Nguyễn Trung (1935 - )

12:56 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Hai, 2011



Nguyễn Trung
(1935)

Nhà ngoại giao, nhà văn

- Ông sinh năm 1935 tại Hà Nội

- Ông có thâm niên 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao, từng là đại sứ VN tại Thái Lan và Australia. Sau khi từ Thái Lan trở về nước, ông làm tổng thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ, rồi làm trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

- Ông là thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải, cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.

- Với tư cách một đảng viên ông viết nhiều bài liên quan đến vấn đề hệ trọng của đất nước. Ông cũng phê phán nghiêm khắc sự tha hoá hụt hẫng của Đảng trong vai trò lãnh đạo đất nước.

Trong đợt đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng lần thứ 10, ông đã như người mở đầu cho không khí sôi động bằng loạt bài Thời cơ vàng của Đảng ta.

- Ông là cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể để phản đối Quyết định 97 của TT).

Quan điểm sáng tác

- Không có một sự nghiệp chấn hưng đất nước nào của bất kỳ dân tộc nào lại không đòi hỏi sự lãnh đạo của lực lượng tinh hoa của chính dân tộc đó!

- Lẽ đơn giản, phát triển đi tới chấn hưng đất nước là một quá trình phát triển đầy khó khăn gian khổ, đòi hỏi nhiều nhất sự giác ngộ chính mình và thế giới chung quanh - nhất là sự giác ngộ những thành quả của văn minh nhân loại và xu thế phát triển của thế giới.

- Phát triển để chấn hưng đất nước đòi hỏi nhiều nhất trí tuệ, công sức, ý thức đồng tâm hiệp lực, sự thực hiện tốt nhất công bằng - dân chủ - văn minh, tất cả để phát huy tối ưu mọi nguồn lực bên trong và tranh thủ tốt nhất mọi nguồn lực bên ngoài cho phát triển, tất cả phải bắt đầu từ phát huy tối ưu khả năng, phẩm chất và quyền năng của từng con người trong cộng đồng xã hội, để mỗi con người tự do có thể với tất cả trái tim và khối óc mình đem hết công sức cống hiến cho sự nghiệp chấn hưng đất nước, vì chính mình và vì đất nước, hài hòa được lợi ích của chính mình và của đất nước.

- Làm đúng Điều 53 của Hiến pháp: "Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.” là trách nhiệm của tôi.

Bài viết chính đã đăng
Thời cơ vàng của Đảng Ta (9/1/2006, Vietnamnet)
Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! "Hoặc là… Hay sẽ là… "

Trách Nhiệm Lịch Sử: Góp ý đại hội XI (Thời Đại Mới, 7/2010)


Tác phẩm đã xuất bản

Vận dụng lợi thế so sánh để phát triển đất nước (NXB Khoa học Xã hội, 1998)
Hiến dâng (NXB Quân đội Nhân dân, 2000, NXB Lao động tái bản, 2002). VTV3 dựng thành phim Truyền hình 5 tập mang tên Hồi sinh, 2001.
Dòng đời (Bộ tiểu thuyết 4 tập, NXB Văn nghệ, 2006)
Bộ sách đồ sộ cả về chữ và nghĩa. Một tác phẩm mang tính sử thi được xây trên nền những đối thoại nhiều chiều, nhiều tuyến, về nhiều chủ đề khác nhau, nhưng đồng qui trên trục quan hệ trung tâm: Đảng - nhân dân - dân tộc vì sự phát triển của đất nước.

Nó bao quát một khoảng thời gian khá dài: hành trình ba mươi năm của đất nước; một không gian khá rộng: từ Việt Nam sang châu Âu, sang Mỹ; nó bao gồm nhiều tip nhân vật: tốt xấu, cũ mới, già trẻ, ở nhìều trình độ, nhiều nghề nghiệp, sống ở khắp nơi trong và ngoài nước.

Dòng đời là có tính sử thi, nhưng không thuần sử, nghĩa là không chỉ liệt kê và mô tả những sự kiện xảy ra trên đất nước mà chủ yếu tái hiện cái hành trình gian khó của sự nảy sinh, sự đơm hoa kết trái, những bài toán và lời giải còn ở phía trước của công cuộc đổi mới..

Những gì tôi biết buộc tôi phải nhìn lại nhiều chuyện và chợt tỉnh ra rằng 30 năm sau khi nước nhà độc lập thống nhất, có biết bao nhiêu chuyện cần phải tổng kết lại để xem thực ra nó là cái gì, như thế nào dẫn đến việc chúng ta đổi mới. Trả lời được những câu hỏi đó, dân tộc ta sẽ tìm ra đường đúng để đi tiếp.
Trong hơn 10 năm viết cuốn tiểu thuyết, tôi biết mình đang chấp nhận một thách thức nguy hiểm, nhưng không thể làm khác đi cái mình biết và ấp ủ. Tôi đã nhiều lần đưa cho những người thân thiết đọc và nhận được sự cổ vũ rất lớn của họ khiến tôi không chùn tay.

Tôi tham vọng đây là cuốn tiểu thuyết mang tính sử thi, bởi trong đó, thân phận người dân thường, những người làm nên lịch sử đồng thời cũng là nạn nhân của lịch sử được tôi chọn làm đối tượng chính với thái độ hết sức trân trọng.

Cuối cùng, tôi muốn đặt lại một loạt vấn đề về văn học, lý luận, tôn giáo từng đã bị chúng ta hiểu sai hoặc chưa đầy đủ. Tôi nghĩ rằng mình cũng đã phần nào chỉ ra được rằng nó sai ở chỗ nào.

Phỏng vấn, bài viết về tác giả

Thông điệp từ trái tim của tác giả "Thời cơ vàng" (2006, Tuổi Trẻ)

Người trẻ phải tự chủ: Bài phỏng vấn của Lê Ngọc Sơn đăng báo Sinh viên Việt Nam (26/12/2008)
Đọc tiểu thuyết "Dòng đời" (Phan Đình Diệu)
Đọc “Dòng đời” (Cao Huy Thuần)
Gặp được nhiều người qua "Dòng đời" (Tuyền Linh)
Dòng đời – Dòng tâm huyết(Đông La)
"Ai quan tâm đến đất nước sẽ đọc tôi": Giao lưu tác giả "Dòng đời" - Nguyễn Trung
Nỗi lo chệch hướng (trả lời phỏng vấn)


Bài viết của tác giả

Thời cơ vàng: Vượt qua cái bóng của mình (2006)
Thời cơ vàng: Vận hội mới (2006)
Thời cơ vàng gắn với hiểm họa đen (2006)
Thời cơ vàng của Đảng Ta(9/1/2006, Vietnamnet)
Thời cơ vàng và nguồn nhân lực (2006)
Thân phận công dân thế giới hạng hai(21/8/2007)
Suy nghĩ về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta (2007)
Ngã ba 2007 (1/2008)
Mô hình tập đoàn nhà nước và mối lo vượt tầm kiểm soát (Tuần Việt Nam)
Cải cách tập đoàn nhà nước và một chữ "Dám" (Tuần Việt Nam)
“Chàng trai 22 tuổi không thể sống trong bộ quần áo thiếu niên" (10/2008, Tuần Việt Nam)
Những bất lợi lớn trong khai thác bô-xít tại Tây Nguyên (1/2009)
Thư ngỏ thỉnh cầu (2009)
30 năm ngày cuộc chiến tranh 17-02-1979 (2009)
Biển Đông hòa bình hay nổi sóng? (11/2009, Thời Đại Mới)
Nức lòng sự kiện GS Châu, cùng tĩnh tâm ngẫm về vận nước (Tuần Việt Nam)
Việt Nam trong thế giới thập kỷ thứ hai thế kỷ 21(Thời Đại Mới, 3/2010)
Con đường dân chủ gian truân của đất nước "nụ cười" (5/6/2010, Tuanvietnam)
Trách Nhiệm Lịch Sử: Góp ý đại hội XI (Thời Đại Mới, 7/2010)
Văn hóa - sức sống bất diệt và mãnh liệt (Nguyễn Trung)
Tặng Trần Ngọc Vương, nhân đọc “Thực thể Việt – nhìn từ các tọa độ chữ
Biển Đông – cái biển hay cái ao? (11/2010, Thời Đại Mới)
Vốn hay lan man theo kiểu “trông người lại nghĩ đến ta”, dưới đây xin chia sẻ với bạn đọc một vài suy nghĩ rất riêng của cá nhân tôi về “câu chuyện Biển Đông” của chúng ta, nhân xảy ra sự kiện “Senkaku” giữa Nhật và Trung Quốc hiện nay.




FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: