Nguyễn Quang A (1946 - )

07:23 SA @ Thứ Ba - 03 Tháng Ba, 2009


NGUYỄN QUANG A(sinh 1946)

- Sinh ra tại Bắc Ninh năm 1946, là con trai duy nhất trong gia đình có bố là liệt sĩ chống Pháp.
- Năm 1965, được Nhà nước đưa đi học tại Hungary rồi ở lại học tiếp phó tiến sĩ.
- Năm 1975: vào Viện kỹ thuật quân sự.
- Năm 1982, trở lại Hungary làm nghiên cứu sinh, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành điện tử viễn thông.
- Năm 1987, làm việc tại Tổng cục điện tử tin học Việt Nam. Sau đó, chuyển sang làm việc tại công ty liên doanh máy tính VN Genpacific.
- Năm 1989, thành lập công ty máy tính truyền thông điều khiển 3C.
- Năm 1993, tham gia sáng lập ngân hàng ngoài quốc doanh VP Bank, là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam.
- 27/9/ 2007, ông cùng 9 nhà nghiên cứu độc lập tên tuổi khác là :Hoàng Tụy, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS. Viện IDS với tư cách một tổ chức độc lập, vừa là tổ chức mở, phi vụ lợi chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội. Ông cho rằng có nhiều tiếng nói độc lập như IDS hẳn tốt hơn là không có và nếu có tạo ra một trào lưu nhiều viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập thì đó cũng là dấu hiệu đáng mừng.
- Ông từng giữ chức Chủ tịch Hội tin học Việt Nam. Hiện đang là Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt - Hungary
- Ông cũng được bình chọn là một trong 10 người có ảnh hưởng đến sự phát triển của Internet Việt Nam trong 10 năm qua.
- Tháng 8/2008 ông nhận giải thưởng quan hệ quốc tế của Hungary "Vì các mối quan hệ quốc tế ".

Quan điểm dịch thuật, viết bài

- Có hai "giải tỏa" cần thiết cho sự hợp tác và hội nhập, cho sự phát triển của mỗi người, mỗi nước. Thứ nhất, đó là giải toả sự đóng kín về địa lý. Giải tỏa sự đóng kín về địa lý gắn với phát triển kinh tế - kỹ thuật, với quyền tự do đi lại của con người, với sự hội nhập quốc tế. Đã có sự phát triển vượt bực, song vẫn còn nhiều việc phải làm để giải tỏa sự đóng kín về địa lý đối với người dân của các nước đang phát triển.Thứ hai, là giải tỏa sự đóng kín về tư tưởng, để cho đầu óc mở mang với những luồng tư tưởng mới. Không làm thế sẽ không thể có sự phát triển.
Tôi đã cố gắng giúp mình giải tỏa khỏi sự đóng kín đó và hy vọng có thể giúp được một số người khác bằng các bản dịch, những bài viết và hoạt động của mình.

- Là dịch giả của tủ sách SOS2với một số cuốn sách về kinh tế, chính trị, tư tưởng. Tên tủ sách làm một số người nghĩ là khẩn cấp bình phương, tức là rất khẩn cấp. Thực ra, tôi muốn giới thiệu các tác phẩm chọn lọc, có thể được coi là phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội. Đó là "phần mềm của hệ thống xã hội" - là luật, chính sách, qui chế, qui tắc, phong tục, tập quán, văn hoá v.v., tức là những cái không thể sờ mó được mà chỉ có thể biểu diễn được dưới dạng thông tin; chúng qui định, điều khiển, hướng dẫn ứng xử của các thành viên xã hội (con người và các tổ chức). Phần mềm hệ điều hành xã hội (Social OS Software) là cái quan trọng nhất trong các phần mềm xã hội. Đó là xuất xứ tên của tủ sách theo chủ ý , và nó cũng biểu lộ nhu cầu cấp bách ở Việt Nam.

Tủ sách SOS2 (đã và sắp xuất bản)

J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, NXB Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002.

J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002

J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002

G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản

H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản (NXB Chính trị Quốc gia, 2004)

J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?

F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô

G. Soros: Xã hội Mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu, sắp xuất bản

K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử

K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato

K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx

Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học

Một năm hội nghị Diên Hồng Hungary

Kornai tự thuật, Bằng sức manh tư duy


Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, NXB Trẻ

Peter Drucker: Xã hội tri thức, quản lý kinh doanh, xã hội, nhà nước

J. Kornai: K. Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu

J. Kornai: Bàn về ổn định kinh tế vĩ mô

J. Kornai: Lịch sử và những bài học

Phỏng vấn, viết về tác giả

Tôi học từ cuộc đời (Doanh nhân Sài gòn cuối tuần)

Người đàn ông gồ ghề trong "thế giới phẳng"

Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến

Phần linh hồn quan trọng nhất để vận hành xã hội

Nguyễn Quang A - nhà khoa học đi buôn

Phản biện, sửa lỗi những chuyện nóng

Nguyễn Quang A - Chiêm nghiệm của doanh nhân từng bị “bầm dập”

Luận bàn kinh tế

Lùm xùm chuyện lương: Không thể bình quân chủ nghĩa!
Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng
Các nước tư bản quốc hữu hoá ngân hàng?
Phản hồi âm và phản hồi dương
Doanh nghiệp nên làm “cò”, đừng làm “trâu”
Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?
Dấu hiệu cho một sự khởi đầu mới
Nghe các tập đoàn lớn nói
Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa
Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

Luận bàn chuyện chính trị, xã hội

"Tội nghiệp" bà Ba Sương
Luận bàn về trí thức
Công sản - thông tin
Kiểm định chất lượng giáo dục?
Mười năm Internet ở Việt Nam
Nguyên tắc kế toán và chính sách xã hội
Trừng phạt học trò
Chạy…
Thành tâm và bình đẳng trong đối thoại
Đại biểu quốc hội phải được coi là một nghề
Chuyện liên quan đến tham nhũng
100 người giàu nhất
Trí thức là ai?
Siêu nghệ sĩ” hãy coi chừng!
Việt Nam và toàn cầu hóa
Giữ vững để tăng đà phát triển
Hãy xây dựng chế độ quan liêu
Cởi mở và khoan dung
Mâu thuẫn lợi ích
"Đánh đổi" lấy giải Nobel
Ngừa & cai nghiện
Nhà nước làm đến đâu?
Ai kiểm soát ai?
Tham nhũng và cạnh tranh
Chống tham nhũng
Nạn bằng giả đâu khó giải quyết
Hai bất cập trong quản lý Internet
Người tài phải tự sử dụng mình
Sự thay đổi lớn trong tư duy của Đảng
Đôi lời góp ý nhân đọc bài Xây dựng Đảng ta thật vững mạnh của GS. Nguyễn Đức Bình




FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: