Tương Lai (1936 - )

02:13 CH @ Chủ Nhật - 05 Tháng Bảy, 2009


GS. TƯƠNG LAI(sinh 18-04-1936)

- Sinh năm 1936 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tên thật là Nguyễn Phức Tường. Sau này lấy bút danh là Tương Lai, Bình Minh
- Năm 1954-1966 là giáo viên trung học. Năm 1960 đỗ cử nhân văn tại Hà Nội
- Năm 1966-1986 là nghiên cứu viên tại Viện triết học Việt Nam. Năm 1980 đỗ cử nhân triết học trường Đại học tổng hợp Hà Nội.
- Những năm 80 ông là Trưởng phòng Đạo đức học của Viện Triết học Việt Nam

- Năm 1983-1986 là phó viện trưởng Viện triết học Việt Nam
- Năm1984 được phong giáo sư
- Năm 1987-1997 là viện phó viện khoa học xã hội Việt Nam
- Năm 1998-2001 là nghiên cứu viên tại Viện khoa học xã hội Việt Nam.
- Từ năm 2001: nghỉ hưu
- Năm 1993-2006 là thành viên của nhóm tư vấn thủ tướng về phát triển các chính sách cho văn hóa và xã hội.
- Trong nhiều năm qua, ông thường xuyên viết các bài báo, phát biểu về các chủ đề văn hóa xã hội của Việt Nam một cách sắc sảo và thẳng thắn.

Quan điểm sáng tác

- Không thanh toán tận gốc cái căn tính tiểu nông hạn hẹp và thiển cận được nuôi dưỡng trên mặt bằng dân trí thấp thì khó nhận thức được những miền đất chưa khám phá, do vậy phải có bản lĩnh (nhìn về phía trước, sáng tạo những ý tưởng mới, phát hiện những chân trời mới" và hiểu được rằng "chuẩn mực chính là sự thay đổi".

Chính vì thế, nếu vẫn tự nuôi dưõng và hít thở trong cái hầu khí quyển nông dân cho dù nó trong vắt đến đâu, nếu vẫn chỉ thỏa mãn với cái kiểu tư duy chỉ so sánh mình với chính mình thôi thì không thể đứng vững, hội nhập và phát triển trong cái thế giới đầy biến động khó lường này.

- “ Người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội”, sẽ góp phần xua tan bóng tối đè nặng lên cuộc sống , góp phần vực con người đứng dậy, đi về phía trước. Chính vì thế có người nhấn mạnh rằng, trí thức là người truyền bá tư tưởng. Tư tưởng đó có thể là của chính họ, hay là các ý tưởng của những người khác mà họ tâm đắc, coi là của chính mình. Phải truyền bá tư tưởng vì một khi tư tưởng thâm nhập vào quần chúng sẽ trở thành sức mạnh vật chất.

- Không có phản biện xã hội thì sao gọi được là dân chủ, không có dân chủ thì làm sao có được đại đoàn kết dân tộc. Phải từ thực sự dân chủ mới có đồng thuận xã hội, tạo ra được sự đồng thuận xã hội nới có được đại đoàn kết dân tộc.

Cần phản biện xã hội vì chúng ta ngày càng hiểu rằng “thế giới này không phải được vận hành bởi những người đúng, mà bởi những người có khả năng thuyết phục người khác rằng mình đúng”. Nhưng do khi đã có quyền lực, khi nắm quyền lực trong tay thường dễ nảy sinh ra một thói quen khó khắc phục là không muốn nghe những lời trái ý mình, không muốn chia sẻ quyền lực cho ai ngoài mình và vây cánh của mình. Đó là một thói quen khó bỏ.

- Một tiền đề không thể thiếu là những thể chế đảm bảo được quyền tự do dân chủ cơ bản cho mọi công dân và mỗi cá nhân, tạo được môi trường cởi mở cho sự trao đổi, tuyển lựa; một không gian đủ rộng cho hoạt động của mỗi cá nhân, trước hết là hoạt động của tư duy. Đó chính là cái điều mà bạn tôi bỗ bã đòi hỏi :“Cái cần "nổi loạn" nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu”.

Nếu bạn tôi có “xúc phạm” thì chính là “xúc phạm”cái “đang suy đồi nhưng được tập quán thần thánh hoá”. Kín cạnh hơn thì nói rằng phải quyết liệt đấu tranh với cái cũ đã suy tàn nhưng đang được tấp quán thần thánh hóa để đổi mới tư duy về giáo dục và đào tạo nói riêng, nhưng cái riêng đó chỉ có được khi có sự đổi mới nói chung của cái toàn thể mà trong đó giáo dục chỉ là một bộ phận.

- Những đứa trẻ của thế kỉ 21 không phải là những đứa trẻ của thế kỉ 20. Chúng đi xe hiện đại, sử dụng điện thoại di động hiện đại, dùng máy tính hiện đại và truy cập intenet siêu tốc. Ngay cả đồ chơi và trò chơi chúng cũng không còn chơi những thứ của các thế kỉ trước. Do đó, chúng rất cần được hưởng nền giáo dục hiện đại, nội dung hiện đại, phương pháp hiện đại. Nhưng ngược lại, chúng đang bị "nhốt" trong cái lồng quá cũ và được "nhồi nhét” kiến thức theo phương cách cũ. Tóm lại, trẻ em hôm nay cần một nền giáo dục khác.

“Đã đến lúc đó rồi”, phải đặt 22 triệu những người sẽ là và đang là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI.

Các bài viết về phát triển, hội nhập

Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính
Cánh buồm thời đại và sóng đại dương (VNN)
Biện chứng của phát triển
Tính nghiêm minh của pháp luật
Ơi biển Việt Nam!
Yêu nước
Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc
Đồng thuận xã hội và phản biện xã hội
Chính khách và lòng dân
Từ "hiện tượng Obama" đến những chuyển biến mang tính thời đại
Xin lỗi - yếu tố quan trọng của văn hoá lãnh đạo
Làm lãnh đạo phải có năng lực lắng nghe
"Chung rượu đào" của Bác Hồ
Tâm thế đại dương
Tư tưởng Hồ Chí Minh sải bước cùng thời đại
Sao chỉ so mình với chính mình
Dân tâm và dân chủ
Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo
Thể chế hóa quyền được thông tin
Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự
Đồng thuận xã hội
Thời cơ càng lớn, càng đòi hỏi sự đổi mới quyết liệt(Báo Đồng Nai)
Ý kiến về con đường dân tộc (BBC phỏng vấn)
Với Các Mác, cuộc sống là dòng chảy luôn vận động(VNN)
Chân lý từ những điều dung dị (VNN)
Hãy tin dân mình như Bác đã tin (VNN)
Đảng của trí tuệ (VNN)
Cảm nhận về một nét tư duy sáng tạo của Lê Duẩn(VNN)
"Hiện tượng" Bill Gates (VNN)
Kỳ 1: Chuyện cũ nhớ lại và suy ngẫm (VNN)
Kỳ 2: Làm chủ tập thể, coi trọng cá nhân (VNN)
Kỳ 3: Nỗi lo dân bị tiếm quyền (VNN)
Một việc đáng trân trọng (PL tp.HCM)
Chiến lược biển
Chuyện sóng biển dâng
Huyền thoại giữa đời thường (PL tp HCM)
Biển sóng, biển sóng (TuanVietnam)
Báo chí, một chỉ báo về đời sống tinh thần xã hội(VNN)
Tầm mắt Lênin và sức mạnh của công tác tư tưởng. Nhân dân, 1981
Yêu nước xã hội chủ nghĩa. Thanh niên, 1981
Đòi hỏi đối với khoa học xã hội. Nhân dân, 1982
Về hệ thống phạm trù đạo đức học và việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức ở thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Triết học, 1982
Về kết cấu của giáo trình đạo đức học mácxit. Triết học, 1982
Phương pháp mácxit và khoa học xã hội. Triết học, 1983
Học tập quan điểm quần chúng của Hồ Chủ tịch. Nhân dân, 1983
Các Mác - một nhân cách khoa học vĩ đại. Tổ quốc, 1983
Cùng với Mác, suy nghĩ và trả lời, lớn lên trong tầm cao tư tưởng của Người. Tiền phong, 1983


Các bài viết về Văn hóa, giáo dục

Suy ngẫm về sức nghĩ của một nhà văn lớn
Văn hóa là sống, vun đắp và tôn vinh
Tâm thế ngàn năm
Văn hóa và hội nhập (VNN)
Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó! (TuanVietnam)
Nỗi lo văn hóa
Từ chuyện hoa hậu, ngẫm về chuyện văn hoá(TuanVietnam)
Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa
“Đừng để mất dần văn hóa làng
Văn hóa và đô thị hóa
Vùng thương nhớ
Người cao tuổi
Ánh lửa của trí tuệ
Chuyện dài đô thị và nông thôn
Nghĩ về người tri thức
Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức
Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người
Hậu sinh khả úy
Kiếm tìm "sức đề kháng" của văn hoá nông thôn
Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng
Đánh thức lòng tự trọng bị xúc phạm
Ngày Tết, nỗi nhớ mẹ là niềm xao động dữ dội nhất
Nhìn lại mình để dám bứt phá (VNN)
Làng xã khép kín và giấc mộng tiểu nông (VNN)
Phải có đột phá để bứt lên (VNN)
Tinh thần thượng tôn pháp luật (VNN)
Muốn hoà hiếu phải có thực lực (VNN)
Ngôi sao trên cây thông Noel 2006 (VNN)
Đào tạo bản lĩnh tự khẳng định mình cho tuổi trẻ(Tia Sáng)
Văn hoá đối thoại (VNN)
Phát huy đạo lý dân tộc (VNN)
Dân chủ là đối thoại(Tuổi Trẻ)
Vượt lên chính mình(Tia Sáng)
Mệnh lệnh trái tim (Tia Sáng)
Cao Xuân Hạo, một trí thức, một thân phận(PDF file)
Một vài suy nghĩ về cái đẹp nhân đọc lại các tác phẩm ban đầu của Mác và Enghen. Thông báo triết học, 1970
Từ vấn đề "Mốt" và bàn về lối sống của thanh niên. Thanh niên, 1983
Gia đình với vấn đề giáo dục. Văn hóa nghệ thuật, 1981
Gia đình và việc giáo dục đạo đức. Thông tin khoa học, 1981
Mấy vấn đề về đạo đức, giáo dục đạo đức. Triết học, 1981
Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ. Nhân dân, 1981
Suy nghĩ về phạm trù nghĩa vụ. Triết học, 1981
Sự thống nhất giữa động cơ và hiệu quả trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh. Triết học, 1980
Sự vận động của những giá trị đạo đức. Thanh niên, 1981
Về quan điểm phục vụ trong tư tưởng đạo đức học của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thông tin khoa học xã hội, 1981
Lý tưởng và giáo dục lý tưởng. Nhân dân, 1981
Bàn về hạnh phúc. Nhân dân, 1981
Học tập quan điểm phục vụ trong tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân, 1982
Bằng xoay xỏa có thể đạt được hạnh phúc không? Tiền phong, 1982
Cách đặt vấn đề và cách "giải quyết vấn đề" về đạo đức mới,
đạo đức của người lao động làm chủ tập thể XHCN, Triết học, 1982
Chế độ làm chủ tập thể XHCN và ý nghĩa của đạo đức. Triết học, 1982
Đạo đức mới và người trí thức mới. Tổ quốc, 1982
Đạo đức và ba lợi ích. Văn hóa nghệ thuật, 1982
Sống đẹp và sống thực tế có mâu thuẫn không? Tiền phong, 1982
Về cách nhìn nhận đạo đức của thanh niên. Nhân dân, 1982
Dư luận xã hội và lối sống. Văn hóa nghệ thuật, 1983
Lao động, giá trị đạo đức hàng đầu. Tạp chí Cộng sản, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Đạo đức học vũ khí chiến đấu". Đại đoàn kết, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Đạo đức là một sức mạnh hiện thực". Đại đoàn kết, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Lao động, phẩm chất đạo đức hàng đầu". Đại đoàn kết, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Mức sống, lối sống và đạo đức". Đại đoàn kết, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Sáng tạo ra những giá trị đạo đức mới". Đại đoàn kết, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Truyền thống cách mạng trên lĩnh vực đạo đức". Đại đoàn kết, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Vấn đề cốt lõi của đạo đức". Đại đoàn kết, 1983
Nói chuyện đạo đức học: "Văn hóa và đạo đức". Đại đoàn kết, 1983
Tết, một nét sáng đẹp về lối sống và quan hệ giữa người và người. Văn hóa nghệ thuật, 1983
Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Bác Hồ. Nhân dân, 1983
Tuổi trẻ C. Mác và sự kỳ diệu của tuổi trẻ. Thanh Niên, 1983
Từ C. Mác đến Bác Hồ, sự bắt gặp tuyệt vời của tính cách vĩ nhân. Văn hóa nghệ thuật, 1983
Văn hóa và đạo đức. Văn hóa nghệ thuật, 1983
Về việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức của thời kỳ quá độ. Thông tin khoa học xã hội, 1983
Với Bác Hồ, đạo đức là hành động. Đại đoàn kết, 1983
Phải chăng con người bẩm sinh là nghệ sĩ. Văn nghệ tp. HCM, 1983
Phạm trù người của triết học mácxit và nhiệm vụ của văn học. Văn học, 1983
Phạm trù người của triết học mácxit và mối quan hệ của giáo dục thẩm mỹ. 1983
Đạo đức, lối sống và vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa trong thanh niên. Thanh niên, 1984
Động lực tình cảm và sức mạnh ý chí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Thông báo triết học, 1967
Mức sống, lối sống và đạo đức, Thanh niên, 1984
Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới. NXB Sự thật, 1983

Bút danh Bình Minh

Con người mới: "Chân lý và số đông - Đảng và quần chúng", Đại đoàn kết, 1983
Con người "Cũ và mới, cái phổ biến và cái chủ đạo", Đại đoàn kết, 1983
Con người mới "Làm chủ tập thể XHCN đòi hỏi khách quan của lịch sử, Đại đoàn kết, 1983
Con người mới "Lao động và đấu tranh", Đại đoàn kết, 1983
Con người mới "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người", Đại đoàn kết, 1983
Con người mới "Tình thương và lẽ phải", Đại đoàn kết, 1983
Con người mới "Văn hóa và con người làm chủ tập thể", Đại đoàn kết, 1984
Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có con người XHCN, Nhân dân, 1984





FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: