Nguyễn Trần Bạt - Người chạm đến chân lý tuyệt đối

Bạn đọc chungta.com
02:24 CH @ Thứ Hai - 15 Tháng Ba, 2010

Tôi quả là người may mắn khi được tiếp xúc với những lời vàng ngọc của doanh nhân, triết gia Nguyễn Trần Bạt trước tuổi 30 - lứa tuổi sắp sửa bước vào quãng quan trọng nhất của sự nghiệp, cuộc sống của một người trưởng thành với bao nghĩa vụ của người chồng, người cha, người con, người anh, người em, và công dân của một đất nước ngày một hội nhập sâu sắc, một cá thể trong của thế giới đang ngày một "phẳng hoá". Ông truyền cho tôi cảm hứng mãnh liệt về thứ quan trọng nhất đối với một trang nam tử và một con người: Triết lý nhân sinh và triết lý về chính trị.

Trong những ngày đầu xuân 2010, tôi thiết nghĩ mình cần phải có những lời tri ân đến ông. Qua chungta.com, ông đã giúp tôi có những tiến bộ nhất định và quan trọng hơn, giúp cho tôi biết tiệm cận đến chân lý tuyệt đối.

Triết lý của Nguyễn Trần Bạt là triết lý của một con người vẹn toàn Chân Thiện Mỹ, vẹn toàn về mọi mặt với tất cả những thuộc tính của một con người với đầy đủ góc cạnh, tính chất, mọi trạng thái tinh thần của nó. Một cách đầy nhân văn, ông quan niệm thế giới tinh thần con người bao gồm 3 tầng: Tầng thực dụng, đến tầng tư tưởng và trên hết là tầng lý tưởng. Ba "tầng" này bao quát hết mọi khía cạnh của đời sống tinh thần của một sinh linh vốn dĩ phong phú và phức tạp bậc nhất là: Con Người. Cách phân loại này hay ở chỗ nó lý giải thấu đáo mọi hành vi và suy nghĩ của con người, tốt lẫn xấu, thực dụng lẫn cao cả, thực tế lẫn lãng mạn, thánh thần lẫn ác quỷ... Từ trước tới nay, tiếp xúc nhiều trường phái khác nhau, tôi tuyệt chưa gặp một lý giải nào thuyết phục như vậy. Nói cách khác, Nguyễn Trần Bạt tư duy một cách đầy con người, hết mực nhân bản.

Không những thế, những trang viết của Nguyễn Trần Bạt là những suy nghĩ đầy nhân văn. Không mất nhiều thời gian phân tích khía cạnh vật chất của con người, nhà tư tưởng khai thác triệt để đời sống tinh thần của con người trong đó có đời sống tâm lý, đời sống tâm linh. Lấy thế giới tinh thần làm phương tiện và góc ngắm, ông minh triết mổ xẻ thấu đáo mọi hành vi và suy nghĩ, ý thức và vô thức của con người.

Bên cạnh đó, triết lý nhân sinh của Nguyễn là triết lý của một con người mà phẩm hạnh nhân đạo luôn chảy rần rật trong huyết quản. Ông lý giải với một bầu nhiệt huyết cháy bỏng, một tình yêu nồng nàn với cuộc sống con người. Trước những cái xấu của con người, ông không vạch trần những động cơ đen tối, không quy về "tính bản ác". Như một Thích Ca Mầu Ni, một Mẹ Teresa, một Kant của thời hiện đại, ông dùng những phạm trù khách quan để phân tích mổ xẻ hành vi và suy nghĩ xấu của con người, tốt lẫn xấu, phải lẫn trái.

Hệ thống triết lý của Nguyễn Trần Bạt thực giàu tính khoa học. Với tâm thế của một trí thức, ông luôn đau đáu với chân lý tuyệt đối và ông đã tiệm cận, nếu không nói đã chạm đến nó, nghĩa là gần như đạt đến cảnh giới cao nhất. Như một Hegel, một Karl Marx, một Đức Phật hay một Thiền giả, Nguyễn Trần Bạt không mệt mỏi tìm cho ra bí quyết giúp con người tìm được hạnh phúc tuyệt đối. Với triết gia họ Nguyễn, Tự Do là điều kiện cần và đủ giúp cho con người hạnh phúc viên mãn. Tự Do, theo ông, vừa là phương tiện vừa là chất xúc tác của hạnh phúc. Bằng lăng kính của Tự Do, ông giải quyết mọi mâu thuẫn, chạm đến mọi góc khuất, lý giả mọi bí ẩn trong đời sống tinh thần phức tạp của con người, và đưa ra một lối thoát cho hành trình mưu cầu hạnh phúc của nhân loại.

Kiến giải của Nguyễn Trần Bạt giàu tính thuyết phục. Nói về những chủ đề cao siêu bao quát toàn bộ đời sống, ông không chỉ nói với tư cách một nhà lý luận mà còn là một nhà thực hành. Nếu họ Nguyễn nói khi ông chưa thành đạt thì sức thuyết phục sẽ rất thấp. Nhưng lý luận của ông được hoàn thiện khi ông đã đạt được thành công viên mãn trong sự nghiệp: Ông là ông chủ của InvestConsult Group – công ty tư vấn đầu tư hàng đầu Việt Nam. Tay không nói chẳng nên lời, lời lẽ của ông Bạt mang đầy sức nặng của một thương gia thành đạt, một trong số những người giàu nhất Việt Nam. Cũng không nên quên rằng ông đưa ra hệ thống tư tưởng của riêng mình khi đã ở tuổi trên 60 - cái tuổi đủ để chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống. Ông cũng có một thế giới tinh thần phong phú của một người nếm đủ thành công cho đến bất hạnh đớn đau nhất.

Tư tưởng của Nguyễn Trần Bạt rất giàu tính báo chí, tính thời sự trong bối cảnh đất nước thời nay. Đó cũng là động lực to lớn cho những tư tưởng tiến bộ và lớp trẻ, là kim chỉ nam cho hành động và tư tưởng của họ với tư cách là những công dân một quốc gia, thấm nhuần một tinh thần công dân thế giới rõ rệt. Ông đã không chỉ nói về công dân Việt Nam mà chỉ đề cập đến con người nói chung và nói về những thứ "không xa lạ" đối với con người, như cách nói của Marx. Nội hàm càng hẹp thì ngoại diên càng rộng, phạm vi đề cập của họ Nguyễn vì thế là rất phổ quát. Người ta nhất định cần đưa ông vào từ điển triết gia thế giới hiện đại.

Về hình thức, lý luận đạo đức của Nguyễn Trần Bạt được thể hiện không hề khô cứng. Nó được nói ra một cách đầy duyên dáng. Không như các nhà đạo đức và nhà tư tưởng bảo thủ, ông quan niệm hành vi xấu của con người chủ yếu là thiếu tự do, chẳng hạn mất tự do khiến con người ta bị mất năng lực phản ánh sự thật, mất năng lực hướng thiện và một số năng lực khác. Bằng cách này, ông đã hành xử đầy hào phóng và khéo léo giữ thể diện cho những người lỡ tay dính chàm và mở một con đường cho họ phục thiện - điều tối quan trọng của công tác giáo dục, của chức năng cải thiện nhận thức của triết học.

Văn chương của Nguyễn Trần Bạt là văn chương hảo hạng của một nhà văn bậc thầy. Ông làm xiếc với ngôn từ với cấu trúc hoàn hảo, lời lẽ đanh thép, từ ngữ tinh tế, hình ảnh ví von sinh động. Văn ông lúc chậm rãi như mẹ kể chuyện con nghe trước giờ đi ngủ, khi vun vút hào hùng như một nhà hùng biện kỳ tài, lúc nhẹ nhàng đi vào lòng người như thiếu nữ duyên dáng, khi nổi giận sầm sập đầy uy lực như mưa tuôn sấm rền, lúc tinh tế vi diệu như một thi sĩ mẫn cảm, khi ào ạt rầm rầm như thác đổ lũ cuốn, lúc chặt chẽ như một nhà logic, khi ngẫu hứng phá toang mọi rào cản như một nghệ sĩ... Chuyên chở những chủ đề gai góc mang chất lượng chính trị và triết học, văn chương của Nguyễn Trần Bạt không hề khô khan mà luôn tươi rói, căng tràn sức sống, sức quyến rũ của thiếu nữ phơi phới mười tám đôi mươi. Thứ văn chương ấy như một ly rượu Cognac thơm lừng hảo hạng mà người uống không muốn bỏ sót một giọt nào.

Sau cùng, bên cạnh địa vị của một doanh gia thành đạt và một nhà kinh tế học, một cách không khiên cưỡng, Nguyễn Trần Bạt hoàn toàn xứng đáng được mang danh vị Nhà Tư tưởng, Triết gia và tầm cỡ Vĩ nhân - thứ đang “khan hiếm” của nước ta thời hiện đại.

Xuân Canh Dần 2010

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phẩm hạnh là giá trị quan trọng nhất của nhân lực

    27/05/2015Hải Lan (Thực hiện)"Chuyên môn không phải là tất cả sự hấp dẫn của con người. Giá trị văn hoá, hiểu biết văn hoá, sự duyên dáng trong hành vi cũng như ứng xử của các bạn chiếm vào khoảng 50% giá trị thương mại của các bạn. Trình độ chuyên môn chỉ có giá trị khoảng 15% khi các bạn tìm công việc". Kinh nghiệm của chuyên gia Nguyễn Trần Bạt...
  • Cảm giác bất an

    11/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupBất an là một cảm giác, một trạng thái tâm lý bình thường của con người. Sẽ chẳng có gì là đáng bàn nếu nó xuất hiện ở một hoặc một vài cá nhân. Vấn đề cần nghiên cứu là cộng đồng, hay nói rộng hơn, xã hội sẽ đi về đâu khi bất an trở thành một trạng thái tâm lý phổ biến...
  • Không gian tinh thần - Đối thoại

    09/01/2021Nguyễn Trần BạtKhi nghiên cứu về sự phát triển của con người, tôi đã rút ra kết luận rằng sự phát triển của con người lệ thuộc vào hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là hoàn cảnh khách quan, được thể hiện tập trung bằng thể chế và luật pháp. Yếu tố thứ hai là trạng thái tự do bên trong của mỗi con người...
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Tham nhũng

    22/12/2017Nguyễn Trần BạtMột trong những hiện tượng tiêu cực chủ yếu của đời sống hiện đại cần phải chỉ ra là hiện tượng tham nhũng. Tham nhũng đang trở thành một nguy cơ, một hiện tượng phổ biến ở những nước đang phát triển...
  • Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

    09/07/2017Nguyễn Trần BạtHiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng. Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy....
  • Tính minh bạch

    01/07/2016Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội...
  • Khái niệm tự do

    06/04/2016Nguyễn Trần BạtTừ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người...
  • Hạnh phúc

    20/09/2015Nguyễn Trần BạtHạnh phúc có phải là một trạng thái tinh thần nhất thời của con người và có đơn giản chỉ là sự thỏa mãn các đòi hỏi hay không? Bản chất của hạnh phúc thật sự là gì? Trước những cuộc khủng bố liên tiếp xảy ra trên khắp thế giới vào những năm gần đây, chúng ta buộc phải đặt câu hỏi: loài người có thật hạnh phúc không? Vì thế, tôi muốn truy đuổi khái niệm hạnh phúc để tìm ra đâu là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc của con người...
  • Sự lạc hậu về văn hóa của thế giới thứ ba

    13/04/2015Nguyễn Trần BạtThế giới thứ ba lạc hậu về mặt văn hóa là một kết luận không thể phủ nhận. Đó là những nền văn hóa cát cứ, khép kín, một số còn tự mãn. Sự lạc hậu về mặt văn hóa ru ngủ xã hội bằng quá khứ và bằng sự an phận với hiện tại...
  • Sự hình thành trong im lặng của văn hóa

    09/04/2015Nguyễn Trần BạtPhải nói rằng đất nước chúng ta mới mở cửa được 20 năm và không phải lớp người nào cũng nhận được lợi ích từ Văn hóa Việt, vì thế mọi người đều vội vã đi tìm những cái cho mình trong đời sống, và do đó chúng ta nhìn thấy sự vội vã...
  • Góp vốn tự do

    18/10/2014Nguyễn Trần BạtCon người thường mặc nhiên thừa nhận không gian tự do bên trong và không gian tự do bên ngoài bản thân mình là rất trừu tượng, nhưng thực ra không phải vậy. Không gian tự do bên trong chính là đời sống tinh thần của mỗi con người. Còn không gian tự do bên ngoài phản ánh tự do của người dân đối với nhà cầm quyền, tự do của con người đối với nhau, và tự do trong sự tương tác giữa các lực lượng xã hội.
  • Chính trị học của tự do

    17/10/2014Nguyễn Trần BạtTự do là cách thức giải phóng con người ra khỏi sai lầm, định kiến, quá khứ, tự do làm thay đổi một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia để bắt đầu chặng đường phát triển của chính nó. Khích lệ nhu cầu tự do của con người là một trong những khích lệ nhân văn nhất. Những ai ngăn cản tự do, những ai từ chối tạo điều kiện để con người tự do thì đó là kẻ chống lại loài người...
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Biện chứng của quá khứ

    20/05/2014Nguyễn Trần BạtHiện tượng bị quá khứ hấp dẫn là hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân loại, trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội. Các dân tộc đều khó chia tay với quá khứ và dân tộc nào cũng có những dấu hiệu đặc trưng cho quá khứ của mình. Tại sao quá khứ lại hấp dẫn và quan trọng đối với loài người như vậy? Sự hấp dẫn của quá khứ là do chính nó hay do con người bất lực và chỉ biết kéo lê quá khứ của mình đến tương lai?
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • Tự do sinh ra con người

    21/03/2014Nguyễn Trần BạtCó nhiều cách lý giải về nguồn gốc hình thành con người, nói đúng hơn là quy luật hình thành các giá trị con người. Tôi cho rằng, con người được sinh ra bởi hai quy luật: quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Quy luật tự nhiên là quy luật sinh học, còn quy luật xã hội là quy luật của tự do. Không phải quy luật tự nhiên sinh ra con người thì đó đã là con người theo đúng nghĩa. Chính tự do sinh ra tất cả các quyền làm người, tự do hoàn thiện con người...
  • Cải cách kinh tế với vai trò tiên phong

    14/03/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ chương trình cải cách nào cũng phải bắt đầu từ kinh tế. Khi những nhu cầu vật chất tối thiểu của con người chưa được đảm bảo thì không thể nói đến những lợi ích cao hơn hay đặt ra những vấn đề cao hơn. Hơn nữa, con người bao giờ cũng dễ dàng nhận thức về những lợi ích vật chất cụ thể hơn nhiều so với những lợi ích tinh thần...
  • Tính lạc hậu tương đối của văn hóa và tính tất yếu phải cải cách văn hoá

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtVới tư cách là sản phẩm của quá khứ, văn hóa không thể tự mình tạo nên những kinh nghiệm mà con người chưa từng trải qua. Chính điều đó tạo ra tính lạc hậu của văn hóa so với sự phát triển của cuộc sống...
  • Những di sản của một cuộc giải phóng nửa vời

    13/04/2011Nguyễn Trần BạtPhong trào giải phóng dân tộc không nhất thiết phải được lãnh đạo bởi một lực lượng hoặc một xu hướng chính trị duy nhất. Mục đích cuối cùng của phong trào giải phóng dân tộc là các dân tộc được giải phóng...
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích

    24/09/2010Nguyễn Trần BạtChúng ta đều biết rằng, theo logic thông thường, một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và một thể chế bất hợp lý sẽ không tạo ra thành tích. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    18/08/2010Nguyễn Trần BạtTính trễ của cải cách chính trị là trạng thái không đồng bộ của quá trình cải cách, trong đó hệ thống chính trị có xu hướng bảo lưu các đặc tính đã trở nên lạc hậu trước thực tế đời sống xã hội...
  • Có hay không chuyện “thế giới phẳng” hay “Việt Nam phẳng”?

    15/01/2010Nguyễn Trần BạtCụm từ “Thế giới phẳng” giờ được dùng ở nhiều nơi như mốt thời thượng về một tương lai, nơi đó, xã hội bình đẳng về cơ hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng ngắn. Trong cuộc trao đổi này, ông Bạt nêu câu hỏi: "Có hay không chuyện “thế giới phẳng” hay “Việt Nam phẳng”?
  • Góp ý bài phỏng vấn "bàn về giá trị sống"

    28/12/2009Lâm Kim ThànhTrong bài trả lời phỏng vấn của bác Nguyễn Trần Bạt vào ngày 07/06 /2009 về việc bàn về những giá trị sốngxin mạn phép chia sẻ ý kiến riêng kể cả đồng ý và phản đối quan điểm của bác...
  • Bàn về "những giá trị sống"

    29/11/2009Nguyễn Trần Bạt...một trong những nội dung quan trọng nhất trong tư duy của con người chính là lợi ích. Người không làm chủ các tư duy lợi ích, không thiết kế được công nghệ tư duy lợi ích và không biến tư duy lợi ích thành một nghệ thuật sống là người không có bản lĩnh trên thực tế...
  • Suy tưởng cùng Ông Nguyễn Trần Bạt về “Tự do”

    21/10/2009Thư NgânCon người sinh ra có quyền Tự do. “Tự do” – hai tiếng ngọt ngào – đã khiến con người mất bao sức lực và cả máu để mong giành được nó và đâu đó đã tưởng giành được nó. Nhưng tiếc thay, “Tự do” đâu có phải là một thực thể để dễ dàng chiếm giữ!
  • Bàn về tính đồng thuận xã hội

    17/09/2009Nguyễn Trần BạtĐồng thuận xã hội luôn là mục tiêu của bất kỳ nhà nước, bất kỳ chính thể nào. Đồng thuận xã hội trước hết và quan trọng nhất phải là kết quả của sự đồng thuận về nhận thức. Trong thời đại ngày nay, khi hợp tác trở thành nội dung triết học cơ bản của đời sống hiện đại, đồng thuận trở thành lý thuyết về tầm nhìn trong xây dựng cấu trúc xã hội tương lai. Đồng thuận xã hội là sự tự giác thống nhất về cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hoá...
  • Văn hóa và Phát triển

    13/09/2009Nguyễn Trần BạtMặc dù có nội dung rộng lớn và phức tạp, văn hoá về cơ bản là một cấu trúc gồm: Tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống, pháp luật, thẩm mỹ và lối sống. Việc phân tích kỹ lưỡng cấu trúc của văn hoá vượt quá khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ xin điểm qua ba thành tố quan trọng là tri thức, thẩm mỹ và lối sống...
  • Nguyễn Trần Bạt: Viết vì sự tiến bộ

    24/08/2009Chử HàDù biết ông từ lâu nhưng khi "ngốn" gần hết 2 cuốn sách gồm những bài viết, bài nói chuyện và trả lời phỏng vấn của ông đăng trên các báo và tạp chí mới thấy giật mình phát hiện một Nguyễn Trần Bạt khác, một dòng chảy tinh thần với những giá trị mới rất cần cho một Việt Nam hội nhập. Đúng như sự khao khát của tác giả: "Viết vì sự tiến bộ"!
  • Hành trình đi tìm tự do

    17/07/2009Nguyễn Trần BạtThế giới đã đi qua nhiều chặng đường phát triển, nhưng có thể nói, những thành tựu của khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn vẫn chỉ dành cho gần một phần ba nhân loại. Hai phần ba còn lại của nhân loại vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại. Đó là những con người thiếu tự do, và vì thiếu tự do nên họ lâm vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu và không phát triển được...
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Nguyễn Trần Bạt (1946 - 2020)

    06/03/2009Một luật gia, tác giả có nhiều tác phẩm "giải độc cho thế hệ trẻ" và ý tưởng cải cách đất nước để phát triển...
  • Tận nhân lực, tri thiên mệnh

    12/02/2009Thượng Tùng thực hiệnNguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group, thường được nhắc đến như người sáng lập ra công ty tư vấn đầu tiên ở Việt Nam. Có lẽ ông cũng là một trong không nhiều người mạnh dạn rời bỏ môi trường nhà nước từ trước Đổi mới. Ở tuổi 63, người đàn ông này vẫn rất khang kiện, vẫn làm việc miệt mài...
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Cải cách văn hóa

    13/05/2008Nguyễn Trần BạtSự không phát triển về mặt con người không chỉ thể hiện ở sự lạc hậu về chính trị, kinh tế mà còn cả môi trường văn hoá. Nếu văn hóa chưa được giải phóng, tức là vẫn tồn tại nền văn hóa không thích ứng với sự phát triển thì dân tộc đó vẫn là nô lệ của chính họ...
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Cải cách: Bản chất và mục tiêu

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, bản chất của cải cách là chủ động hay cải cách là hoạt động chủ động của con người. Cải cách chính là một chương trình mà con người xây dựng để chủ động tác động lên tiến trình phát triển của cuộc sống. Khi nhu cầu xã hội, nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi phải cải cách...
  • Những thay đổi trong quan niệm về phát triển

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTrong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những bước thay đổi căn bản về quan niệm phát triển. Khi sự phát triển còn ở vào giai đoạn tốc độ thấp, những vấn đề toàn cầu chưa xuất hiện. Ngày nay, khi tốc độ phát triển đã tăng vọt, những biến đổi vũ bão của thế giới đã và đang kéo theo những vấn đề toàn cầu như chênh lệch giàu nghèo, vấn đề sinh thái, an ninh toàn cầu... đòi hỏi nhân loại phải chung sức giải quyết.
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Đảm bảo tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtBản chất của việc xây dựng chương trình cải cách thể hiện về mặt hình thức ở chính tính đồng bộ của cải cách. Sự đồng bộ của các cuộc cải cách không có nghĩa là đồng thời, vì các cuộc cải cách này có quan hệ chặt chẽ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề hoặc bảo trợ cho nhau trong một chương trình cải cách tổng thể...
  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn cải cách

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTất cả các cuộc cải cách đều có tiêu chuẩn và mục tiêu của nó. Các cuộc cải cách đều nhằm vào sự phát triển, nhưng mục tiêu cuối cùng chính là tự do vì chỉ có tự do mới đem lại sự phát triển thực sự. Thước đo sự thành công của các cuộc cải cách, do đó, chính là mức độ giải phóng con người, sự tiệm cận tới tự do của con người...
  • Toàn cầu hóa và những thay đổi của thế giới hiện đại

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNói về thế giới hiện đại với những đòi hỏi có tính toàn cầu đối với mọi quốc gia không thể không đặt một câu hỏi có tính chất cốt lõi, đó là thời đại mà chúng ta đang sống có những đặc điểm chủ yếu nào?
  • Dân chủ hóa về chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtDân chủ hóa là xu thế tất yếu không chỉ của thế giới thứ ba mà của toàn nhân loại. Trong quá trình tương tác và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, bản thân con người cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh trên quy mô toàn cầu và ngày càng khốc liệt. Giá trị cá nhân là sức cạnh tranh và sức cạnh tranh chính là nhân tố quan trọng nhất của một quốc gia...
  • Thế giới thứ ba và tự do thương mại

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTự do thương mại mang lại những lợi ích chung, tạo ra sự tiến bộ và phát triển của toàn nhân loại. Tuy nhiên, do đặc điểm và hoàn cảnh riêng của mình, các nước thế giới thứ ba còn nhận được nhiều lợi ích cụ thể to lớn khác...
  • Sự chậm trễ của cải cách chính trị ở thế giới thứ ba

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNguyên nhân của tình trạng chậm trễ và trì hoãn cải cách chính trị ở các nước thế giới thứ ba nằm ngay trong hệ thống chính trị của nó; thể chế chính trị ngày càng lạc hậu của thế giới thứ ba đang trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển ở khu vực này...
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng

    13/04/2008Nguyễn Trần Bạt
  • Xây dựng thể chế cho phát triển

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtMột thể chế lạc hậu chắc chắn sẽ kìm hãm sự phát triển. Thế giới thứ ba với thể chế chính trị lạc hậu đang phải đối mặt với bài toán xây dựng thể chế. Vậy thể chế nào là tối ưu cho sự phát triển của thế giới thứ ba?
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Phác thảo chương trình cải cách chính trị ở các nước thế giới thứ ba

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtĐể phát triển, các nước thế giới thứ ba buộc phải nhận thức ra rằng không thể tiếp tục trì hoãn cải cách thể chế, cải cách chính trị được nữa, nhất là trong bối cảnh dân chủ hóa là xu thế không thể đảo ngược như hiện nay...
  • xem toàn bộ