinh an lạc
  • Là đối tác chia sẻ, quan trọng, tin cậy, cam kết, thúc đẩy các tiến trình tốt đẹp chung của Thế giới ( từ bàn soạn đến thực hiện )

CÂU 2 : MỘT CON NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH LÀ THẾ NÀO?

Tôi chưa bao giờ tin mặc định rằng : người nhiều tuổi, người cao chức, người nhiều tiền.... đi cùng với giá trị cao quý, hoặc hẳn nhiên ở họ có giá trị gì đo hơn đời... Nên có người như thế bị xã hội lên án, nguyền rủa... Nhưng có nhiều người còn trẻ, không chức vụ, chẳng nhiều tiền... thật đáng được tôn vinh!

  • Các năng lực lao động được rèn tích từ bé( tuổi nào đúng việc thời đó ), để ( biết, chăm, quý, cải, phát ) được các công việc tham dự và ra sản phẩm nhất định. Lao động làm nên tiến hoá, giúp con người có suy nghĩ, sáng tạo, ý thức, trách nhiệm, cống hiến...nếu không chỉ kí sinh báo hại
  • Phát triển bản thân: bằng sự thực hoc suốt đời, ngoài kiến thức nhà trường và cho định hướng nghề nghiệp, còn là những tri thức về luật pháp, mĩ học, hoàn thiện nhân sinh, rèn luyện tinh thần, thể chất để mình tự quản trị bản thân, là trung tâm giải pháp giá trị của những gì đảm nhận, theo đuổi, tham gia... Những gì liên quan đến mình là tin cậy, hanh thông, tốt đẹp
  • Đóng góp với xã hội: lớn lên ai là bình thường cũng phải nộp thuế ( tiêu dùng, thu nhập...) vì lẽ phải trả lại cho môi trường, cho cộng đồng những thứ mình được hưởng, được sử dụng ! Rồi thực hiện những nghĩa vụ công ích... Rộng ra là cần thêm đóng góp khác ( nhằm tái tạo, phát triển, tIến bộ ) cho xã hội giàu đẹp, văn minh hơn để thêm nhiều cơ hội tốt đến với những người khác và cho thế hệ sau.

CÂU 3: VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC TRONG NỘI HÀM CỦA HAI CÂU TRÊN?

Trí thức là những người : nghiên cứu tim hiểu các Quy luật ( Thiên Địa Nhân ) / đề xuất các quy tắc hoạt động ( tổ chức, công nghệ, hệ thống...) / sử dụng các phương pháp khoa học trong công việc / phát triển trình độ văn minh / chia sẻ các giá trị học vấn chính thống...

Nên họ nhất định phải thuộc tầng lớp tiêu biểu trong đội ngũ 'những người Trưởng thành' và tiên phong vì một 'Quốc gia Trưởng thành' !

Ở giới trí thức phải giao hội : Thiện Huệ Lương Tri + tinh thần Quốc Sĩ + Trí học Toàn Cầu ! Họ cần tự giải phóng mình ra khỏi những kiến thức giáo điều, tình cảm hẹp hòi, định kiến địa phương, rào cản tư tưởng ...để thực hiện sứ mệnh nghề nghiệp: vượt thời gian, xuyên không gian, phi vị kỷ....góp phần quan trọng bậc nhất kiến tạo Thế giới đại đồng sở hữu chung hệ giá trị trưởng thành của Nhân Loại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: