Chu Hảo (1940 - )

08:59 SA @ Thứ Hai - 06 Tháng Bảy, 2009


GS. CHU HẢO(sinh 15-05-1940)

- Sinh năm 1940 tại tỉnh Bắc Giang.
- Trở về Việt Nam sau 5 năm học phổ thông ở trường Dục Tài, Quế Lâm, Trung Quốc, ông học tiếp lớp 10 trường Chu Văn An
- Năm 1960 ông sang Liên Xô, học trường Đại học Bách khoa Kiev. Ông tốt nghiệp năm 1965 rồi ở lại trường làm tiếp Phó tiến sĩ. Ông có một thời gian làm việc tại Viện Nghiên cứu năng lượng nguyên tử Nga
- Khi về nước ông là một trong những cán bộ đầu tiên xây dựng Viện Vật lý Việt Nam, tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam
- Năm 1976-1979, ông giảng dạy tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Năm 1979, ông sang Pháp tu nghiệp và được Pháp đề nghị ở lại làm luận án tiến sĩ quốc gia Pháp và ông ở lại đến năm 1985. Ông được phong Giáo sư năm 1983.
- Năm 1985, ông về nước tham gia xây dựng Viện Vật lý kỹ thuật tại Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Năm 1985, Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia được thành lập và ông là Viện trưởng.
- Năm 1989, Viện chuyển về Bộ khoa học công nghệ trở thành Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ và ông là Viện phó.
- Năm 1995, ông làm Chánh văn phòng Chương trình quốc gia phát triển CNTT
- Đầu năm 1996, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ; giám đốc dự án Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc
- Năm 2005, ông xin nghỉ hưu trước thời hạn.
- Từ đó đến nay, ông là giám đốc NXB Tri thức, với hy vọng mang lại cho người Việt một tủ sách tri thức của tinh hoa thế giới. “Đó là một công trình văn hóa, 35 tỉ là 2 km đường hoặc 1 mố cầu thôi. Tại sao không thể?”.
- Từ năm 1996 đến nay, ông là chủ tịch Hội hữu nghị Việt Pháp. Năm 2005, ông được trao tặng Huân chương Quốc công của Pháp - là huân chương quốc gia của Pháp nhờ công nỗ lực ủng hộ việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp-Việt không chỉ trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
- Từ năm 2005 đến nay, ông là thành viên Hội đồng trung ương Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

Quan điểm sáng tác

- Mỗi ngày phải để ra ít khoảnh khắc đứng ngoài cuộc đời, nhìn lại cuộc đời. Sau mỗi tháng, mỗi năm đều phải dành thời gian thích đáng để làm việc đó. Người tầm thường thì luôn bị cuộc đời cuốn đi, không thể dừng lại được. Kẻ sỹ thường lại hay xa rời cuộc sống của nhân quần, không hòa nhập được vào đời thường. Duy chỉ những người rất có văn hóa mới vừa luôn luôn hòa nhập với đời thường, vừa có thể tách ra khỏi cuộc sống thường nhật vào bất cứ lúc nào để nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc đời; điều ấy nói thì dễ chứ làm thì khó lắm thay!...

- Hàng ngày tiếp xúc với các đồng nghiệp cả trong và ngoài nước, tôi tự nhận ra bản thân mình - một trí thức đấy nhưng vẫn còn thiếu nhiều tri thức quá, cả các bạn đồng nghiệp, lớp đàn em rồi thế hệ sau nữa, có quá nhiều thiếu hụt. Tâm trạng đó xuất hiện rõ nhất trong những dịp ra nước ngoài công tác, đôi khi tôi rất xấu hổ khi các bạn đồng nghiệp nói đến những cuốn sách kinh điển, những vấn đề triết học mang tính thời sự đang tác động lớn đến XH mà chúng ta đều ngơ ngác.

- Trong một thời gian dài, xã hội chúng ta có cái nhìn thiếu thiện cảm hoặc học hoằn về các tác phẩm kinh điển đến từ các nước tư bản tiên tiến, nhất là lĩnh vực triết học (là lĩnh vực có tác dụng rất lớn trong việc thay đổi và dẫn dắt xã hội tiến lên), có chăng chỉ là phổ biến các sách Mác-Lê. Vì thế để lấp các lổ hổng kiến thức của mình, chúng tôi không còn cách nào khác hơn là tìm tòi trên mạng Internet, nhưng cũng chỉ là chắp vá, không có tính hệ thống liên tục, đọc tới đâu hay tới đó.

- Công việc tôi thích nhất là làm sách công cụ. Nó cho tôi sự hứng khởi như khi góp phần đưa CNTT vào VN, vì nó giúp ích cho nhận thức của xã hội. Một số bạn bè nói đùa: “Ông làm sách còn có giá trị nhiều hơn làm Thứ trưởng”.

- Vì thời gian và sự phát triển không thể chờ đợi một ai. Riêng tôi, thì vẫn chờ đợi và cảm thấy hạnh phúc khi mua từng cuốn sách mới xuất bản từ NXB Tri Thức

- "Trí thức không được phép thiếu tri thức"
- Tôi nghiệm ra những ai có thói quen lao động trí óc, ham học hỏi, chăm đọc sách, thường không bị hẫng hụt khi về hưu. Về hưu mà không có hoạt động tinh thần tích cực, khó mà duy trì sức khỏe được. Sức khỏe tinh thần đôi khi quan trọng hơn sức khỏe thể chất. Nhiều người về hưu không có điều kiện bồi dưỡng sức khỏe tinh thần nên cuộc sống trở nên nhàm chán, đơn điệu…

- Vấn đề nằm ở thói quen đọc sách. Thế hệ trẻ ngày nay không có thói quen đọc sách. Thế hệ tôi trước năm 75, dù sách vở không nhiều và cuộc sống thiếu thốn, nhưng nhiều sách kinh điển chúng tôi đều tranh thủ đọc khi có điều kiện. Bởi nền giáo dục lúc đó vẫn còn nhiều điểm tích cực hơn bây giờ. Chẳng hạn, chúng tôi không bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức như bây giờ, không bị áp lực thi cử nặng nề như bây giờ, và vì vậy có thì giờ đọc sách.

- Có không ít người trẻ coi internet là một công cụ để thực hiện mục đích xấu và những hành vi đồi bại. Đã đến lúc cần phải tạo ra một môi trường để cho họ “tư duy lại tương lai” của mình. cho đến tận bây giờ để trả lời sòng phẳng câu hỏi “sống để làm gì?” thật không phải dễ dàng. Nhưng sống với ước mơ và vươn tới cái đẹp thì cũng không phải quá khó khăn. Có bao nhiêu người đã bội ước với tuổi trẻ của mình? Cái đó tuỳ thuộc vào tư duy của bạn. Nhưng @ thì phải đẹp, đẹp hơn rất nhiều ước mơ về một chiếc xe 5.900USD.

Phỏng vấn, viết về tác giả

Phỏng vấn TS. Chu Hảo: Ai là tác giả Bauxite Tây Nguyên?

Gặp lại người “mang” internet về Việt Nam (Thanh Niên)
Khác với chính thống không nhất thiết là xấu (Người Đô Thị)
GS. Chu Hảo: "Suýt nữa tôi trở thành tội đồ"

Các bài viết về Người trí thức

Thử tìm hiểu tầng lớp tri thức Việt Nam
Seminar Sỹ phu, trí thức và tầng lớp “có học” xưa và nay"
Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay
Khổng giáo với nền khoa học kỹ thuật Trung Hoa
Trí thức nước nhà mạnh hay yếu? (VNN)
Không có tư duy phản biện, không phải là tri thức
Trí thức cần môi trường để “vẫy vùng”
"Trí thức không được phép thiếu tri thức"
Nhân tài trong thời đại mới
GS Chu Hảo:Không nên phán vội là viển vông, duy ý chí (VNN)
Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn
Sống chung với “bầy thú điện tử”
Cầu nối bị đứt gãy

Các bài viết về Giáo dục Việt Nam

Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?
2008, nền giáo dục nước nhà đi về đâu?
Trách nhiệm cao cả
Lý sự Trung Hoa
Việc làm có ý nghĩa quan trọng với thế hệ trẻ
"Tự học là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa tri thức"
Đèn dầu - đèn điện, đâu là hồng phúc nước nhà? (Lao Động)

Các bài viết về Xuất bản & Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới

Ra mắt Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới
'35 tỉ đồng cho 1.000 cuốn sách'

Dự án Tủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới được xây dựng với mục đích góp phần phát triển tri thức Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Mục tiêu của Dự án là tiến hành dịch và xuất bản khoảng 500-1000 tác phẩm có giá trị của thế giới, thời gian triển khai từ 7-10 năm, trong đó sau 5 năm đầu sẽ hoàn tất việc dịch và xuất bản các tác phẩm cơ bản nhất.

Roland Barthes: Những huyền thoại
Gustave le Bon: Tâm lý học đám đông
John Dewey: Dân chủ và giáo dục
Denis Diderot: Cháu ông Rameau
Albert Einstein: Thế giới như tôi thấy
Carl Jung: Thăm dò tiềm thức
Immanuel Kant: Phê phán năng lực phán đoán
Immanuel Kant: Phê phán lý tính thực hành
Thomas Kuhn: Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
John Locke: Khảo luận thứ hai về chính quyền
François Lyotard: Hoàn cảnh hậu hiện đại
John Stuart Mill: Bàn về tự do
John Stuart Mill: Chính thể đại diện
Plato-Xenophon: Socrates tự biện
Plutarque: Những cuộc đời song hành (tập I)
Alexis de Tocqueville: Nền dân trị Mỹ (2 tập)
Max Weber: Nền đạo đức Tin lành và Tinh thần của chủ nghĩa tư bản
Voltaire: Candide – Chàng Ngây Thơ
Virginia Woolf: Căn phòng riêng
John Rawls: Lý thuyết công bằng
Claude Lévi - Strauss: Nhiệt đới buồn
P. Teilhard de Chardin: Hiện tượng nhân sinh
Aristofle: Chính trị
Cynthia Freeland: Thế mà là nghệ thuật ư?
Bernard Guerrien: Từ điển phân tích kinh tế - Kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, lí thuyết trò chơi...
Lý Chấn Anh: Nghiên cứu triết học cơ bản
Gilles Dostaler: Chủ nghĩa tự do của Hayek
Michel Beaud & Giles Dostaler: Tư tưởng kinh tế kể từ
Keynes - Lịch sử và từ điển những tác giả chính
N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina: Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội
Edgar Morin: Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai

Jared Diamond: Loài tinh tinh thứ ba: Sự tiến hóa và tương lai của loài người
Todd G. Buchholz: Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối
James Surowiecki: Trí tuệ đám đông
Jared Diamond: Súng, vi trùng và thép: Định mệnh của các xã hội loài người
Jared Diamond: Sụp đổ - Các xã hội loài người đã thất bại hay thành công như thế nào?
Michael Harrington: Có một nước Mĩ khác: Sự nghèo khó của Hoa Kỳ
Noam Chomsky: Tham vọng bá quyền
Daniel Yergin và Joshep Stanislaw: Những đỉnh cao chỉ huy - Cuộc chiến vì nền kinh tế thế giới
Jonathan Weiner: Mỏ chim sẻ đảo
Takeo Doi: Giải phẫu sự phụ thuộc
Takeo Doi: Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội
Bernard Lewis: Lịch sử Trung Đông - 2000 năm trở lại đây
Helga Nowotny, Peter Scott, Michael Gibbons: Tư duy lại khoa học: Tri thức và công chúng trong kỷ nguyên bất định


LinkedInPinterestCập nhật lúc: