Tô Duy Hợp (1942 - )

09:26 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Ba, 2009

TÔ DUY HỢP(sinh năm 1942)

- Sinh ngày 8-3-1942 tại Quảng Ngãi
- Năm 1964 nhận cử nhân triết học chuyên ngành lôgic học, Trường Đại học Tổng hợp Mátxcơva
- Từ năm 1964 đến năm 1966 học Khoa Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành vật lý học hạt nhân.
- Từ năm 1967 đến năm 1974, giảng dạy môn vật lý đại cương, Khoa cơ bản, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
- Năm 1971, tốt nghiệp cử nhân vật lý học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
- Năm 1977-1978 thực tập sinh chuyên ngành lôgic học, Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên xô
- Từ năm 1974 đến năm 1989 nghiên cứu viên, chuyên đề lôgic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học; từ năm 1983 là trưởng phòng Lôgic học, Viện Triết học.
- Bảo vệ luận án phó tiến sĩ triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, năm 1985
- Năm 1991, nhận học hàm Phó giáo sư
- Từ năm 1989, công tác tại Viện Xã hội học, là Trưởng phòng Xã hội học nông thôn, Viện Xã hội học

Sách đã xuất bản

Phát triển cộng đồng: Lý thuyết & vận dụng, NXB Văn hóa thông tin, 2000 (viết cùng Lương Hồng Quang)

Logic học, NXB Tổng Hợp tp. HCM, 2004 (viết cùng TS. Nguyễn Anh Tuấn)

Khinh - Trọng một quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu triết học và xã hội học, NXB Thế giới, 2007

Tập thể tác giả: Vai trò phương pháp luận của triết học Mác- Lênin trong sự phát triển của khoa học tự nhiên. Chương: Khả năng tiên đoán của triết học Mác- Lênin trong khoa học tự nhiên. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.

Tập thể tác giả: Kỷ yếu Hội nghị tư tưởng toàn quốc lần thứ 1. Chương: Vấn đề đối tượng, kết cấu và chức năng của triết học Mác- Lênin. Hà Nội, 1981.

Tập thể tác giả: Triết học và cuộc đấu tranh ý thức hệ. Chương: Chủ nghĩa thực chứng mới. Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1982.

Tập thể tác giả: Mấy vấn đề đạo đức và thẩm mỹ trong thời kỳ quá độ. Chương: Lôgíc học và giáo dục thẩm mỹ. Viện Triết học, 1983.

Tập thể tác giả: Kỷ yếu Hội nghị những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chương: Về khái niệm quy luật đặc thù và quy luật phổ biến. Viện Triết học xuất bản, 1984.

Chủ biên: C.Mác, F.Engen, V.I.Lênin bàn về lôgíc biện chứng (Tư liệu). Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1985.

Tập thể tác giả: Triết học tư sản phương Tây hiện đại. Chương: Nguyên tắc quy giản lý thuyết về kinh nghiệm. Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986.

Tập thể tác giả: Khái niệm và quan niệm văn hoá. Chương: Về khái niệm văn hoá. Viện Văn hoá xuất bản, 1986.






Bài đăng tạp chí

Về mối quan hệ qua lại giữa lôgíc biện chứng và lôgíc hình thức. T/c Triết học, số 1, 1977.

Bàn về đối tượng và cấu trúc của lôgíc biện chứng. T/c Triết học, số 3, 1979.

Tư tưởng Lênin về sự đồng nhất của phép biện chứng, lý luận nhận thức và lôgíc học. T/c Triết học, số 4, 1980.

Vài nét về tình hình nghiên cứu lôgíc hiện nay. T/c Triết học, số 2, 1981.

Về kết cấu và chức năng của lôgíc biện chứng. T/c Triết học, số 1, 1982.

Vấn đề cơ bản của triết học: những khía cạnh và cấp độ của nó. T/c Triết học, số 3, 1982.

Suy nghĩ trên kết quả của Hội nghị khoa học “Khoa học hiện đại và phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể của C.Mác”. T/c Triết học, số 3, 1983.

C.Mác, F.Engen, V.I.Lênin có bàn về lôgíc biện chứng hay không? T/c Triết học, số 1, 1984.

Vấn đề hệ thống hoá các nguyên tắc và lược đồ lôgíc biện chứng duy vật. T/c Triết học, số 4, 1985.

Bốn bài viết chuyên bàn về lôgíc biện chứng. T/c Giáo dục lý luận, số 8, 9, 1985 và số 4, 9, 1986.

Về những điều kiện và phương thức ứng dụng thành công lôgíc biện chứng mác xit. T/c Triết học, số 3, 1986.

Mấy vấn đề lý luận và phương pháp luận khoa học của đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế của nước ta hiện nay. T/c Triết học, số 3, 1987.

Phương pháp luận biện chứng mácxít- vấn đề kế thừa và đổi mới. T/c Triết học, số 2, 1987.

Vấn đề phát triển tiếp tục lôgíc của C.Mác trong đổi mới tư duy. T/c Giáo dục lý luận, số 5, 1988.

Bàn về cơ sở triết học của đổi mới tư duy ở nước ta hiện nay. T/c Triết học, số 2, 1989.

Mấy sai lầm lôgíc nên tránh. T/c Giáo dục lý luận, số 3, 1989.

Bàn về cơ sở triết học của đổi mới tư duy ở nước ta hiện nay. T/c Triết học, số 1, 1989.

Vấn đề phê phán, khắc phục sai lầm lôgíc trong tư duy. T/c Triết học, số 2, 1989.

Lôgíc phi cổ điển - chuẩn mực lôgíc hiện đại và tiên tiến nhất của tư duy. T/c Triết học, số 4, 1990.

Một số vấn đề triết học của vật lý lượng tử và lý thuyết hạt cơ bản. T/c Đại học và Trung học chuyên nghiệp, số 1, 1977.

V.I.Lênin và mấy vấn đề phương pháp luận khoa học hiện nay. T/c Thông tin khoa học xã hội, số 4, 1980.

Mấy vấn đề logíc, phương pháp luận và triết học của khoa học. T/c Thông tin khoa học xã hội, số 12, 1980.

Về tình hình nghiên cứu những vấn đề phương pháp luận của khoa học hiện nay. T/c Thông tin khoa học xã hội, số 3, 1982.

Mấy ý kiến về vấn đề: đạo đức học Mác- Lênin là một bộ môn khoa học cụ thể. T/ c Thông tin khoa học xã hội , số 3, 1982.

Vị trí của khoa học trong hệ thống phân loại khoa học. T/c Thông tin khoa học xã hội, số 7, 1983.

Phỏng vấn, viết về tác giả

Lạm phát tấn công xã hội Việt Nam (BBC)
"Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí" (Dân trí)
Không nên gọi là nông thôn mới, mà chỉ là làng kiểu mới(Đại đoàn kết)


Các bài viết khác về phương pháp tư duy và xã hội


Để nông dân có quyền sở hữu trên mảnh ruộng của mình (Vietnamnet)
10 vấn đề nan giải trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển nông thôn Việt Nam
Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hóa
Nan đề và hóa giải nan đề từ hướng tiếp cận toàn thể của I.Cantơ đến toàn thể luận cương đại
Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận
Tổng - tích hợp lý thuyết, một trào lưu mới của tiến trình phát triển xã hội học



FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: