Cội nguồn cảm hứng

11:37 SA @ Thứ Tư - 17 Tháng Sáu, 2009

Càng biết nhiều về bản thân mình... chúng ta càng tự do. Đa số mọi người đều cảm nhận cảm tính rằng quyền tự do là quan trọng với bản thân, nhưng họ rất thiếu ý niệm cụ thể về tự do là gì và đa số nhầm lẫn tự do với vô chính phủ. Đến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại.


Xem danh sách sách có thể đặt mua tại chungta.com

Những người đồng ý từ bỏ một chút tự do để tìm kiếm sự an toàn thì không xứng đáng được hưởng tự do và an toàn, và họ sẽ mất cả hai thứ đó...

(Benjamin Franklin)

Điều đó phản ánh chúng ta đang thiếu tư duy đúng về tự do, về nhân văn làm người, về chính cái hạt nhân của cuộc sống; và đó cũng chính là chúng ta đang sống mà thiếu giá trị tự do, chúng ta đang cần tìm về nó để thức tỉnh bản thân, phát huy mọi vai trò và giá trị cá nhân khác. Đó cũng là thực trạng chung biểu hiện sự hạn hẹp của văn hóa phương Đông trong việc hiểu biết sắc sảo giá trị nền tảng nhất của văn minh phương Tây - nay là văn minh toàn nhân loại.

Trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nêu ngay trong phần đầu nội dung khẳng định đặt niềm tin các giá trị cơ bản nhất của con người, hỗ trợ cho sự tiến bộ xã hội để thiết lập nên những điều kiện tốt đẹp nhất cho sự tự do được mở rộng nhất:

"
Nhận thức rằng, việc thừa nhận phẩm giá vốn có của tất cả các thành viên gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước bỏ của họ, đã tạo dựng nên nền tảng của tự do, công lý và hoà bình trên thế giới.

Nhận thức rằng, việc chối từ và miệt thị những quyền con người đã dẫn đến những hành động man rợ, nó thách thức lương tâm nhân loại và sự đăng quang một thế giới, ở đấy, những thành viên nhân loại sẽ được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, thoát khỏi sự khủng bố và khốn cùng, đã được tôn xưng như nguyện vọng cao cả nhất của con người.

Nhận thức rằng, thật cần thiết những quyền con người phải được bảo vệ bởi một thể chế luật pháp, sao cho họ không phải bị ép buộc cầu viện đến cái tột cùng là sự nổi dậy chống lại chuyên chế và áp bức.

...

"
Càng khẳng định mình, càng nhận thức sâu sắc hơn giá trị tự do, con người càng được thăng hoa, đạt đến hạnh phúc. Trong quá trình suy tưởng hiện thực xã hội, đi sâu vào nội tâm, nhiều người đã khám phá ra tự do như một giá trị Thượng đế ban cho để chúng ta có được nền móng trở thành con người. Sự khám phá ấy tạo nên cảm hứng, khát vọng và động lực hiện thực mọi tiềm năng phát triển của cá nhân, vươn lên đạt tới giá trị cao đẹp nhất cho bản thân. Một trong số đó là tác giả Nguyễn Trần Bạt, người đã thấm đẫm tinh thần tự do cao quý và đã dành nhiều thời gian và tinh thần để thức tỉnh, thấu hiểu, yêu quý giá trị tự do và chia sẻ tới bạn đọc. Quá trình khám phá tự do, cảm hứng về tự do, đi đến tự do được tác giả được đúc kết trong tác phẩm mới "Cội nguồn cảm hứng", NXB Hội Nhà văn, 11/2008. Cuốn sách hơn 400 trang này ông đã định đặt tên là “Tự do sinh ra con người”.

Sau Tuyên ngôn độc lập, với tôi, lâu lắm rồi, Việt Nam lại có một tác phẩm, một cuốn sách trọn vẹn, sâu sắc, cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật về Tự do, giá trị nhân văn, nhân quyền.

Có thể coi tác phẩm "Cội nguồn cảm hứng" là một sự cố gắng của tác giả gắn việc mô tả, tư duy về tự do và gắn vai trò của nó với chất lượng số phận mỗi người, với đánh giá chất lượng tổ chức của nhà nước. Trong tác phẩm hiếm có này, tác giả đã khẳng định hệ thống và nhất quán một xã hội có tính chất lượng cơ bản là phải giúp con người hình thành và khẳng định tất cả các quyền của cá nhân để họ có thể có bản lĩnh để hiểu, sống và đối phó, hoàn thiện cuộc sống bản thân. Theo tác giả, con người càng nhận thức được tự do càng phải cảm thấy mình có trách nhiệm hơn với mình, có trách nhiệm hơn với xã hội tự giác mà không để bị ai áp đặt, không a dua theo ai.

Cuốn sách "Cội nguồn cảm hứng" kén người đọc bởi nó lấp lánh nhiều tư tưởng triết học. Đó là một tác phẩm tuyệt vời, hoàn hảo, lôi cuốn bất cứ ai về Tự do, về khám bản bản chất của chính chúng ta và con đường để mỗi người, chúng ta, loài người trở nên sống tự do hơn, hạnh phúc hơn. Bởi vậy, tôi xin nhường bút để bạn đọc tìm đến cuốn sách, soi rọi cá nhân, xã hội mình với quan điểm, tư tưởng của nền văn minh nhân loại, với trình độ phát triển hiện đại của nhân loại.

Tác giả Nguyễn Trần Bạt đã ca những lời ca với tình yêu tự do của mình. Đó cũng là cách thức thể hiện mức tự do cao nhất của người trí thức - ở hình thức nghệ thuật, thâm thúy. Tôi tin rằng lời ca đó sẽ tiếp tục thổi bùng lên "Cội nguồn cảm hứng" của mọi người Việt chúng ta như tinh thần bất khuất của Nelson Mandela, một biểu tượng văn hóa của tự do và bình đẳng nhân loại: "Sự chiến đấu là cuộc đời tôi. Tôi sẽ tiếp tục chiến đấu vì tự do cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời tôi"

(Bùi Quang Minh, Chúng Ta Học JSC)


Mục lục

Lời tác giả

Chương 1. Khái niệm tự do
I. Tự do - gương mặt đẹp đẽ nhất
II. Những cảm giác của tự do(Tình yêu tự do, Tâm hồn và lẽ phải, Cảm hứng và sáng tạo, Danh dự, Hạnh phúc)

Chương 2. Không gian tinh thần
I. Cái Tôi(Khái niệm cái Tôi,Miền năng lực của cái Tôi,Cái Chúng ta)
II. Cấu trúc của đời sống tinh thần
III. Năng lực hay giới hạn của tự do
IV. Tôn giáo và lòng tin

Chương 3. Góp vốn tự doI. Khế ước xã hộiII. Tài sản tinh thần
III. Ngôi nhà của tự do
Chương 4. Tự do sinh ra con người
I. Trạng thái Tiền con người hay là trạng thái con người không hoàn chỉnh
II. Quy luật hình thành giá trị cá nhân
III. Tự do và các quyền con người
IV. Những phẩm hạnh: Tự do, Bình đẳng, Bác ái

Chương 5. Hành trình đi tìm tự do

Chương 6. Những thực tế phổ biến
I. Trạng thái nô lệ mới
II. Các giới hạn nhân tạo của tự do(Nhà nước, Hệ tư tưởng, Văn hóa, Sự nghèo đói)
III. Khuyết tật của đời sống hiện đại (Sự tha hóa của cái Tôi, Tham nhũng, Bóc lột, Lộng hành)

Chương 7. Biện chứng của quá khứ

I. Con người và thời gian
II. Sự chuyển hóa của quá khứ(Định kiến và nuối tiếc,Thành tựu và tâm lý dùng dằng,Triển vọng và tất yếu)
III. Năng lực đi tới tương lai(Năng lực tự giải phóng,Năng lực ra khỏi quá khứ của cộng đồng,Năng lực triển vọng)

Chương 8. Hạnh phúc
I. Hạnh phúc là gì? (1. Hạnh phúc có phải là sự thỏa mãn?2. Hạnh phúc như là lẽ phải tâm hồn)
II. Miền triển vọng và hạnh phúc bền vững (1. Thế nào là hạnh phúc bền vững?2. Hạnh phúc bền vững - miền chung sống giữa thành tựu và triển vọng)
III. Sự hòa hợp của những không gian tự do - điều kiện của hạnh phúc

Chương 9. Không có sự phát triển nào đi trước tự do
I. Con người - trung tâm của sự phát triển
II. Tự do và sự phát triển
III. Những chặng đường phát triển

Chương 10. Cơ hội thứ tư - Toàn cầu hóa
I. Toàn cầu hóa, từ sức ép đến cơ hội
II. Tự do trong thời đại toàn cầu hóa (1. Nhân quyền, trạng thái tự do mang tính toàn cầu, 2. Sự dịch chuyển của các dòng năng lực )
III. Năng lực tự chủ

Chương 11. Chính trị học của tự do
I. Những không gian tự do cơ bản
II. Khuynh hướng chính trị chủ đạo của thời đại

Chương 12. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ
I. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ, vấn đề chung của nhân loại
II. Biến hiểu biết về quyền thành khát vọng làm chủ của người dân
III. Nhà nước và giới hạn của hướng dẫn chính trị
IV. Xây dựng xã hội dân sự là khôi phục trạng thái tự nhiên của xã hội
V. Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội

Lời kết


Tóm lược

Lời tác giả

"... Nếu chúng ta đủ dũng cảm, đủ tươi tắn, đủ tự nhiên thì chúng ta luôn tìm được những thứ cần cho cuộc sống của mình. Nếu chúng ta dự phòng quá, cẩn thận quá, mặc cảm với tương lai nhiều quá thì chúng ta không vứt đi được những thứ không còn giá trị. Con người cần có niềm tin vào cuộc sống của mình, mạnh dạn vứt bỏ những thứ không cần cho tương lai. Hành trang tương lai càng nhẹ càng tốt. Tương lai có hành trang của nó và nó cung cấp ngay ở cửa mỗi một ngày cho chúng ta..."

Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khích lệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như John Locke, Baron de Montesquieu, Voltaire, Jean Jacques Rousseau, John Stuart Mill... Những tiếng hót ấy còn mang âm hưởng của dân tộc Việt Nam, một dân tộc có lịch sử lâu dài, quyết liệt trong việc giành tự do. Những tiếng hót ấy chất chứa tình yêu đối với con người và thân phận con người. Những tiếng hót ấy là sự trăn trở trong quá trình đi tìm những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống con người và sự hình thành các giá trị con người. Tôi viết bằng cả tấm lòng của mình, bên ngoài mọi động cơ, kể cả động cơ hàn lâm.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, giáo sư Trần Ngọc Hiên và các nhà hoạt động xã hội khác, những người đã có những góp ý khoa học cho cuốn sách này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Nhà xuất bản Hội nhà văn đã kỳ công biên tập và đưa ra những góp ý xác đáng. Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người đã ủng hộ và tạo mọi điều kiện để cuốn sách này ra đời.


Chương 1. Khái niệm tự do

I. Tự do mang khuôn mặt đẹp đẽ nhất

Tự do vừa mang bản chất tự nhiên (là quyền tự nhiên) vừa là ý chí, niềm khao khát của mỗi con người (vốn tự có và phát triển vốn trở thành năng lượng, linh hồn tạo nên đời sống con người, sự tiến bộ và phát triển).

Càng va đập vào lằn ranh thiếu tự do, ta càng hiểu được giá trị đích thực, càng khát khao đòi hỏi và tôn vinh giá trị của tự do trong đời sống con người.

Tự do được quan tâm, mở rộng khơi sâu sôi nổi, đầy cảm hứng. Theo tác giả tự do biểu hiện ở sự chủ động, chính là quá trình dịch chuyển song song song của ý nghĩ và hành vi. Chủ động là dưới sự thúc bách của tâm hồn, là sự thống giữa thống nhất của suy nghĩ và hành động hay tự do nhận thức và tự do hành động.

II. Những cảm giác của tự do

Những cảm nhận tự do sinh động, đời thường từ tình yêu tự do, tâm hồn và lẽ phải, cảm hứng sáng tạo, danh dự, hạnh phúc... Tự do đem lại những sắc thái người nhất, hạnh phúc chất lượng nhất cho con người. Con người có động lực, được khuyến khích để phát triển đỉnh cao nhất khi tự do thường trực.

Chương 2. Không gian tinh thần

Nguyễn Trần Bạt (1946)

-
S
áng lập kiêm chủ tịch và Tổng Giám đốc InvestConsult Group.
- Cử nhân luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội và bằng kỹ sư xây dựng dân dụng của Đại học xây dựng Hà Nội.

Ông Bạt được coi là người đầu tiên xây dựng một công ty Việt Nam tư vấn chuyên nghiệp về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi Việt Nam ban hành chính sách “Đổi mới” năm 1987 mở cửa nền kinh tế Việt Nam cho các hoạt động đầu tư nước ngoài. Ông Bạt là tác giả của rất nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu tập trung vào nội dung làm thế nào Việt Nam phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Ông Bạt được nêu danh trong cuốn Barons Who's Who in Vietnam và Barons Who's Who in Asia Pacific như một luật sư và nhà tư vấn xuất sắc.

Các sách đã xuất bản:

1. Văn hoá và Con người, NXB Hội nhà văn, 2005
2. Suy tưởng, NXB Hội nhà văn, 2005
3. Cải cách và sự phát triển, NXB Hội nhà văn, 2005
4. Cội nguồn cảm hứng, NXB Hội nhà văn, 2008

>> Trang Tác giả...

I. Cái Tôi

Tự do đem lại sự đa dạng về tinh thần cho con người, điều kiện đầy đủ để cá nhân phát triển năng lực, phẩm chất... Mỗi cá nhân là một cái tôi với không gian quyền lực, không gian trách nhiệm, không gian nghĩa vụ, những trạng thái tâm lý, những năng lực/ giá trị tinh thần... riêng biệt.

Miền năng lực cái tôi gồm năng lực quan trọng nhất - năng lực phản ánh sự thật - Chân. Năng lực thứ hai là năng lực hướng thiện, tôn trọng những quy tắc đẩm bảo mọi người đến được với nhau: làm tăng chất lượng của lẽ phải tâm hồn, giữ gìn tâm hồn thánh thiện và sự phong phú các phẩm chất tâm hồn. Năng lực cơ bản nữa là năng lực tưởng tượng để vẽ nên thế giới tương lai cho chính mình. Năng lực nữa là hiện thực hóa sự tưởng tượng nhờ năng lực tổ chức, hoạch định cuộc sống.

Sự phát triển miền các năng lực của cá nhân là cội nguồn của sự thịnh vượng. Để phát triển được thì con người cần nhận ra các năng lực cá nhân của mình và tìm ra những khoảng không gian tự do để phát triển các năng lực ấy.

Chúng ta là trạng thái phát triển của cái tôi, một trạng thái cá biệt. Tụ họp các danh dự cá nhân hình thành nên danh dự tập thể là cái Chúng ta. Cái tôi biến thành cái Chúng ta thông qua không gian trách nhiệm, không gian nghĩa vụ. Không gian nghĩa vụ và trách nhiệm tạo ra phần Chúng ta trong cái Tôi, tức tạo ra tâm lý đại diện.

Cái Siêu Chúng ta là trạng thái phát triển cao của cái Tôi. Không gian Siêu chúng ta là nơi con người tiến hành những hành động bên ngoài nghĩa vụ, trách nhiệm phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Nhân loại phát triển tinh thần siêu nghĩa vụ, siêu trách nhiệm, tinh thần sự mệnh...

Tôi và chúng ta chính là lĩnh vực Nhân quyền tạo nên một xã hội đúng đắn, chuyên nghiệp với không gian quy định tinh thần - văn hóa. Xúc tiến các hoạt động văn hóa là để tôn vinh khôn gian quyền và nghĩa vụ của cái tôi, động viên Tôi có cảm hứng hành động vì Chúng ta. Cá thể ý thức được sức mạnh của mình thì xã hội sẽ mạnh và cá thể có thêm khả năng tìm kiếm sức mạnh trong sức mạnh.

II. Cấu trúc của đời sống tinh thần

Bao gồm 3 phần: tầng thực dụng được hướng dẫn bằng hệ thống lợi ích để đảm bảo sinh tồn, tầng tư tưởng hướng dẫn bởi những giá trị tinh thần được tạo dựng từ tư tưởng và văn hóa / hưởng thụ đối với kinh nghiệm đã khái quát hóa từ đời sống thực dụng, tầng lý tưởng - tầng siêu thóat thể hiện giá trị lý tưởng - trạng thái thánh thần, khát vọng vươn tới cao thượng, cao quý nhất.

Khi con người sống cân bằng 3 tầng thì con người sẽ phát triển, khi lệch lạc ngộ nhận thì con người tha hóa. Để đảm bảo 3 tầng đó cần bằng, vai trò quyết định là con người phải có tự do. Tự do là điều kiện đảm bảo sự luân chuyển linh hoạt, cân đối các trạng thái khác nhau đó để con người thích nghi với những hoàn cảnh, đòi hỏi đa dạng.

Con người phấn đối vươn tới sự phong phú về đời sống tinh thần làm động lực tâm hồn sống và phát triển. Những giá trị tinh thần của con người ngày càng ưu thế và lấn át các giá trị khác.

III. Năng lực hay giới hạn của tự do

Tự do không chỉ là quyền - không gian lý thuyết mà còn là năng lực - không gian thực tế con người khai thác được. Không có năng lực mỗi người không đủ sức khai thác toàn bộ quyền tự do của mình, bởi vậy cá nhân phải tìm cách mở rộng năng lực tự do của mình. Cái tất yếu chính là giới hạn của tự do và chính là giới hạn năng lực của con người. VD: thời gian, cái chết... và có thể phá vỡ bởi trình độ nhận thức của con người. Sự phát triển nhận thức là cách con người phá vỡ những cái tất yếu, gia tăng năng lực tự do của mình. Như vậy, các giới hạn của khái niệm Tất yếu phát triển cùng với năng lực của con người.

Năng lực nhận ra cái tất yếu là quan trọng nhưng năng lực sử dụng, khai thác và sử dụng tự do mới là năng lực quan trọng nhất. Không phải con người nhận biết xong rồi mới hành động, mà cùng với hành động con người sẽ có thêm nhận thức, tức là nhận biết là quá trình tương tác của ý thức đối với cuộc sống. Con người phải có năng lực khai thác hết các không gian quyền của mình và có năng lực đòi hỏi thêm không gian lớn hơn.

IV. Tôn giáo và lòng tin

Tôn giáo là hình thức thể hiện tình yêu của con người với những giá trị thánh thần. là phần lý tưởng của đời sống tinh thần. Tôn giáo vừa là công cụ hỗ trợ tinh thần con người, nối kết con người từ đời sống trần tục tới cõi linh thiêng, thần thánh của mình.

Tôn giáo tạo nên niềm tin nền tảng, vững chắc để con người tin vào các giá trị tinh thần, nhân văn, vào trí tưởng tượng về sự lý tưởng, thánh thiện của chính mình - phản ánh qua lòng tin vào Chúa, vào Phật... của mỗi cá nhân. Nó mở ra cho con người tâm trạng tự do hơn với sự dũng cảm hơn, thanh thản hơn và hướng sự phát triển cá nhân theo những gì cao quý, đẹp đẽ nhất. Chúa, Phật... là hiện thân của những gì thiêng liêng, là chỗ dựa tinh thần khi chúng ta đối diện với khó khăn, sai lầm... luôn sát cánh hỗ trợ cho quá trình phát triển của cộng đồng, giúp cho tất cả có chung lý tưởng. Vươn tới những giá trị thẫm mỹ cao quý chính là phẩm hạnh của con người. Chất lượng lý tưởng, tuyệt đối là khát vong chân chính của con người.

Chương 3. Góp vốn tự do

I. Khế ước xã hội

Mỗi người đều có không gian tự do bên trong - đời sống tinh thần cá nhân và bên ngoài - tự do của đời sống cộng đồng - tự do giữa người với người. Không gian tự do bên ngoài chính là phần vốn chung con người thỏa thuận, nhượng bớt dưới hình thức khế ước xã hội, một tiêu chuẩn sống dân sự. Bản chất của khế ước là môi người đặt mình và quyền lợi của mình dưới quyền lợi chung nhưng ngược lại khế ước đảm bảo quyền lợi của mỗi thành viên như tự do, bình đẳng, tư hữu. Mỗi người chỉ tự do được khi tổ chức hành vi phù hợp với nguyên lý tự do của bản thân mà không ảnh hưởng đến tự do của người khác.

Nền dân chủ là kết quả của sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân cho chính phủ để chính phủ có vốn liếng điều hành xã hội dân sự. Con người cần đến chính phủ để bảo vệ các quyền tự do của mình và cũng ràng buộc chính phủ không được chiếm đoạt các phần tự do đóng góp của các thành viên.

Cá nhân biết sử dụng tự do là người biết khai thác tự do của mình và không phải chiếm đoạt của bất kỳ ai. Điều quan trọng nữa là mỗi người phải nhận thức được mình nên chuyển nhượng bộ phận nào của tự do, chuyển nhượng cho ai và vào thời điểm nào để phần tự do mình cống hiến không trở nên vô nghĩa.

Hoàn thiện tự do bên ngoài là công việc giải phóng con người. Con người nhượng bớt tự do của mình là để mở rộng tự do chung hay mở rộng không gian phát triển của chính mình.

II. Pháp luật - tài sản tinh thần

Sự thỏa thuận thể hiện quyền tự do của con người. Pháp luật và văn hóa là các quy tắc cộng đồng và là những khế ước đồng thuận của con người trong xã hội. Pháp luật là hình thức thể hiện tập trung nhất mọi giá trị tự do của con người. Tự do sinh ra pháp luật và pháp luật là cơ sở để con người đồng thuận, tự giác cùng tuân thủ nó để bảo vệ quyền tự do. Như vậy, pháp luật là của quý, là tài sản tinh thần chung, chà đạp pháp luật cũng có nghĩa là đánh cắp tự do của cộng đồng, có thể đến mức làm cho cá nhân bị mất hết tự do.

Pháp luật mang sứ mệnh bảo vệ tự do và phát triển quyền tự do cho các cá nhân.

III. Ngôi nhà của tự do

Tự do là của con người còn nhà nước được xây dựng như tổ chức bảo vệ các quyền tự do của cá nhân thông qua hình thức nhà nước dân chủ. Như vậy, thể chế dân chủ là tiền đề cho nhà nước pháp quyền - ngôi nhà của tự do. Từ ý chí và tình yêu tự do bản năng của con người mà chúng ta cần xây dựng nhà nước pháp quyền, thể chế dân chủ. Đời sống dân chủ là đời sống của xã hội lành mạnh, với những thay đổi hòa bình mà quyền lực thuộc về người dân. Quyền tự do lựa chọn khunh hướng chính trị của người dân là thước đo chính xác nhất tính hợp lý chính trị của nhà cầm quyền. Khi cần thay thế chính quyền, nhiệm kỳ chính là cách thức chấm dứt một cách hòa bình nhất của các chính phủ.

Con người không tự do với nhà nước và không tự do với chính mình là cội rễ của tình trạng lạc hậu và chậm phát triển ở phương Đông.

Chương 4. Tự do sinh ra con người

Khái niệm tự do gắn với khái niệm con người. Chính tự do sinh ra tất cả các quyền làm người, tự do hoàn thiện con người, tự do sinh ra con người hay con người phát triển dưới tác động của các yếu tố tự do.

I. Trạng thái tiền con người (con người không hoàn chỉnh)

Con người không tự do là con người bị đánh cắp tự do. Dưới những khao khát tự do, con người sẽ thường xuyên xảy ra các hành vi phi con người, không thực hiện được nghĩa vụ làm người. Vấn đề là con người phải nhận ra được giá trị tự do, nhận ra được biểu hiện của tự do bị ngụy tạo...

II. Quy luật hình thành giá trị cá nhân

Tự do là mạch không gian chính đáng để tạo ra con người với tất cả quyền của nó. Muốn trở thành con người hoàn chỉnh, mỗi người sẽ phải phấn đấu để tự do thấm vào tất cả các trạng thái hoạt động của mình. Mất tự do, con người sẽ dần đánh mất đi chính bản thân mình. Vì thế, lịch sử nhân loại thực chất là một cuộc tìm kiếm tự do, tìm kiếm mình. Thực chất là con người tìm kiếm tự do là tìm không gian hợp lý để có thể phát triển cao nhất những năng lực của mình.

III. Tự do và các quyền con người

Liên quan đến con người có 3 cấp độ quyền: nhân quyền, dân quyền và chủ quyền. Dân quyền là quyền con người, quyền phổ quát - quyền cá nhân, quyền tự do của một con người, quyền tạo hóa. Dân quyền là quyền công dân, quy định hành vi của người dân trong một quốc gia. Chủ quyền là quyền của quốc gia hay quyền sở hữu đất nước.

Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người là dấu hiệu của xã hội tự do. Tôn trọng công lý là dấu hiệu thể hiện chúng ta là con người, là tôn trọng con người, tôn trọng các quyền con người. Nhiệm vụ của nhà chính trị là biến trí lực của người dân thành lực lượng của đời sống xã hội. Nhà chính trị có không gian quyền lực riêng, đó là không gian phối hợp các năng lực của đời sống xã hội mà nhà chính trị quản lý.

IV. Những phẩm hạnh: tự do, bình đẳng, bác ái

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, hơn nữa là để cho con người tự do, con người bình đẳng và con người bác ái. Tự do, bình đẳng bác ái là những phẩm chất thuộc về con người và là các quyền trung tâm của nhân quyền.

Đã là con người thì phải tự do, có khát vọng tự do.
Đã là con người thì phải bình đẳng và có khát vọng bình đẳng (tất yếu của mọi quan hệ song phương)

Bác ái là phẩm chất cải thiện môi trường sống của con người. Trong đó có sự vị tha để con người sống được với nhau. Vươn tới sự bác ái cao quý là để hoàn thiện giá trị con người.

Vấn đề đặt ra không phải là có nhân quyền hay không mà là nhân quyền được tôn trọng và thể hiện như thế nào trong các nền chính trị khác nhau, các nước và các trình độ phát triển khác nhau.

Chương 5. Hành trình đi tìm tự do

Lịch sử loài người chính là hành trình đến với tự do, cuộc đấu tranh để giành tự do, giữ tự do luôn là cuộc chiến đấu sống còn. Như Bác Hồ từng nói: "Không có gì quý hơn độc lập tự do".

Từ xưa đến nay, tất cả những sự kiện lớn đánh dấu tiến trình lịch sử đều phản ánh khát vọng, mục tiêu và động lực để con người tìm đến tự do, đòi tự do hay đòi lại quyền làm người. Lấy tự do là đích đến, loài người đã trải qua ba lần thất vọng lớn.

Đó là 3 lần loài người có được cơ hội tự do, có được những gợi ý về tự do và tưởng như mình sắp được giải phóng khỏi mọi thứ gông cùm, thế nhưng lỡ đò và chỉ những ai leo lên được thuyền sau những lần ấy thì tiếp tục phát triển.

Chỉ là gợi ý vì đến bây giờ, phần lớn nhân loại vẫn trong trạng thái thiếu tự do.

Sự tăng trưởng các năng lực là một dấu hiệu quan trọng nhất mà tự do đem lại cho con người. Tự do hoàn chỉnh mang lại cho con người sự phát triển, tự do không hoàn chỉnh thì tạo ra cho con người sự bức xúc. Nếu không có tự do và không nếm trải giá trị của tự do thì con người không thể nào căm ghét sự thiếu tự do được...

Lần thứ nhất - giải phóng con người khỏi trạng thái nông nô bằng chủ nghĩa phong kiến. Các triều đại phong kiến sau đó vẫn gây thất vọng dù đã gợi mở (qua triết học, văn học, nghệ thuật... thời đỉnh cao Phục hưng) cho loài người về việc phải xác lập các quyền công dân và cấu trúc của xã hội có trật tự. Nhưng cuối cùng, chủ nghĩa phong kiến đã tạo ra trạng thái không hoàn chỉnh của khái niệm tự do, người dân sống cam chịu với sự ban phát tự do của những tầng lớp khác. Vì vậy, đó là tự do hạn chế.

Lần thứ hai - giải phóng con người khỏi sự bóc lột, bần cùng hóa của chủ nghĩa phong kiến bằng tinh thần tự do của thời kỳ Khai sáng. Phong trào khai sáng dẫn tới một loạt cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu tạo nên những thành quả mới về tư duy của con người, các tư tưởng nhân văn tự do... đưa xã hội tiến lên nhưng lại đem đến những thất vọng mới.
Nhiều vi phạm nghiêm trọng quyền tự do, quyền phát triển của con người khi nhà tư bản bần cùng hóa, bóc lột và đàn áp dân tộc khác tạo nên nỗi kinh hoàng...

Tự do đó là tự do vất vả, không đem lại sự bình đẳng mà người - người tìm cách khai thác nhau tàn tệ.

Lần thứ ba - cuộc cách mạng giải phóng dân tộc - một trào lưu giải phóng con người khỏi sự bóc lột dã man của tư bản sơ khai và nô dịch của chủ nghĩa thực dân. Nó đem lại hy vọng cho các dân tộc độc lập, nói tiếng nói của mình. Tuy nhiên, sau cách mạng, con người lại lúng túng trong phân phối tự do có được của dân tộc đến tất cả mọi người, làm cho mỗi người lầm tưởng là có được độc lập dân tộc nghĩa là mình có được quyền tự do. Trên thực tế, bộ phận lớn con ngừoi lại rơi vào trạng thái lệ thuộc mới do chính nền văn hóa và mô hình nhà nước chuyên chính của dân tộc đó tạo nên. Tự do trở thành tự do sai lạc,

Nhân loại cần hội tụ đến một hệ tiêu chuẩn về tự do có chất lượng toàn cầu với thân phận con người, đó là cơ sở cho việc kiểm soát trạng thái tôn trọng các quyền con người, đồng thời xúc tiến một sự phát triển mang tính toàn cầu đối với các giá trị con người.

Chương 6-Những thực tế phổ biến

I. Trạng thái nô lệ mới

Bộ phận thế giới năng lực con người không đáp ứng các đòi hỏi của thời đại, tức là con người thiếu tự do. Lý do là họ không có tự do, bị ngăn cản tiếp cận những phương tiện để chuẩn bị những năng lực tốt nhất hoặc bị kìm hãm không được quyền tiếp cận tới tự do, được giáo dục để không hiểu hết các giới hạn mới của tự do. Điều này minh chứng cho sự tồn tại trạng thái nô lệ của con người thời hiện đại, trong xã hội phi dân chủ.

Trạng thái nô lệ hiện đại được định nghĩa là trạng thái mà con người hành động phải tuân thủ các tiêu chuẩn mà nó không tham gia vào quá trình thảo luận để tạo ra nó. Bởi vậy con người trở thành người có các hoạt động mang tính chất nô lệ. Thay vì thảo luận các nước lạc hậu đã cần tự do hay chưa, ta thảo luận chủ đề các nước lạc hậu đã có con người chưa? Đối tượng sinh học được gọi là con người phải thỏa mãn điều kiện tiêu chuẩn tối thiểu - "quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Khi đó cần thay thế thảo luận khái niệm tự do cần hay không bằng việc thảo luận là xã hội có cần công dân của mình là con người hay không?

Một xã hội có cần thiết phải cấu trúc từ con người không?


II. Các giới hạn nhân tạo của tự do

Bốn yếu tố cơ bản đang trói buộc tự do của con người, đẩy họ vào trạng thái đó là: a) nhân tạo (nhà nước, các hệ tư tưởng, văn hóa) và b) tự nhiên (sự nghèo đói).

a- Nhà nước: Nhà nước sinh ra để phục vụ con người nhưng ở khía cạnh nào đó cũng hạn chế, chèn ép tự do của c on người thông qua điều chỉnh phần tự do cá nhân thành tự do cộng đồng. Nhiều nhà nước phi dân chủ lợi dụng giới hạn này để kìm hãm tự do con người. Các nhà nước lạc hậu phải hiểu rằng tổ chức cuộc sống của con người bằng những quy tắc của tự do là việc họ buộc phải thực thi nếu muốn tồn tại. Nếu họ dùng tiền từ dân thì họ phải công khai dùng tiền đó đảm bảo cho sự an toàn của người dân. Nhà nước phải kính trọng con người chứ không phải thương hại con người.

b- Hệ tư tưởng: Đó chính là sự lộng hành của khuynh hướng chính trị trong đời sống xã hội. Khi hành động, con người luôn luôn cần đến tư tưởng, nhưng các tư tưởng biến thành hệ giá trị để tạo hệ tư tưởng hay không là tùy ở quy mô phát triển. Dù thế nào, hệ tư tưởng không phải là cái đích, không phải là mục tiêu của các dân tộc mà chỉ là phương tiện của nhận thức. Tự do tư tưởng là một phần của dân chủ và là điều kiện của tự do nhận thức. Vì thế biến tư tưởng, biến công cụ nhận thức trở thànhtín điều sẽ là tội ác. Đằng sau tính lạc hậu tương đối của hệ tư tưởng so với phát triển đời sống còn có sự lạc hậu của những kẻ sử dụng hệ tư tưởng như là cái đích của nhận thức & làm đời sống tinh thần của con người, trống rỗng, thoái hóa và bị lệ thuộc hoàn toàn và mô tả của người khác. từ tinh thần thiếu lành mạnh, họ cũng đánh mất tương lai như bị nghèo đói.

Vì vậy, hãy để con người tự do nghĩ và để cho con người tự do chọn cách nghĩ đúng đắn của người khác. Mỗi một con nười ít nhất phải phấn đấu để trở thành nhà tư tưởng của chính hành động của mình.

c- Văn hóa: Sự ràng buộc văn hóa cũng làm giảm chất lượng tự do của con người làm họ thiếu năng lực trước đòi hỏi thời đại. Sự áp đặt khunhhướng làm hạn chế tiếp cận khuynh hướng đa dạng khác, tiêu diệt sự cạnh tranh lành mạnh. Sự thao túng văn hóa vì lý do ổn định phủ nhận các xu hướng khác làm văn hóa chất lâm sàng hay khô cứng về tinh thần, ngăn cản tự do cho mỗi người. Chỉ sự phong phú, đa dạng trong tinh thần mới đem lại ứng phó con người với cuộc sống. Do vậy, văn hóa có thể là lực cản lớn đến sự phát triển lành mạnh của con người, ràng buộc tự do con người.

d- Sự nghèo đói: Nghèo đói, thiếu thốn làm hạn chế không gian tinh thần, không gian tự do cá nhân, kìm hãm họ vươn tới những khả năng thỏa mãn đòi hỏi của thời đại. Nhà nước hướng dẫn sai tạo chênh lệch năng lực lớn so với khoảng cách tự nhiên sẽ là 1 bi kịch. Dưới mức nghèo đói thì con người không còn là con người, con người không còn tự do.


III. Khuyết tật của đời sống hiện đại

Trạng thái nô lệ hiện đại sẽ dẫn nhân loại đến những khuyết tật phổ biến:

a- Sự tha hóa của cái Tôi: Đời sống tinh thần mất cân bằng làm dần dần cá nhân mất những kinh nghiệm về tự do, ý chí đòi tự do, cảm hứng sử dụng tự do và quay lại không phát triển cá gái trị tinh thần của mình. Tâm hồn không đủ tiếp nhận các khả năng phát triển và dần dần mất mát năng lực dẫn đến cái Tôi tha hóa và xã hội xây dựng không dựa trên tính nhân văn... Chính quyền không đủ năng lực thì giáo dục cũng lạc hậu theo, không đủ chuẩn bị cho cá nhân năng lực cần thiết: năng lực phản ánh sự thật - nhìn cuộc sống méo mó, thiếu hụt năng lực xấp xỉ tương lai, mất năng lực hướng dẫn chính trị: trở nên là người bị hướng dẫn, không có đòi hỏi, nhà chính trị không được giám sát, uốn nắn... Ai có năng lực hướng dẫn chưa chắc được chọn trở thành người cầm quyền - mất năng lực quy mô xã hội

b- Tham nhũng: Do mất mát, thiếu hụt năng lực con người, không có ý thức được cái xấu xa như lãng phí, làm không đúng chức năng, chênh lệch giữa khả năng cống hiến và nhu cầu mà làm nở rộ tham nhũng.

Tham nhũng hay những thói hư tật xấu là kết quả của việc không có tương thích thực sự giữa các điều kiện của miền triển vọng với các miền năng lực ở miền triển vọng.

Do tham nhũng về pháp lý là vấn đề của đời sống dân sự nên nhân dân mới chính là chủ thể của quá trình chống tham nhũng.

c- Bóc lột

Bóc lột mang yếu tố chính trị, kinh tế và cả văn hóa. Bóc lột tinh vi, hiện đại nhất diễn ra trong quan hệ nhà nước và xã hội. Khi chính trị không minh bạch, thiếu dân chủ thì quyền con người về kinh tế, chính trị - xã hội làm đời sống con người béo mó, đó là bóc lột ngoài kinh tế giữa chính quyền và người dân, trói buộc người dân vào tầng lớp thống trị và toàn xã hội bị nô dịch. Nó làm cho cá nhân và xã hội gặp hậu quả nghiêm trọng với quy mô bóc lột vô cùng lớn.

Khi lao động sáng tạo đóng vai trò to lớn thì sự thiếu tự do chính trị không làm cho năng lực lao động đó phát triển. Một trong những nội dung quan trọng của quyền tự do chính trị là quyền tự do bán lao động, bán sản phẩm tinh thần của mỗi người tạo nên giá trị cho cuộc sống mới. Nhân loại đã giải phóng mình ra khỏi sự bóc lột bằng dân chủ chính trị kết hợp tới tự do kinh tế. Người lao động có thứ sở hữu thuộc về họ là lao động và giá trị ấy tăng thêm cùng thời đại, năng lực sáng tạo, lao động phát triển mà không vướng phải sự thiếu tự do về chính trị.

Nếu không thức tỉnh về quyền và nghĩa vụ của mình, con người sẽ không đời hỏi về tiến bộ xã hội và xã hội sẽ vẫn bị lãnh đạo, nô dịch bởi những hướng dẫn chính trị sai. Nó nô dịch đời sống con người, tiêu diệt các quyền tự do bao gồm cả tự do kinh tế, tự do sáng tạo và tự do tinh thần. Cần phải giúp người lao động nhận thức rằng nếu không nhận được những khoản đầu tư thỏa đáng để phát triển chất lượng của lao động, thì đến một lúc nào đó, con người sẽ không phải là con người lao động nữa. Hướng dẫn và dẫn dắt con người đi đến những mục tiêu chính trị không được xác định rõ ràng là làm mất mát năng lực của con người và làm cho con người không còn khả năng lao động. Mọi mục đích cuối cùng phải là con người có đủ năng lực đáp ứng những đòi hỏi của đời sống phát triển.

d- Lộng hành

Lộng hành chính trị là kết quả của việc một khuynh hướng chính trị, khuynh hướng tư tưởng, khuynh hướng văn hóa, khuynh hướng tôn giáo không được kiểm soát và không được cân bằng bởi những khuynh hướng khác. Lộng hành là khuyết tật bản chất và tự nhiên nhưng cần phải ý thức về những khuyết tật đó và làm sao kiềm chế với chất lượng toàn cầu. Ví dụ, khủng hoảng môi trường, tài chính, chủ nghĩa khủng bố, chạy đua vũ trang, độc quyền... Đây là những hiện tượng mang nguy cơ lớn nhất của nhân loại.

Bản năngcon người là khao khát tự do, lộng hành là biểu hiện của sự nới rộng không gian tự do của mình bằng cách chiếm đoạt sự tự do của người khác. Tâm lý yêu tự do đó là yêu tự do một cách thiếu cân bằng. Từ đó con người không thích ứng được với các tiến trình chính trị khác, con người không thể quen tương thích với thế giới đa dạng bên ngoài.

Phải tổ chức thế giới theo một trật tự cân bằng động để không làm mất hết toàn bộ năng lực lộng hành của nhân loại mà chỉ hạn chế mặt thái quá, mặt cực đoan của nó để không dẫn tới sự trả giá đắt. Con người phải hiểu phát triển để ổn định chứ không phải ổn định để phát triển.

Nghiên cứu chống chủ nghĩa khủng bố là nghiên cứu một thể chế toàn cầu tôn trọng tất cả các giá trị và làm thế nào để các giá trị tự nhận ra tính giới hạn của mình, thậm chí cả tính lỗi thời của mình.

Chương 7- Biện chứng của quá khứ

Hiện tượng bị quá khứ kéo lê và tương lai hấp dẫn là hiện tượng phổ biến trên mọi bình diện. Nhưng quá khứ là gì, đóngvai trò gì, tương lai là gì và làm sao có được nó. Hành trình đi từ quá khứ đến tương lai sẽ ra sao?

I. Con người và thời gian

Nếu không trân trọng thời gian, con người sẽ lãng phí nó và đánh mất rất nhiều thứ quý giá cùng với thời gian. Người ta thường lấy thời điểm hiện tại như 1 ranh giới tĩnh phân cách quá khứ, hiện tại nhưng nó là ranh giới động, không cảm nhận nó sâu sắc bằng quá khứ và không đón đợi nó như tương lai. Hiện tại là quãng tời gian hiện hữu nhất vì nó tạo ra và để lại cho con người mọi thứ.

Quá khứ là toàn bộ không gian tạo ra con người, kiến thức, tâm hồn, kỹ năng của loài người. Quá khứ được nhận biết qua chuỗi quan hệ nhân quả (không phải ngẫu nhiên) hành vi, thói quen, tính cách, số phận của mỗi người. Như vậy, con người là hệ quả của quá khứ bao gồm điều tốt lẫn điều xấu. Tất cả tích tụ theo thời gian, dù đúnghay sai thì ben trong là một tâm hồn, không gian tinh thần tự do và có thể uốn nắn lại cho đúng, khắc phục các sai trái. Nếu không gian tinh thần phong phú, đa dạng, cá nhân đủ tự do còn nếu khô héo thì độ tự do đủ lớn tạo ra động lực phát triển tự do. Làm chủ không gian tự do đó chỉ khi biết quy luật tự do của nó và hoạch định cho tương lai bản thân.

II. Sự chuyển hóa của quá khứ

Định kiến là một dạng thói quen sử dụng chân lý phổ biến. Ranh giới tĩnh sẽ hình thành sự bảo thủ của định kiến.

Ranh giới động là trạng thái kiểm soát được tâm lý định kiến. Định kiến là cái có trước khi hành động, không để là kẻ trôi dạt giữa các ý kiến mọi người. Định kiến là phẩm chất của một người buộc phải có để hành động. Tuy nhiên, cá nhân luôn mất đi tự do hàng ngày thông qua định kiến.

Muốn phát triển, con người phải đo lại độ chuẩn xác các ý kiến ngày hôm nay để ngày mai có ý kiến đúng đắn hơn, nếu không cá nhân bị quá khứ kéo lùi lại.

Quá khứ đôi khi gần gũi làm người ta nuối tiếc, không đủ tinh tế để gác bỏ thụ động để phiêu lưu với những thành công mới. Chối bỏ là từ chối những thất bại thuộc về trách nhiệm của mình. Đó là 2 thái cực của việc nhận thức tính chủ động trong kiến tạo cuộc sống. Con người cần kiểm nghiệm các kinh nghiệm thường xuyên và mách bảo nhau để tránh nhầm lẫn về quá khứ.

Hoạch định tương lai là các tốt nhất để con người kiểm nghiệm, tìm thấy động lực phát triển, không phải ở việc khẳng định chân lý có trước, mà là ở việc tìm kiếm những giá trị, lợi ich tiếp theo. Cứ từng chặng củng cố kiến thức, phá vỡ định kiến chặng trước. Đó là công việc của người tự do.

Có thể nói, tất cả thành tựu của con người đều có từ trong quá khứ. Thành tựu xác nhận giá trị con người. Nhưng chính thành tựu lại có thể dẫn con người đến biên giới của sự trì trệ, làm cho con người chậm chạp trong quá trình dịch chuyển đến những chặng tiếp theo. Tất cả các thành tựu trong quá khứ đều mang một ý nghĩa đối với mỗi người, mỗi dân tộc, chúng tạo ra niềm tự hào trong cảm xúc của con người, do đó, chúng níu kéo con người trong sự say sưa và làm con người khó ra khỏi quá khứ.

Thành tựu thật sự của con người là thành tựu chân chính của hoạt động trí tuệ, hoạt động đạo đức, hoạt động văn hóa - xã hội của người đó. Ảnh của những thành tựu là nội dung của tâm hồn con người. Miền tinh thần đầy bịa đặt sẽ làm con người không dám dịch chuyển, sợ mất đi ảo ảnh. Vấn đề ở chỗ con người phải xác định được giữa thành tích quá khứ và triển vọng tương lai, cái gì quan trọng hơn cho hạnh phúc của mình. Và con người phải đặt ra nhiệm vụ kiến tạo tương lai thế nào để nó trở thành quá khứ thì chất lượng của nó phản ánh giá trị được nâng cao của con người. Thành tựu của quá khứ không cứu được tương lai của con người nếu con người không tìm thêm được giá trị ở tương lai.

Con người sử dụng thời gian sống của mình để tạo ra triển vọng. Bản chất của sự phát triển là tìm ra trong quá khứ những kinh nghiệm của sự tiên tiến, những kinh nghiệm tao ra triển vọng. Nhưng triển vọng rồi cũng trở thành quá khứ nên phải biết tạo ra yếu tố triển vọng một cách liên tục. Làm thế nào để tạo ra triển vọng? tự do là điều kiện để con người tìm ra khuynh hướng phát triển, thay đổi đường đi mà không bị ngăn cản. Triển vọng thực chất là kết quả của việc con người tìm ra lối thoát trước sự bao vây của các tất yếu - các biên của không gian phát triển. Con người liên tục tìm cách nới rộng cái tất yếu để tạo nên triển vọng lớn hơn.

Hoặc định tương lai chính là sắp xếp, chuẩn bị các năng lực để đón nhận tương lai chứ không phải tạo ra tương lai. Tương lai sẽ đén với những ai hình dung ra miền triển vọng của mình và rèn luyện được cho mình những năng phù hợp với đòi hỏi của miền triển vọng đó. Để nhận ra đại lượng tất yếu trong tương lai như kết quả của dự báo thì con người phải dùng đến cả năng lực tưởng tượng và cả tình yêu với cuộc sống của mình.

Khi lựa chọn khuynh hướng đi tiếp thì khuynh hướng ấy phải là kết quả của quá trình ra khỏi quá khứ để đến một miền hiện thực mới.

III. Năng lực đi tới tương lai

1. Năng lực tự giải phóng

Tự giải phóng mình khỏi quá khứ nhận thức (hệ tư tưởng), các ràng buộc văn hóa để chủ động tìm lại tự do. Bản chất quá trình ra khỏi quá khứ là con người tái thiết lại không gian tinh thần để hình thành năng lực tưởng tượng hay năng lực thiết kế tương lai. Trước hết, mỗi người luôn ý thức dọn dẹp lại không gian tinh thần của mình. Họ phải làm mất đi những nấn ná do quá khứ lôi kéo và phải có thứ lôi kéo con người mạnh nhất đó là cái lợi do tự do đem lại. Con người cần tự do để dịch chuyển các hướng nhầm lẫn sang hướng không nhầm lẫn - tìm lối thoát dúngđắn cho hành động. như thế sẽ ít tiềm ẩn hơn và miền tinh thần của con người phải là miền tự do để con người nhẹ nhàng hơn dịch chuyển giữa các nhận định, kết luận.

Con người phải ra khỏi quá khứ để suy nghĩ, sáng tạo và hoàn thiện vẻ đẹp của mình. Hạnh phúc là nơi gặp gỡ của sự may mắn và lòng kiên nhẫn của con người trong việc tự tao ra vẻ đẹp của mình - chính bản thân mình.

Có 4 điều kiện quan trọng của tiến trình:

- Con người phải ý thức được giá trị của tự do. Tự do là phương tiện số một để con người có thể bắt đầu tiến trình ra khỏi quá khứ.
- Con người phải có giáo dục để có đủ kinh nghiệm và trí tuệ trong miền ký ức, có chất liệu đê thiết kế tương lai
- Con người phải có tự do trên thực tế, tức là dân chủ - ngôi nhà tinh thần của tự do. Chỉ như vậy mới đảm bảo được các quyền tự do của con người
- Khôn nghèo đói, có đủ phương tiện để thực hiện bản thiết kế của mình.

Sự giàu có không đủ làm con người ra khỏi quá khứ mà chỉ có tương lai là cái đẹp, cái có thẩm mỹ là có sức hấp dẫn con người ra khỏi quá khứ. Tương lai đẹp có ngay ở cửa mỗi một ngày cho chúng ta. Ta phải làm cho tâm hồn mình thoáng đãng, biết tin vào lẽ phải của tâm hồn.

2. Năng lực thoát khỏi quá khứ của cộng đồng

Mật động người ra khỏi quá khứ một cách tự lực càng cao thì năng lực ra khỏi quá khứ cộng đồng càng lớn. Những người khác nhau có tốc độ khác nhau nhưng phải tự thực hiện quá trình này. Năng lực duy trì liên tục khả năng hình dung tương lai là dấu hiệu minh chứng cái Tôi bị tha hóa hay không. Một dân tộc không hình dung ra tương lai mình thì chắc chắn con người ở đó cũng không có tương lai tươi sáng, quanh quẩn với những vấn đề của mình mà mất đi năng lực tưởng tượng ra tương lai của mình.

Một thể chế tốt là thể chế giúp con người hình dung hay xấp xỉ tương lai cho mình, con người hoàn toàn có điều kiện dịch chuyển đến miền triển vọng.

3. Năng lực triển vọng

Cái gì quyết định triển vọng của con người? Đó là năng lực thực tế và năng lực triển vọng. Năng lực thực tế cần cho thiết kế, tưởng tượng miền triển vọng của mỗi người. Năng lực triển vọng và năng lực sống và đáp ứng những đòi hỏi của miền triển vọng. Mỗi người phải là nhà tư tưởng của chính bản thân mình, không làm nô lệ của tư tưởng. Tư tưởng là trạng thái giác ngộ của con người về những kinh nghiệm, khái quát chúng thành những chỉ dẫn có giá trị tinh thần. Những giá trị tinh thần ấy gần với đời sống để hướng dẫn những hành động của con người. Cần rèn luyện cả năng lực nhận biết cái đẹp để miền tinh thần trở nên phong phú. Phát hiện và mách bảo thể hiện năng lực triết học, đạo đức,

Mỗi người phải ra khỏi quá khứ chính mình, thay đổi các tiêu chuẩn mà kinh nghiệm của quá khứ đã tạo ra và tìm kiếm một kinh nghiệm mới phù hợp hơn, tìm kiếm một tương lai có quy mô rộng lớn hơn và tìm kiếm một hạnh phúc bền vững hơn cho cuộc đời mình.

Chương 8. Hạnh phúc

Tất cả các ý nghĩa, giá trị, niềm vui cuộc sống được gói ghém trong khái niệm hạnh phúc. Hạnh phúc là gì và đâu là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc?

I. Hạnh phúc

1. Hạnh phúc có phải là sự thỏa mãn?

Người ta thường nhầm lẫn cảm giác thỏa mãn với cảm giác hạnh phúc.

Nhiều người có cảm giác thỏa mãn qua so sánh, cạnh tranh hơn người. Nếu cứ tiếp diễn như vậy để tìm hạnh phúc thì đó là cuộc hành hương bất tận của con người đến sự bất hạnh, hình thành nhân cách của kẻ tự mãn kiêu ngạo, tự cho mình có quyền coi thường người khác và sẽ bị cô lập, cô đơn về tâm lý. Tệ hơn nữa là con người xây dựng các tiềm lực để có thể lộng hành trong quan hệ người - người như quyền lực, tiền bạc, ma túy...

Nhiều người quan niệm hạnh phúc dựa trên cảm giác chủ quan của số đông. Do không có năng lực nhìn xa, không dự đoán những rủi ro... mà giá trị số đông là không đúng. Ví dụ cảm giác nhận đút lót, cảm giác ăn ngon khi ăn món ăn thiếu vệ sinh, bãi biển đẹp ngay trước cơ bão... khi cảm nhận sai về sự yên ổn với mình và mọi người.

2. Hạnh phúc như lẽ phải tâm hồn

Hạnh phúc phải là trạng thái tinh thần thể hiện sự đúng đắn về mặt nhận thức và đạo đức. Vậy hạnh phúc không dựa trên cơ sở sự hơn người, không mang lại sự yên ổn, tốt đẹp cho người xung quanh. Tìm thấy niềm tin của mình đối với những người xung quanh không chỉ là một trong những nguyên lý căn bản để xây dựng thái độ đạo đức, các nguyên tắc về mặt đạo đức trong khi chung sống.

Con người không thấy thanh thản, dấu hiệu hạnh phúc trong tinh thần... có nghĩa là anh ta sai trong năng lực hợp tác, phương thức hợp tác người - người. Lẽ phải tâm hồn làm cho hạnh phúc trở nên phổ biến.

Hạnh phúc là trung tâm của mọi cảm giác. Sự phổ quát của hạnh phúc tạo nên sự khuyến khích con người tiếp tục tồn tại và phát triển. Cảm giác là khái niệm bản năng còn hạnh phúc là khái niệm văn hóa, trở thành tiêu chuẩn cho sự đúng đắn của con người trong đời sống.

Người ta hạnh phúc thì lẽ phải tràn ngập tâm hồn. Khi hạnh phúc cá nhân tạo dựng trên cơ sở đó thì hạnh phúc cá nhân bồi đắp cho hạnh phúc dân tộc. Để có được hạnh phúc, mỗingười cần rèn năng lực đi tìm lẽ phải.

II. Miền triển vọng và hạnh phúc vững bền

1. Thế nào là hạnh phúc vững bền?

Nhận thức được các tất yếu sẽ làm cho con người trở nên đúng đắn. Con người cần tự tin, ytên tâm với trạng thái vốn có của mình. Hạnh phúc vững bền chính là hạnh phúc được xác lập trên cơ sở con người có được bản lĩnh để duy trì cảm giác ấy trong bất kỳ điều kiện nào mà con người nhận thức đúng. Nếu sự đúng đắn đó ở những không gian, thời gian khác vẫn có chất lượng bền vững, không lạc hậu thì hạnh phúc đó bền vững. Nếu cảm giác hạnh phúc chủ quan thì không phải lẽ phải và chưa phải là hạnh phúc thật.

Mong manh và bền vững là 2 mặt của hạnh phúc. Hạnh phúc bền vững là hạnh phúc thực sự và là mục tiêu của cuộc sống, của sự phát triển.

2. Hạnh phúc bền vững - miền chung sống giữa thành tựu và triển vọng

Hạnh phúc bền vững là không gian tinh thần có sự chung sống giữa quá khứ và tương lai, giữa thành tựu và triển vọng. Con người chỉ hạnh phúc thật sự khi tìm được lối thoát hợp lý cho mình tại mỗi thời điểm mà con người có trách nhiệm phải tìm ra phương hướng cho tương lai. Toàn bộ sự sáng suốt của con người là tìm ra khuynh hướng phát triển, phá vỡ được các giới hạn của khả năng để phát triển và tìm thấy được những giới hạn khác cao hơn.

Không phải thành tựu mà chính triển vọng mới là dấu hiệu cơ bản của hạnh phúc bền vững.

Năng lực triển vọng nằm trong chính sự đa dạng tinh thần của mỗi người. Đa dạng tinh thần là những năng lực sống luôn tồn tại và phát triển trong mỗi con người. Bởi con người sẽ đến miền triển vọng của mình không chỉ với tư cách là người có năng lực để tồn tại mà còn là người giữ được giá trị của dĩ vãng. Hạnh phúc trọn vẹn khi con người đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu của mình.

Người hạnh phúc là người chủ động, biết rõ lộ trình sống, lộ trình làm việc, lộ trình cống hiến, lộ trình thưởng thức của mình và thưởng thức một cách hợp lý tất cả những yếu tố cuộc sống đem lại. Nội dung sống của con người là kiểm soát hàng ngày những gì mình chịu trách nhiệm và cái vĩ đại của một người chính là sự bám riết lấy cuộc sống. Cuộc sống mà con người chịu trách nhiệm càng dài, càng rộng bao nhiêu thì con người càng vĩ đại bấy nhiêu. Cho đến cuối cuộc đời, con người sẽ tìm đến một miền triển vọng mới, đó là Chúa, là Thượng đế. Miền triển vọng lớn nhất và vô tận nhất của con người chính là thiên đường. Con người tự tin vào giây phút mình từ giã cuộc sống chính là tin mình sẽ đến một miền cao thượng lớn hơn cái miền đã có.

III. Sự hòa hợp của những không gian tự do - điều kiện của hạnh phúc

Bên ngoài, khi không gian tự do bên ngoài cho phép con người tự do hành động như mình muốn thì con người có tự do. Một trong những công cụ phổ biến mà loài người đã sử dụng trên quy mô lớn để tìm kiếm tự do, hạnh phúc là các quyền con người.

Người ta nói đến không gian tự do bên ngoài như là các quyền mà quên rằng không có không gian tự do bên trong thì bên ngoài là vô nghĩa. Nếu bên ngoài mà không có không gian tự do thì bên trong con người cũng vẫn có không gian tự do nhưng đó là sự gồng mình của tự do. Không gian tự do bên trong và không gian tự do bên ngoài phải thống nhất nhau. Không gian bên trong là động lực còn không gian bên ngoài là điều kiện. Khi động lực phù hợp điều kiện thì con người mới phát triển và mới tạo ra hạnh phúc.

Không gian tự do bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc của tất cả mọi người. Không gian tự do bên trong của đời sống tinh thần chính là quyền ra khỏi bản thân mình, quyền linh hoạt di chuyển ý nghĩ và thay đổi khuynh hướng của mình. Tự do với chính mình nghĩa là con người không trói buộc mình, có khả năng tự giải phóng để đảm bảo tương lai hay tìm ra các khuynh hướng dịch chuyển tạo nên triển vọng.

Nếu con người không có tự do bên trong tâm hồn thì con người không ra khỏi những thói hư tật xấu hay những nhầm lẫn. Vậy miền tinh thần phải là một miền tự do để con người có thể thay đổi ý nghĩ, có thể nhẹ nhàng dịch chuyển từ nhận thức này, nhận thức kia, kết luận này, kết luận kia… Phát triển chính là sự hòa hợp giữa không gian tự do bên trong và không gian tự do bên ngoài, lảm nên nền tảng vững chắc cho hạnh phúc.

Khi phấn đấu vì hạnh phúc của con người thì chúng ta phải phấn đấu để nới rộng cả hai không gian ấy và lợi ích mà xã hội nhận được chính là sự phát triển. Cần phải xác lập một không gian chính trị bên ngoài để con người có các quyền chính đáng cho việc mưu cầu hạnh phúc, còn năng lực tìm kiếm thì tùy thuộc vào mỗi con người và vì thế tùy thuộc vào mỗi dân tộc. Con người đấu tranh để có được quyền tự do tìm kiếm hạnh phúc và quyền ấy được thâu tóm trong tuyên ngôn nhân quyền. Nếu không có các quyền cơ bản để mưu cầu hạnh phúc thì con người có đi tìm kiếm cũng không ra hạnh phúc.

Tự do không chỉ thể hiện ở các quyền được pháp luật thừa nhận mà còn thể hiện ở các thói quen văn hóa. Để có được hạnh phúc bền vững thì phải có cả tự do bên ngoài và bên trong. Tự do bên trong là tự giải phóng mình ra khỏi các ràng buộc văn hóa.Mọi thứ đi vào con người phải tạo ra sản phẩm của nó, thành phẩm hoàn chỉnh nhất của con người với thiên nhiên, xã hội là cảm giác hạnh phúc. Không thể coi nhẹ bất kỳ khôn gian nào trong việc hỗ trợ và tạo ra hạnh phúc. Nó luôn là cảm giác động theo khôn gian và thời gian.

Con người có cảm giác hạnh phúc trọn vẹn trong ngày hôm nay nhưng sẽ có một cuộc đời hạnh phúc nếu biế lo nghĩ đến cả cuộc đời chứ không phải chỉ lo nghĩ đến một ngày.

Hạnh phúc là sự vươn tới những vẻ đẹp khác nhau của cuộc đời. Vươn tới những giới hạn mà người ta không thể thỏa mãn được, chính trong quá trình ấy, con người chiến thắng mình và chiến thắng tất cả những gì cản trở mình, điều đó làm cho hạnh phúc trở nên đúng đắn. Hạnh phúc nằm ngay trong chính khát vọng vươn tới sự hoàn thiện của con người. Con người hoàn thiện mình, hoàn hiện các rung động của mình, đấy chính là cuộc hành hương của con người tìm kiếm hạnh phúc cho mình và cho cả cộng đồng.

Chương 9. Không có sự phát triển nào đi trước tự do

Nghiên cứu mối tương quan giữa tự do với con người, con người và sự phát triển, tự do và phát triển chính là sự nghiên cứu phát triển với định hướng con người là trung tâm. Tự do sinh ra con người và con người cần tự do để phát triển. Phát triển là một tất yếu mà con người không thể trốn tránh.

I. Con người - trung tâm của sự phát triển

Cần phân biệt phát triển với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng chỉ là sự gia tăng về vật chất còn phát triển là nâng cao và hoàn thiện đời sống tinh thần của con người. Giàu có không phải là mục tiêu của sự phát triển mà khát vọng lớn nhất của con người bao giờ cũng là một cuộc sống hạnh phúc. Phát triển là quá trình tạo ra những năng lực để con người tự nâng cao đời sống của mình. Suy cho cùng, phát triển là sự tăng trưởng những giá trị của con người. Con người là động lực tạo nên sự phát triển và phát triển phải vì hạnh phúc của con người. Chỉ số quan trọng nhất đánh giá mọi sự phát triển là chỉ số con người.

Người ta nói đến phát triển bền vững - thành quả của các nguồn phát triển ổn định. Các nguồn phát triển ổn định tạo nên bởi giá trị trọn vẹn của con người. Cải cách là một hình thức sáng tao của con người để duy trì sự ổn định của các nguồn phát triển. Cải cách kin tế tạo ra được sức mạnh nhìn thấy của sự phát triển còn cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục tạo sự phát triển bền vững.

Muốn sự phát triển bền vững thì con người phải xác lập được sự cân bằng của tất cả các thành tố tham gia vào quá tình phát triển. Toàn bộ tiến trình phát triển ổn định chính là xác lập trạng thái không lăn theo quán tính của đời sống phát triển
.
Mức độ tự do là yếu tố ban đầu tạo nên chỉ số con người. Năng lực nhận ra cơ hội, năng lực để khai thác cơ hội và năng lực để tổ chức cuộc sống là những năng lực quan trọng nhất của con người. Những năng lự đó chỉ xuất hiện khi con người tự do và chịu khó nhận thức. Ngay cả khi có tự do, không có cach nào để trở thành một con người hoàn chỉnh, một con người lao động thật. Điều đó nghĩa là trước hết co người phải lao động, đầu tiên là lao động trí óc. Lao động trí tuệ cần mẫn, liên tục giúp cho con người hoàn thiện trí tuệ của mình, trở nên thông thái, cao thượng và tự nhìn thấy tương lai của mình. Tự do và lao động tạo ra năng lực và năng lực tạo ra mọi sự phát triển. Nếu mỗi người tạo ra sự phát triển cho mình thì xã hội tự nhiên được hưởng thành quả của sự phát triển và chắc chắn đó là sự phát triển bền vững. Dân chủ đảm bảo mọi giá trị cuối cùng của sự phát triển dược phân phối công bằng đến từng người. Nếu không xây dựng chế độ dân chủ để tự do trở thành cảm hứng cơ bản khích lệ con người tham gia hiệu quả vào quá trình cạnh tranh toàn cầu thì không thể có sự phát triển được.

II. Tự do và sự phát triển

Tự do là điều kiện ban đầu cho sự phát triển vì tự do giải phóng năng lực con người và tạo ra sức cạnh tranh, mà cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển. Còn phát triển thì nới rộng các không gian tự do.

Sự phát triển của mỗi người phản ánh sức cạnh tranh của người đó. Ở đâu con người có sức cạnh tranh tốt, ở đấy có sự phát triển. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển vì đó là động lực cơ bản của mọi sự sáng tạo. Quá trình cạnh tranh tự do và bình đẳng của các yếu tố tạo ra sự phát triển/ Do vậy cần đảm bảo một môi trường mà ở đó mỗi một đối tượng tham gia đều có những quyền tự do và bình đẳng trong quá trình cạnh tranh. Tự do tạo nên giá trị con người mà con người chỉ hoàn toàn tự do khi có tự do chính trị. Đảm bảo tự do chính trị là nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi một con người, vì tự do chính trị tạo ra sự phong phú của các khuynh hướng trong xã hội và tăng cường năng lực cạnh tranh của xã hội.

Để tạo ra sự phát triển, con người không chỉ cần năng lực mà còn cần cả cảm hứng. Tự do là cảm hứng của sự phát triển. Một con người không có cảm hứng và không còn khát vọng đi tìm hạnh phúc thì không thể phát triển được. Chỉ có tự do mới tạo ra cảm hứng cho con người. Cảm hứng lại khích lệ sáng tạo, cạnh tranh và tạo ra sự phá triển.

Phát triển như là tự do hay không có sự phát triển nào đi trước tự do. Mọi sự phát triển chỉ có thể có được khi có tự do và đi cùng tự do. Ngày nay, tự do không chỉ là quyền chính trị mà là quyền phát triển. Trạng thái kém phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa là thể hiện sự kém phát triển của các quyền tự do hoặc không có tự do.

Con người yêu tự do mới hiểu tự có ý nghĩa sống còn với con người như thế nào. Ai cũng có không gian tự do của mình cũng như có quyền khai thác và sử dụng nó để phát triển. Phát triển chính là sự hòa hợp giữa hai không gian tự do đó. Ở nơi nào không gian tự do khách quan và không gian tinh thần đồng nhất với nhau thì ở đó có những tiền đề cơ bản cho sự phát triển con người.

Nâng cao hiểu biết về khái niệm tự do sẽ thúc đẩy con người phá triển hay là phát triển là nhận thức ra những giới hạn mới của tự do. Mỗi một thời đại có những giới hạn tự do riêng. Giới hạn tự do là sự giới hạn của lịch sử đối với tự do, và là một trong những biểu hiện cho sự phát triển của thời đại.

Con người nghèo khổ càng cần đến tự do vì tự do sinh ra những giá trị con người mà giá trị con người làm nên sự phát triển. Chúng ta phấn đấu vì sự giàu có, hạnh phúc của mình, nhưng trước đó chúng ta phải phấn đấu để có những giá trị con người. Chúng ta phải xây dựng những giá trị bền vững vì muốn có sự phát triển bền vững, con người phải bền vững. Tự do, không gian chính trị xã hội tạo nên con người phát triển bền vững.


III. Những chặng đường phát triển

Phát triển là một quá trình gồm 2 chặng với 2 nội dung khác nhau mà mỗi người, mỗi dân tộc cần ý thức được:

- Chặng đầu tiên là đi từ tiền con người trở thành đúng "con người" - con người mức tối thiểu:
Làm thế nào để mỗi người đạt các tiêu chuẩn con người: có tâm lý, nhân cách. Nhân cách chỉ hình thành khi con người có tự do, cái vốn ban đầu để tìm tự do. Người chư được hưởng hạnh phúc mà tự do đem lại thì không có kinh nghiệm đi tìm và không biết cái mình cần tìm là tự do. Đói khổ, khu trú, lạc hậu và chậm phát triển, bản thân họ chưa được tự do.

Chặng này chưa thành công trên phạm vi toàn cầu. Tự do nhiều người đang có là tự do hạn chế, tự do vất vả, tự do sai lạc của hành trình nhân loại đi tìm tự do.

- Tự do hạn chế là cái tất yếu chỉ được nhận thức rất giới hạn chứ con người chưa thực sự sở hữu không gian tự do bên trong
- Tự do vất vả là sự thiếu tự do trong trạng thái không bình đẳng giữa con người với con người
- Tự do sai lạc là thứ tự do mà con người tưởng mình đã có nó nhưng con người thực sự vẫn không có tự do

- Chặng thứ hai là phát triển con người phù hợp đòi hỏi của thời đại: Việc phát triển năng lực con người là quan trọng nhất. Những năng lực không phù hợp với đòi hỏi của thời đại là năng lực phát triển. Năng lực ấy không bán được, không đổi được, không tạo ra được thành tựu. Chính sự lạc hậu so với những điều kiện của thời đại mà con người tồn tại tạo ra nỗi bất hạnh chủ yếu của con người. Do vậy, phát triển con người là làm cho con người có những năng lực phù hợp với đòi hỏi của thời đại. Phát triển con người là công việc bao gồm: tạo ra một xã hội tự do tạo ra cơ hội va đập để con người thức tỉnh. Thành tựu là kết hợp giữa cơ hội và sự đúng đắn của con người.Con người cần bình tĩnh phát hiện và phối hợp sử dụng yếu tố đột phát nội lực và khách quan để tạo nên hiệu quả lớn nhất.

Con người cần có thái độ thận trọng trong tiến trình thực hiện những đột phá của đời sống phát triển tự nhiên. Làm cho ngoại lực xuất hiện như những yếu tố đột phá giữa đời sống phát triển là do sự chỉ đạo của năng lực tư duy, đó chính là nội lực. Chính phần cao quý nhất, phần tinh khôn nhất của nội lực hướng dẫn quá trình sử dụng những năng lực bên ngoài để tạo ra sự đột phá. Hơn nữa, tất cả các sự vật phát triển không phải là bằng các yếu tố bên trong mà bằng sự hội nhập với yếu tố bên ngoài. Mở rộng không gian bên trong để chứa đựng các yếu tố thâm nhập từ bên ngoài cính là bí quyết của sự phát triển. Phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng trong quá trình phát triển, đó là kết quả của trí tuệ. Trí tuệ bao giờ cũng là nội lực, tức là mỗi chủ thể đều phải có năng lực phân loại những thứ mà mình kết nạp vào trong đời sống của mình để tạo ra sự phát triển của chính mình.

Chặng thứ hai mở đầu bằng chặng toàn cầu hóa. Nó là xu thế chung để mở ra cơ hội khổng lồ cho con người tìm lại tự do và biến khát vọng phát triển thành sự thực. Con người phát triển toàn diện là đòi hỏi của thế giới hiện dại, kỷ nguyên khoa học công nghệ, sự hợp tác và cùng phát triển. Nó là cơ họi mọi người so sánh và nhận ra nỗi bất hạnh của không trở thành con người, nỗi bất hạnh của việc con người không thỏa mãn đòi hỏi của thời đại. Các đòi hỏi của thời đại tập trung ở những tiêu chuẩn về tự do và hạnh phúc của con người.


Chương 10. Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

Mâu thuẫn cơ bản mà thế giới tạo ra chính là hệ thống tiêu chuẩn liên quan đến định nghĩa con người ở các nền văn hóa, các trình độ văn minh, trình độ phát triển là rất khác nhau. Từ cuối thế kỷ 20 đến nay, trào lưu xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa... rộng lớn - Toàn đã phá vỡ sự cát cứ về tinh thần và tạo điều kiện cho loài người tiến tới thống nhất định nghĩa về con người. Đó là cơ hội thứ 4 của loài người trong đó sự phát triển là tự do được hiểu một cách nhất quán.

I. Toàn cầu hóa, từ sức ép đến cơ hội

Thế giới đang hội tụ đến một trạng thái tự do chung mang tính toàn cầu đối với thân phận con người. Đó là cơ hội để phát triển cho con người ở mọi quốc gia.

Toàn cầu hóa đẩy con người vào tình thế buộc phải so sánh, buộc phải cạnh tranh, buộc phải hợp tác và thế giới được phản ánh vào ý thức, con người buộc phải ý thức về hiện tương này để có thể tham gia. Giá trị tự do dần được hé lộ theo cách bản năng do sự giao lưu văn hóa, kinh tế

Quá trình hội nhập tạo ra sự thức tỉnh cho nhiều dân tộc về việc thiếu tự do. Thiếu tự do thì không phát triển, thiếu năng lực cạnh tranh. Con người phải nhận ra và thậm chí cần xác định rõ hạnh phúc mới là mục tiêu của tự do. Nhiều dân tộc ngủ gật lâu năm, chống toàn cầu hóa quyết liệt vì làm huyên náo giấc ngủ của họ. Nhìn theo chiều quyền tự do của con người, người ta không thể giấu được sự thua kém. Con người cần phải thức tỉnh giấc ngủ của mình bằng những lợi ích của tự do. Tất cả các dân tộc muốn phát triển thì không được bảo thủ về mặt chính trị, không được đóng cửa về mặt kinh tế, không được lạc hậu về mặt văn hóa.

Toàn cầu hóa không bao giờ phẳng vì sự chênh lệch giàu nghèo không xóa bỏ được, nhưng nó cho phép so sánh được giữa những người không thành đạt với nhau cũng như những giới hạn khách quan, thông qua môi trường truyền thông hiện đại. Khẳng định sự hẩm hiu, đồng cảm trên quy mô toàn cầu là làm cho con người yên tâm với trạng thái vốn có của mình. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho con người nhận ra sự không bất hạnh hay không bi kịch hóa sự bất hạnh của mình. Toàn cầu hóa là cơ hội cho con người nhận ra giới hạn của các năng lực của mỗi một con người hay mỗi một dân tộc, để từ đó, nó tạo ra trạng thái thỏa mãn tương đối đồng thời cũng xác lập một trạng thái nhận thức được sự kém tương đối và định hướng con người vượt lên những giới hạn cụ thể trong năng lực của mình.

Để thức tỉnh con người phát triển, chúng ta có thể thống nhất các tiêu chuẩn của khái niệm tự do nhằm giải phóng con người đến mức có thể phát triển được hay có thể tìm đến giới hạn tự nhiên của mình.

II. Tự do trong thời đại toàn cầu hóa

1. Nhân quyền, trạng thái tự do mang tính toàn cầu

Nếu con người không trở thành trung tâm của sự phát triển thì mọi sự sắp đặt trật tự dường như không ý nghĩa, nên một cách tự nhiên, nhân quyền trở thành các quyền trung tâm. Thời đại toàn cầu, con người có cơ hội nhận ra các quyền trung tâm của mình. Sau ba lần con người thất bại đi tìm tự do, toàn cầu hóa là cơ hội thứ tư để con người nhận ra sự cần thiết, sự sống còn của khái niệm nhân quyền, mà linh hồn của nó là tự do.

Cần phải giải phóng con người để con người chạy kịp với thời đại. Độ thấm của tinh thần toàn cầu chính là giải phóng con người, hay nói cách khác là mở rộng những giới hạn của tự do. Toàn cầu hóa trang bị cho con người những tiêu chuẩn mới về tự do.

Tự do là tài sản của con người, đó là trạng thái mới của tự do. Tự do trở thành quyền phát triển cùng với sự hiện đại hóa toàn bộ lối sống. Trước đây, con người có thể muốn, có thể không muốn phát triển, con người không có quyền và không có kinh nghiệm đòi hỏi tự do, con người hạnh phúc với cái mình đã có. Sự hợp tác toàn cầu đã tạo ra cơ hội cho con người ý thức về các quyền cá nhân, đặc biệt là các quyền phát triển, tất cả mọi người đều có vị trí như nhau trước các cơ hội và quyền lợi của mình.

Vậy con người có thể dịch chuyển tự do đến đâu để không mâu thuẫn với sự tự do của người khác? Các dân tộc phải thực hiện các cam kết quốc tế về quyền tự do, về nhân quyền và điều đó tạo ra tự do toàn cầu. Tự do là quyền của con người. Tự do kinh tế, tự do chính trị, tự do văn hóa là ba nhóm của nhân quyền. Tôn trọng quyền con người đòi hỏi phải làm cho con người hiểu được giá trị của nhân quyền. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn về tính hợp pháp của một chính phủ là bằng chứng về mức độ dân chủ của một quốc gia. Mọi cuộc cải cách đều phải phục vụ sự mở rộng không gian có ích của từng con người cụ thể. Cải cách chính trị, cải cách kinh tế, cải cách văn hóa đều phải tạo ra các môi trường hỗ trợ năng lực sáng tạo của con người khi con người dịch chuyển đến những địa điểm khác nhau. Đáy chính là mục tiêu, là kết quả cuối cùng của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa được hiểu là quá trình tạo ra môi trường vĩ mô mà ở đâu một người cũng đều có hiệu lực đóng góp giống nhau, đấy chính là tự do hiện đại. Tại sao con người ta phải an phận sống ở một vùng đất không hỗ trợ hạnh phúc của mình? Con người có quyền di cư, tự do di cư khẳng định con người có quyền thoát khỏi những chỗ mình không muốn ở.

2. Sự dịch chuyển của các dòng năng lực

Toàn cầu hóa là quá trình dịch chuyển các dòng năng lực của nhân loại đến những nơi có giá trị có thể tăng trưởng. Hàng ngày các dòng dịch chuyển năng lực diễn ra với mật độ dày đặc trên toàn cầu, từ dịch chuyển con người, dòng vốn, dòng công nghệ, tài nguyên... Sự dịch chuyển của các lực lượng con người tạo ra sự dịch chuyển của các dòng năng lực.

Xã hội, con người, tài sản là tập hợp các nguồn năng lực.

Các dòng năng lực dịch chuyển giữa các quốc gia đòi hỏi nhà nước phải xây dựng các không gian chính trị phù hợp nhu cầu, chính phủ biết đầu tư vào đâu để có các dòng năng lực tự nhiên, các dòng năng lực đi ra có đầu tư, các dòng năng lực hấp dẫn, thu hút về... Sự thiếu hấp dẫn của một không gian là sự hướng dẫn chính trị để con người thoát khỏi khong gian ấy. Như vậy, xây dựng một không gian chính trị tự do chín là phát triển năng lực hay tạo ra sự hấp dẫn năng lực trong thời đại toàn cầu hóa.

Các dân tộc, các cộng đồng càng giao lưu với nhau chủ yếu thông qua các hệ giá trị, thông qua các quyền lợi và đặc biệt là thông qua các nền văn hóa. Càng ngày, con người càng nhận ra giá trị chung mà mình phải vươn tới, đó là những tiêu chuẩn có giá trị phổ quát toàn cầu, tất cả các quốc gia đã có mặt trong nhau và sự tràn lan của thông tin sẽ khiến cho các quá trình nhận thức cũng có mặt trong nhau.

III. Năng lực tự chủ

Việc phổ biến giá trị toàn cầu là nhiệm vụ của con người, toàn nhân loại. Con người phải tinh khôn nhận ra các giá trị toàn cầu, có trách nhiệm cá nhân chứ không chờ đợi sự phổ biến từ bên ngoài. Đây chính là việc khác biệt giữa con người tự do và không tự do. Con người tự do là con người tự chủ, có năng lực nhận ra các giá trị, nâng cao sự làm chủ chính mình, khai thác hết các không gian quyền của mình để phát triển. Con người phải tự lo lấy thân phận của mình, và rèn luyện năng lực tự chủ của mình. Vì cùng với xu thế toàn cầu hóa, một xã hội dân sự là mục tiêu mà con người hướng tới. Trong xã hội ấy, con người phải có đầy đủ bản lĩnh để quyết định chính thân phận của mình.

Toàn cầu hóa là môi trường con người tự rèn luyện mình để hình thành những phẩm chất mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, sự lạc hậu của một số dân tộc có thể bị lợi dụng. Những thất bại của họ là những bài học cần có để nâng cao năng lực nhận thức, yên tâm và làm chủ được chính bản thân mình, nhận thức rõ hơn triển vọng, quy luật phát triển...

Toàn cầu hóa là quá trình thư giãn toàn xã hội trên phạm vi toàn cầu để các dòng năng lực sống tự cân bằng và tạo ra sự phát triển tự nhiên. Các nước phải nắm lấy toàn cầu hóa như một cơ hội lớn để giải phóng năng lực của con người.Thế giới luôn là một trường học vĩ đại để chỉ ra rằng ở đâu có tự do thì ở đó có phát triển, ở đó có tăng trưởng, ở đó có thịnh vượng.

Mỗi người mỗi dân tộc phải tự lo cho chính bản thân mình. Con người sống trong sự hoạch định tương lại của mình, điều đó chỉ có khi con người có tự do, tức là con người có trách nhiệm với chính mình. Tự do là quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền thiết kế ra tương lai và sắp đặt cuộc đời cho mình, quyền đi tìm kiếm các cơ hội của mình. Và giờ đây chúng ta không thể bỏ lỡ một vận hội lớn, cơ hội lần thứ 4 của nhân loại.

Lời kết

Ngày 04 tháng 7 năm 1776, Thomas Jefferrson, người sau này trở thành vị Tổng thống Mỹ thứ 3 đã mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bằng sự khẳng định: "Chúng tôi coi những chân lý sau đây là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có Quyền được sống, Quyền tự do và Quyền mưu cầu hạnh phúc".

Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn lại câu nói đó và khẳng định thêm: "Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Chúng tôi mượn những dòng trích dẫn trên để thay cho lời kết của cuốn sách này. Vì, để hiểu rõ giá trị của tự do và các khái niệm có liên quan, không có sự khẳng định nào hơn một chân lý đã được con người và lịch sử thừa nhận. Bằng chứng là, hai tuyên ngôn độc lập trên ra đời cách nhau 169 năm nhưng những tinh thần cơ bản của khái niệm tự do đều được khẳng định bởi hai nhà yêu nước vĩ đại của hai dân tộc này. Sau hàng trăm năm, những con người của tự do đã tạo ra một nước Mỹ vĩ đại với một quy mô phát triển làm cho cả thế giới không ngừng sửng sốt. Và ở Việt Nam, tinh thần của tự do đã dẫn dắt một cuộc kháng chiến lâu dài tạo nên một đất nước có độc lập, có tự do và đang vươn lên để hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Những tinh thần tự do như vậy không chỉ động viên tất cả nhân loại nỗ lực không ngừng để hướng tới một cuộc sống hạnh phúc, thịnh vượng trong xu thế hợp tác toàn cầu. Chúng ta phải nghiêng mình trước ý thức tự giác về tự do của hai con người ưu tú ấy và phải học tập tinh thần tự do của họ. Vấn đề chúng ta cần thảo luận là làm thế nào để con người nhận thức được tự do, tự do chỉ được nhận thức bởi những vị lãnh tụ, những người đứng đầu quốc gia mà tự do còn được nhận thức bởi từng người dân. Chúng ta phải làm thế nào để tự do trở thành nguồn cảm hứng vĩ đại khích lệ khả năng sáng tạo của tất cả mọi người.

Tự do là khái niệm phát triển, tự do có thêm các ý nghĩa cùng với sự phát triển xã hội loài người. Ngày mai, ngày kia, tự do còn có thêm ý nghĩa gì nữa, chúng ta rất khó đoán định bởi tự do chính là đòi hỏi của con người. Vì thế, chúng ta phải suy nghĩ tiếp và suy nghĩ không ngừng về sự mở rộng của khái niệm tự do phù hợp với đòi hỏi của con người trong đời sống phát triển của mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dù mưa, xin cứ ra đường!

    23/06/2016Nguyễn Trần BạtNếu khủng hoảng là một cơn mưa, tại sao ta không đi xuyên qua nó và tìm những cơ hội cho mình? Khủng hoảng sẽ ra đi và sẽ quay trở lại
  • Sự hình thành trong im lặng của văn hóa

    09/04/2015Nguyễn Trần BạtPhải nói rằng đất nước chúng ta mới mở cửa được 20 năm và không phải lớp người nào cũng nhận được lợi ích từ Văn hóa Việt, vì thế mọi người đều vội vã đi tìm những cái cho mình trong đời sống, và do đó chúng ta nhìn thấy sự vội vã...
  • Đam mê quan sát cuộc sống

    12/11/2014Minh ChâuKhi người ta còn bận rộn với những điều gì đó, thì tôi làm giàu. Còn khi tất cả đổ xô tìm kiếm giàu sang, thì tôi đã làm những việc khác. Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. "Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó"...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Tận nhân lực, tri thiên mệnh

    12/02/2009Thượng Tùng thực hiệnNguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group, thường được nhắc đến như người sáng lập ra công ty tư vấn đầu tiên ở Việt Nam. Có lẽ ông cũng là một trong không nhiều người mạnh dạn rời bỏ môi trường nhà nước từ trước Đổi mới. Ở tuổi 63, người đàn ông này vẫn rất khang kiện, vẫn làm việc miệt mài...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác