Vũ Bão - cái nhìn biết cười
Cuộc đời văn chương của ông từ khi lấy tên Vũ Bão lại lắm gió bão, nhiều phen “lên bờ xuống ruộng”. Nhưng Vũ Bão quyết không đổi tên, có khi chọn một bút hiệu khác thì ông ký là Tạ Văn Dung, mà khi đánh máy chữ không dấu thì có thể đọc là Ta Van Dung (Ta Vẫn Đúng).
Có lẽ từ những tai nạn văn chương đầu đời mà Vũ Bão tự rèn luyện cho mình một ý chí, một nhân cách cầm bút, đặc biệt là cái nhìn biết cười vào cuộc đời. Đọc hồi ký của Vũ Bão thì tỏ tường hơn nhiều chuyện đời tư cũng như chuyện bếp núc làng văn một thời.
Thuở nhỏ được học trường Tây, học rất giỏi, lớn lên tuy không kinh qua trường dạy viết văn nào, nhưng cuộc đời của Vũ Bão may mắn gặp những thầy cô có tấm lòng, có tâm hồn tuyệt đẹp. Chính họ đã bồi đắp phù sa văn chương cho ông, đặc biệt trong những người thầy đó có nhà văn - nhà giáo Trần Cư - cây bút của Tiểu thuyết thứ bảy nổi tiếng một thời.
Cuộc đời vốn trầm luân (có đến 30 năm viết “chui”), nhưng tinh thần hài hước lúc nào cũng vượt trội, và tinh thần hài hước này lúc nào cũng tràn đầy trong tác phẩm của Vũ Bão. Người vãi linh hồn, Người chưa có chiến công, Người không có tên trong từ điển... là những tập sách khiến Vũ Bão không lẫn vào ai.
Riêng cuốn Rễ bèo chân sóng(Phương Nam Book và NXB Hà Nội), Vũ Bão viết theo phong cách tiểu thuyết tự truyện, được hoàn tất vào năm 2001.
Cuốn sách cuối cùng của ông là tiểu thuyết Utopi - một miếng để đời(giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2007). Sinh thời Vũ Bão có tâm niệm là ông sẽ viết và đặt tên sách theo đủ 24 chữ cái, ông đã có các tên sách từ chữ A đến chữ X, chỉ còn chữ U và Y. Cuốn sách có chữ U (Utopi - một miếng để đời) được xuất bản sau khi ông mất, còn cuốn chữ Y thì Vũ Bão khất nợ lại trần gian.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý