Thấy Phật

11:11 SA @ Thứ Tư - 03 Tháng Sáu, 2009

Lòng tin đức Phật pháp nhân không phải là lòng tin yếu đuối gửi vào sức mạnh siêu nhiên nào đó từ bên ngoài. Đó là lòng tin ở con người. Trong mỗi chúng ta đều có đức Phật pháp nhân, chỉ vì ta không nhìn, không thấy, không biết, nên mới tưởng là không có mà thôi.

Được sự đồng ý của Phương Nam Books, Tuần Việt Nam giới thiệu đến độc giả một số đoạn trích từ tập tản vănThấy Phậtcủa tác giả Cao Huy Thuần.

... Xin bạn đừng mắc sai lầm của tôi khi đến với Thấy Phật bằng tư thế chuẩn bị đương đầu với một cái gì hóc búa (“Hard Fact” nói theo kiểu Mỹ !). Tôi đọc được đâu đó rằng nếu ta nhìn con đường suy tưởng (hay con đường tu hành) như một bãi chiến trường thì chúng ta quả thực quá yếu đuối, bạc nhược, thấp hèn, bởi sự tiến bộ (hay tinh tấn) phải lệ thuộc vào mức độ đất đai chinh phục của mình và của người khác, đâu còn gì là sự giải phóng, sự tự do (hay sự giải thoát, Niết bàn).

Cũng xin đề nghị bạn đừng “dại” như tôi khi đọc quyển sách một cách vội vàng, ham hố như nuốt trộng một món ăn ngon, “ngưu ẩm” một cốc cam lồ. Uổng lắm! Hãy xem nó như một chuỗi hạt, bắt đầu từ đâu cũng được, với tất cả sự an tĩnh và ung dung.

Thêm cả sự vui vẻ nữa, vì tác giả cũng là một bậc thầy của sự hài hước, một U mặc đại nhân theo nghĩa thâm thuý của Ngài Chogyam Trungpa: “Cảm thức về hài hước là sự nhìn thấy hai đối cực của một hoàn cảnh đúng y như thế, từ một cái nhìn bay lượn ở trên cao” (Sense of humour means seeing both poles of a situation as they are, from an aerial point of view). Nhìn từ đôi cánh chim ưng, nhưng không phải để vồ chụp, ắt sẽ thấy mọi việc nơi trần gian này đều đáng cười, đáng thương và đáng yêu biết mấy.

(Trích lời tựa viết cho cuốn Thấy Phật của Bùi Văn Nam Sơn)

Vượt lên khả năng hiểu biết hạn hẹp của tri thức suông, Bắc tạng dạy cho chúng ta rằng đức Phật vẫn còn đấy chứ chẳng đi đâu mất cả. Ngài ở cùng khắp, Ngài ở chung quanh chúng ta, ai cũng có thể thấy Ngài nếu tâm sáng, và tùy tâm sáng đến đâu thì thấy Phật rõ đến đấy. Niệm Phật là làm cho tâm sáng và tâm sáng thì Phật hiện, bởi vì Phật ở cùng khắp thì tất nhiên Phật cũng ở trong tâm ta. Đức Phật đó, Bắc tạng gọi là Phật pháp nhân. Kinh Kim Cương nói:

Người nào dung sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Người ấy hành tà đạo
Không thấy được Như Lai.

Phật pháp nhân không hình không tướng nên không sinh không diệt. Đức Phật đó không rời chúng ta, ta nghĩ đến Ngài, niệm danh hiệu Ngài hàng ngày để tăng trưởng lòng tin đã có sẵn nơi ta. Ai đi sâu vào Phật học sẽ thán phục mối tương quan sâu thẳm giữa trí tuệ và lòng tin. Trong Phật giáo, lòng tin luôn dựa trên trí tuệ, và trí tuệ chỉ có thể sáng chiếu đến chân lý nếu được lòng tin hỗ trợ.

Lòng tin đức Phật pháp nhân không phải là lòng tin yếu đuối gửi vào sức mạnh siêu nhiên nào đó từ bên ngoài. Đó là lòng tin ở con người. Trong mỗi chúng ta đều có đức Phật pháp nhân, chỉ vì ta không nhìn, không thấy, không biết, nên mới tưởng là không có mà thôi. Bởi vậy, đức Bổn Sư của chúng ta cứ nhắc nhở ta hoài: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”.

Là Phật sẽ thành, làm sao có ai không thấy Phật được! Tất nhiên, muốn thấy thì phải tìm. Không tìm cái kim thì dù kim có chích chảy máu tay cũng không thấy. Mà hễ tìm thì chắc chắn phải thấy. Thấy Phật cả trong những sự việc bình thường nhất của đời sống hàng ngày.

Nhà sư Matthieu Ricard, trong quyển sách nổi tiếng viết chung với nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận: “L’infini dans la paume de la main”(Vô thủy vô chung trong lòng bàn tay), kể câu chuyện nhỏ sau đây:

“Một đêm thu sao sáng, trên triền núi vây quanh tu viện Dzogchen ở vùng Đông Tây Tạng, ngôi chùa hùng tráng mà tôi đã có may mắn được sống ít lâu, một vị ẩn tăng Tây Tạng hồi thế kỷ 19 , Patrl Rimpoché, nằm ngủ giữa trời với một đệ tử. Bỗng ông hỏi học trò:

- Có phải có lần con nói với thầy rằng con vẫn không hiểu bản thể chân thật của tâm là gì phải không?

- Dạ phải.

- Có gì khó hiểu đâu!

Thầy bảo trò đến nằm bên cạnh. Hai thầy trò nằm ngắm trời. Thầy hỏi:

- Con có nghe chó trong chùa sủa không?

- Dạ có.

- Con có thấy mấy ngôi sao kia lấp lánh không?

- Dạ có.

- Ấy, thiền định là vậy!

Vào chính lúc đó, người đệ tử bừng hiểu bản thể của tâm.

Kết quả bao nhiêu năm tu tập thiền định cộng thêm với sự có mặt của thầy và giờ phút tốt đẹp nhất đã làm bừng nở ánh sáng nội tâm”.

Thấy Phật cũng chỉ bình thường vậy thôi. Không phải ở trên ngôi sao kia, mà ở ngay trong lòng. Ra đời cách đây 2.546 năm, đức Phật vẫn còn ở quanh ta để luôn luôn nói với ta tiếng nói từ trong tâm, rằng: Ta đã sinh làm người và từ người, chứ không từ đâu khác, từ Ta, từ chính Ta, Ta đã chứng ngộ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phật giáo trong thời đại chúng ta

    14/11/2018Nhiều tác giảNhững bài viết góp mặt trong tập sách này người viết đã đứng từ nhiều góc độ, hoặc biện giải để khẳng định, hoặc phát hiện để soi rọi, hoặc khơi gợi để đặt vấn đề… tất cả sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn về vị thế và vai trò của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới...
  • Một số lời nói hay của nhà Phật

    13/06/2018DQA (Sưu tầm)Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình. Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã...
  • Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn

    30/10/2017Giảng sư Thích Huệ ĐăngPhật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp nơi.
  • Tôn giáo và ngoại tình

    12/04/2017Hồng Thu, Nguyễn Thiện AnCả Phật giáo lẫn Cơ Đốc giáo đều hướng con người ta đến sự phục thiện trong tình yêu. Sau đây là hai mẩu chuyện hướng thiện đó...
  • Nghe Phật dạy về tình yêu

    14/02/2016Hằng NguyễnNày người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”...
  • Sống thời đại và tinh thần đức Phật

    15/10/2014BS Bùi Mộng HùngChính vào những giai đoạn xáo trộn biến động như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu...
  • Xin đừng lạy Đức Phật

    14/10/2013Nguyễn Quốc BửuNgười Phật tử và không phải Phật Tử cần phải hiểu rõ con đường mà Đức Thích Ca đã đi, đã dạy để tránh sa vào thần quyền, những rườm rà bày vẽ bề ngoài. Xin hãy đừng lạy, đừng tán dương ngài ngoài miệng, xin hãy thực hiện những gì mà Đức Thích Ca đã làm. Đó mới chính là tu tập vậy.
  • Tuổi trẻ với vấn đề Diệt Dục

    09/05/2009HT Thích Thanh TừTuổi thanh niên là tuổi hy vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hy vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thực là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
  • Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học

    07/02/2009NCVCC, TS.Hồ Bá ThâmPhật giáo là môt tôn giáo lớn có chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Phật học chủ yếu nghiên chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học ấy. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đang chú ý là nghiên cứu nó trong tương quan, hay tương đồng (chứ không phải đồng nhất) với khoa học hiện đại. Nhưng ít nghiên cứu nó trong quan hệ tương đồng như tế nào đối với chủ nghĩa Mác hay không.
  • Hòn đá sang sông

    11/07/2008Sưu tầmMột hôm Phật cùng các đệ tử đi đến một con sông. Nước sông mênh mông, chảy xiết. Phật cúi xuống nhặt hòn đá khá to rồi quay lại hỏi các đệ tử...
  • Tu bụi

    05/04/2008Trần Kiêm ĐoànCó lẽ đã rất lâu rồi mới lại có một cuốn sách cùng một lúc đạt đến nhiều tiêu chí như "Tu Bụi". Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử truyền tải nhiều nội dung Phật giáo đồng thời lại phân tích và lý giải rất sâu sắc những triết lý sống mà đạo Phật hướng vào...
  • Lạc thụ dụng

    16/03/2008Tạ Thị Ngọc ThảoLạc trong thụ dụng của từng doanh gia, nghiệp chủ không ai giống ai, lúc Khách tưởng doanh gia đang khổ, thì họ lại rất lạc; khi Khách ngỡ doanh gia đang lạc, thì họ lại rất khổ!
  • Ảnh hưởng của phật giáo tới đạo đức, lối sống ở thành phố Hồ Chí Minh

    15/03/2007Thân Ngọc AnhVới vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng...
  • Tôn giáo trước ngưỡng cửa khoa học

    02/01/2007Đức PhườngThuyết Sáng thế và Vũ trụ học không đơn thuần chỉ là quá trình tiến hóa sinh học đã đặt ra những thách thức trong quan điểm Thiên chúa giáo truyền thống. Những hiểu biết khoa học về quá trình tiến hóa của vũ trụ đã làm suy giảm đức tin tâm linh của con người...
  • Thiền và tâm lý học

    18/08/2006Nguyễn Chu PhácThiền học luôn luôn quan niệm mọi vật là không, thân xác, tâm tưởng và mọi sự vật đều là không. Chỉ có không là hiện hữu, tồn tại mãi mãi. Nếu tinh thần và sự sống (sinh mạng) của chúng ta trở thành hư không hoàn toàn trong tọa thiền, thì chúng ta có thể thâm nhập vào mọi sự vật...
  • Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo

    12/05/2006Đạo Phật không thừa nhận quan điểm thần quyền của kinh Veda, không quy phục sự bất bình đẳng tôn giáo trong đạo Balamôn. Thời đó, đạo Phật xuất hiện như một hệ tư tưởng tiến bộ, vô thần, bảo vệ quyền bình đẳng của con người trong xã hội đẳng cấp tôn giáo...
  • Thiền học hay là triết lý của sự im lặng

    04/01/2006Nguyễn Đức ĐànChữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Theo truyền thống của trường phái Zen, Buddha có một loại bài giảng bí truyền, từ đời này qua đời khác mà không cần có văn bản viết. Phật truyền riêng cho một môn sinh nào đó, môn sinh ấy là truyền riêng cho môn sinh của mình...
  • Nhà vật lý thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới: Trịnh Xuân Thuận

    19/08/2005Giáo sư - Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt - Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Cả cuộc đời ông dành cho thiên văn học. Ông không chỉ nghiên cứu vũ trụ với tư cách một nhà thiên văn mà còn nghiên cứu nó ở góc độ triết học. Trịnh Xuân Thuận còn là một nhà văn nổi tiếng viết về vũ trụ. Những tác phẩm của ông chủ yếu nghiên cứu về thiên văn nhưng đẫm chất văn chương và triết học như: Giai điệu bí ẩn (1988); Số phận của vũ trụ, Big Bang và sau đó (1992); Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000); Nguồn gốc và nỗi buồn (2003)... Ông hiện là giáo sư ĐH Virginia (Mỹ)...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    09/07/2005Minh BùiĐề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử - người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư - người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác