Xác minh dữ kiện (fact-checking) trong báo chí

12:39 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Hai, 2020

Tính chính xác, cân bằng, khách quan, độc lập…là những giá trị quan trọng làm nên sự khác nhau giữa báo chí và các loại hình truyền tin tức khác (như mạng xã hội, website cá nhân…). Trong đó, tính chính xác được ví như con ngươi của đôi mắt.

Các bước kiểm chứng được tiến hành thế nào trong các tòa soạn?Một số tòa soạn có bộ phận fact-check riêng.Tức là phóng viên gửi bài về, kèm với các nguồn họ có. Sau khi biên tập xong, bài viết sẽ được chuyển đến 1 bộ phận để họ lần lại các tài liệu, gọi các nguồn để kiểm tra. Hoặc có thể phóng viên sẽ phải tự làm lại quy trình fact-check đó.

Nhưng thời kỹ thuật số này cũng những khác biệt khi làm fact-checking, đó là nhờ Internet. Nhưng dù công cụ là gì, thì mục tiêu cũng là tìm ra những bằng chứng để bảo vệ nhận định trong bài viết.

.

Bằng chứng và bằng chứng. Phải làm gì?

1. Hỏi chính người đưa ra lời nhận định, con số, dữ liệu đó:

Quá cơ bản, phỏng? Nhưng đây là cách tốt nhất và dễ nhất. Khi người ta nói tôi là số 1, doanh nghiệp của tôi tốt nhất, thì họ thường có dữ liệu để bảo vệ. Thường người ta không đưa ra tuyên bố mà không có lý do, ngay cả khi tuyên bố xạo.

2. Tìm hiểu xem những fact-checker đó đã từng tìm thấy gì?

Đây cũng là cách nhanh. Quốc tế có những trang chuyên về lĩnh vực này, như Fact Checker của Washington Post, Snopescác trang khác. Nhớ là phải credit họ. (Cái này ở VN chưa có)

3. Cái gì không rõ thì hỏi anh Gúc gờ, rồi gúc lại:

Vì các thuật toán của Gúc rất chuối (và rất powerful), nhiều thông tin bạn cần tìm nó lại ở cái trang next đấy. Và nhớ sử dụng advanced search nếu muốn tìm thông tin cụ thể, thời gian cụ thể.

Sử dụng search operators của Gúc cũng rất tốt.

4. Lặn tìm dưới biển sâu:

Tức là Internet là một bề mặt, bạn có thể phải lặn sâu nếu muốn tìm đồ xịn (và cổ). Các cơ sở dữ liệu, các trang web có thể phải trả tiền để có thông tin như bạn muốn. Ví dụ Lexis NexisCQ , Critical Mention, Wayback Machine có thể giúp tìm những thông tin người ta đã gỡ ra khỏi Internet.

Nhớ là có những thứ hôm qua bạn không tìm ra nhưng hôm nay lại ra, vì mỗi ngày Internet đều có thông tin mới.

5. Gõ cửa các chuyên gia

Các chuyên gia có thể giúp tìm những thông tin mà không tự mình tìm được, và cho mình những dữ liệu, bối cảnh cần thiết để tìm sâu hơn. Biết đâu bạn lại thấy những giả định trước đây của bạn lại sai hết.

Hỏi ai thêm để có những ý kiến khác? Hỏi ai có thẩm quyền để bình luận, đưa ra con số?

Nên tìm nhiều hơn là 2 góc độ. Với các quốc gia chỉ có 1 chiều thì điều này hơi khó, nhưng có đủ thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh tốt hơn.

6. Sách

Có thể không đủ thời gian, nhưng Amazon là nơi tốt để bạn có thể tìm ra người để phỏng vấn. Chức năng “search inside the book” của Amazon cũng có thể giúp bạn có được trích dẫn và bối cảnh, giải thích các thuật ngữ. Mua e-book hoặc search trên mạng xem thêm.

7. Và còn cái quỷ gì nữa nhỉ?

Mình biết khi mình biết…

Câu này mới dã man, vì sau khi ta tìm hiểu hết, trải qua các bước như trên rồi, ta chợt trở thành người biết kha khá về lĩnh vực mình đang tìm kiếm.

Rồi mình nghỉ giải lao tí, rồi lại quay trở lại xem mình còn cần tìm hiểu gì thêm, còn gì chưa đọc, còn góc cạnh nào chưa biết? Lại mò mẫm thêm.


Vì sao “Fact Check” và “I’m Vain” là vũ khí để ngăn chặn tin giả lan truyền?

(Đăng Khoa - Quang Minh, Viettimes)

Theo ông Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, Fact Check và I’m Vain là các công nghệ có thể giúp hạn chế thông tin giả lan truyền trên môi trường mạng, giúp người dùng có thể tiếp cận các nguồn tin “sạch”.

PV: Được biết Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) hiện nay đang nghiên cứu một số phương pháp phân biệt tin giả, tin xấu độc, xin ông cho biết công nghệ này ở nước ngoài họ đã áp dụng như thế nào và ở Việt Nam đã ứng dụng được đến đâu?

Ông Lê Quốc Minh: Ở nước ngoài có nhiều dự án kiểm chứng thông tin độc lập gọi là Fact Check. Sau đó có nhiều cơ quan báo chí hoặc một nhóm các cơ quan báo chí tham gia để tổ chức Fact Check trước các sự kiện quan trọng, chẳng hạn như bầu cử tại Pháp, tại Ấn Độ, tại Anh. Càng ngày dự án Fact Check càng chuyên nghiệp hơn.

Các cơ quan báo chí lớn trên thế giới, đặc biệt là các hãng thông tấn về cơ bản đều có các nội dung Fact Check. Trong một ngày họ sẽ lựa chọn ra các nội dung quan trọng mà người sử dụng đang lan truyền thông tin – những nội dung chưa biết là thật hay giả - để họ Fact Check thông tin đó. Đơn cử như những bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người ta cũng Fact Check ngay để xem có nội dung nào đúng, nội dung nào sai.

Cách thức kiểm chứng theo kiểu cổ điển thì nó sẽ bị nằm trên trang web của các cơ quan báo chí, khó lan truyền. Còn hiện nay, các cơ quan báo chí đang phối hợp với các công ty công nghệ lớn như Google hay Facebook. Khi người dùng chia sẻ thông tin mà được các cơ quan báo chí lớn có độ tin cậy cao như vậy xác định là thông tin không chính xác, họ sẽ có cảnh báo tới người dùng. Hoặc khi người dùng lướt web, dùng trình duyệt Chrome của Google thì người ta có thể gắn thêm các plugin để cảnh báo các trang web giả mạo.

Sự phối hợp giữa các nguồn thông tin chính thống như vậy cộng với các công ty công nghệ và đặc biệt với các nền tảng mạng xã hội thì nó nhân được sức mạnh lên rất nhiều.

Ở Việt Nam chưa có dự án nào quy mô để Fact Check được như vậy, Ngay bản thân các cơ quan báo chí lớn cũng chưa thực sự coi Fact Check là một phần công việc mà họ chỉ đưa tin, hoặc khẳng định luôn ở trong tin, mà chưa có những dự án hoặc chiến lược cụ thể về Fact Check.

Fact Check gặp khó khăn lớn nhất về lực lượng nhân sự. Phải là những cơ quan báo chí có lực lượng phóng viên, cộng tác viên lớn thì mới có thể Fact Check được bởi không phải nội dung nào cần Fact Check nó cũng xảy ra ở khu trung tâm. Thứ hai là cần phải có công nghệ bởi vì rất nhiều nội dung nếu có công nghệ tốt thì việc Fact Check ban đầu để loại bỏ bớt thông tin sai lệch sẽ có hiệu quả. Nếu thuần túy làm thủ công bằng nhân sự thôi thì sẽ không nhanh và số lượng bị hạn chế.

Theo ông 2 yếu tố con người và công nghệ liệu đã có thể đương đầu với nạn tin giả chưa? Liệu chúng ta có phải áp dụng các chế tài pháp luật khắt khe để đương đầu với vấn nạn tin giả?

Chế tài bằng luật pháp, bằng các quy định của pháp luật chắc chắn là một điều bắt buộc với bất kỳ thể chế nào. Tuy nhiên nội dung tin giả và cách thức làm tin giả ngày càng tinh vi. Công nghệ nằm trong tay những người làm tin giả ở trong bóng tối, họ lạm dụng và dễ dàng phát tán tin giả. Còn chúng ta ở ngoài ánh sáng thì luôn phải chạy đuổi theo.

Ví dụ họ có công nghệ phát tán tin giả bằng trí tuệ nhân tạo. Phát tán không phải số lượng hàng trăm, hàng nghìn mà lên đến hàng vạn thông tin. Nếu chúng ta không có công nghệ phát hiện tin giả cũng bằng trí tuệ nhân tạo phát hiện ở quy mô lớn và số lượng lớn, thì chúng ta không thể chạy đuổi theo được. Khi chúng ta vừa có công nghệ để ngăn chặn thì họ lại có ở quy mô lớn hơn hoặc họ đã nghĩ ra công nghệ hoàn toàn khác rồi. Luôn luôn chúng ta ở trong tình trạng đuổi theo họ như vậy. Nhưng không vì thế mà chúng ta không đầu tư. Chắc chắn trong thời buổi hiện nay vai trò của công nghệ rất lớn trong việc phát hiện tin giả ở quy mô lớn, ngăn chặn thông tin giả phát tán ở giai đoạn ban đầu.

Nhưng dù thế nào đi nữa thì con người vẫn là yếu tố chính đằng sau tất cả các công nghệ như vậy. Có rất nhiều thông tin mà công nghệ không thể kiểm chứng được mà phải cử phóng viên đến nhìn tận mắt, kiểm tra tất cả thông tin giống như quy trình làm báo tiêu chuẩn. Kết hợp cả hai yếu tố con người và công nghệ thì phần nào mới chống được tin giả.

Dẫu sao tôi cho rằng nếu không có sự vào cuộc của các nền tảng công nghệ, không có việc nâng cao nhận thức của từng người sử dụng thì việc chống tin giả sẽ vô cùng khó khăn. Chỉ có chính quyền, khung pháp lý và báo chí không thôi thì chưa đủ.

Ông Lê Quốc Minh cũng chia sẻ về kinh nghiệm kiểm chứng thông tin của các chuyên gia Mỹ. Kinh nghiệm này được tóm lược bằng 2 từ là I’M VAIN:

-Independent(nguồn tin có khách quan, độc lập với nội dung thông tin không)

-Multiple(nguồn tin có đa chiều không)

-Verify(thông tin có được xác nhận, có bằng chứng, có thẩm định chưa)

-Authoritative(nguồn cung cấp tin có thẩm quyền không)

-Informed(thông tin ấy có được bằng cách nào)

-Named(nguồn tin có tên tuổi cụ thể hay nguồn ẩn danh)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm thế nào để phân biệt tin giả (fake news)?

    03/02/2020Lê Anh TuấnChúng ta đang sống trong một kỷ nguyên bùng nổ của fake news, khi mà sự sa sút của báo chí truyền thống phải nhường sân chơi cho mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc, vì những mục tiêu hết sức cá nhân (câu Like/view, bán hàng, kiếm fame.v.v…) mà người ta sẵn sàng bịa ra bất cứ chuyện gì có thể.
  • Lời tự thú của một kẻ viết tin giả kiếm tiền

    17/12/2018Nguyên VũTiễn vợ đi làm, con đi học, Christopher Blair vội vàng vào mạng. Ở đó, một thế giới hoàn toàn khác đang chờ đón anh ta: thế giới tin giả. Tờ Washington Post mở đầu bài viết về một nhân vật chuyên sản xuất tin giả rồi lan truyền chúng trên mạng như thế.
  • Báo chí hiện đại ngày càng lá cải

    09/01/2018Alex S. Jones - Hoàng Thư (biên dịch)Nhà khoa học chính trị Robert M. Entman đã tìm ra một số cách vừa sâu sắc vừa thú vị để chỉ ra sự khác biệt giữa các thể loại báo chí Mỹ. Theo ông, truyền thông có thể được chia thành 4 loại: báo chí truyền thống, báo chí lá cải, báo chí cổ súy, và giải trí. Cách đầu tiên mà Entman đưa ra để phân biệt 4 loại báo này với nhau là dựa vào mức độ chúng tuân thủ 5 tiêu chuẩn căn bản của báo chí.
  • Lá cải và sự thú vị của tiền

    07/04/2015Tuấn KhanhNhững câu chuyện về tiền quẩn quanh đất nước này. Và như có liên đới với nhau...
  • Sự ra đời và trưởng thành của Báo Lá Cải

    29/05/2012Lê Thị Liên HoanPhóng viên: Thưa anh, trong ngôn ngữ thế giới có một từ “lá cải” để chỉ những tờ báo chuyên khai thác những chuyện vụn vặt, những sự kiện đời tư, v.v, đúng không ạ?