Về việc ban hành một số bộ luật

12:44 CH @ Thứ Bảy - 25 Tháng Năm, 2019
Gần đây báo đài và dư luận có những trao đổi và tranh luận phong phú xung quanh dự Luật ' phòng chống tác hại của rượu bia' cùng những biện phâp quản lý Nhà nước, kiểm tra và chế tài những sai phạm. ( Chúng ta cho rằng nên gọi tên Luật này là ' kiểm soát kinh doanh và sử dụng rượu bia' )
( Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật. xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật )
.
Chúng ta nghe được nhiều ý kiến hồ nghi về tính khả thi của chế tài :
. Lấy đâu ra đủ người thi hành công vụ để kiểm tra và xử phạt ?
. Liệu đánh thuế rất cao công ty sản xuất rượu bia, thì ảnh hưởng kinh tế ?
. Chọn chặt pháp nhân được kinh doanh ruoeju bia và thơi gian bán ?
. Không bán cho người dưới 18 tuôi, thế họ nhờ người khac mua thì sao ?
. Nhà hàng chỉ được bán tối đa lượng rượu bia là... nhưng vì.... làm sao biết ?
. Và.... nếu... thì sao..... và tựu trung lại đều nghi ngờ tính khả thi của luật đó...
Vì thế.... chưa biết khi nào Luật này sẽ ra đời... trong khi những vấn nạn nảy sinh từ không kiểm soát bia rượu thì hàng ngày....
.
Nên chúng ta muốn nói vài lời:
Khi ban hành một bộ luật thì vì tính cần thiết, chính đáng, vì lợi ích yên ổn, công bình của cộng đồng, có giá trị toàn xã hội. Luật trước hết làm toàn dân được biết, đi vào nhận thức làm nền tảng khởi nguồn cho các ứng xử và hành vi của mỗi người!
Đó là ý nghĩa trước nhất, nhân văn nhất của Luật, sau đó mới là những điều khoản cụ thể để triển khai và thực thi
Đương nhiên mỗi cá nhân, bộ phận sẽ diễn đạt các khía cạnh, cách thức của Luật từ phương diên của mình. Điều đó hẳn dẫn đến '5 người 10 ý'... nếu cơ quan làm Luật không tìm được mẫu số chung mà lưỡng lự, hoặc mong một cách thức vẹn toàn ngay từ đầu, e rằng sẽ không bao giờ có để ban hành. Bởi vậy điều xấu, tệ nạn cứ tiếp tục cùng với những lý do ' tự tung tự tác' và thêm hồ nghi của xã hội về mọi giải pháp
Chẳng lẽ : phải có rất đông cảnh sát trên các ngả đường thì mới ban hành Luật Giao Thông ? Chẳng lẽ có những kẻ trốn tránh lách Luật mà chưa ban hành Luật ? Chảng lẽ có bộ Luật nào đó mà không có kẽ hở ? Chẳng lẽ chưa ra Luật cho đến khi dân trí cao ai cũng tự giác ? Chẳng lẽ còn tội phạm thì nghi ngờ Luật chẳng toàn năng ?
Mẫu Số Chung ở đây là :
. Điều toàn xa hội nhận thấy là thiết yêu ( kiểm soát kinh doanh và sử dụng rượu bia vì trật tự an toàn xã hội ): nên cần có Luật không chậm trễ
. Đối tượng tất yếu tham gia thực hiện ( cơ quan Nhà nước đặc trách + người kinh doanh + người sử dụng ), nên Luật để cập rõ trách nhiệm nghĩa vụ các bên
. Biện pháp hợp thức các bên thấy chính đáng :cách giám sát kiêm tra + các mức độ xử phạt + không vi phạm quyền khác ), nên Luật là Luật
....
Tương tự... chúng ta nghe cộng đồng rất nhiều ý kiến khác nhau về các lĩnh vực, chủ yêu băn khoăn về cách kiểm soát và chế tài không toàn diện, kín kẽ mọi nhẽ... nên có thể vì thế nhiều bộ Luật cần thiết bị chậm ra đời .
Có thể có những cá nhân, bộ phận, thế lực thích thú với kiểu 'dư luận chưa thông nhất' thế để lần lữa, lạm dụng sai trai mà vị kỷ, hoặc để che đậy sự yếu kém của mình .
Xin nhấn mạnh:
. XÃ HỘI NẾU CÓ ĐIỀU CHƯA THÔNG NHẤT MỚI CẦN LUẬT ĐỂ LÀM CĂN CỨ CHÍNH THÔNG CHO SỰ THÔNG NHẤT
. Bản thân một bộ Luật tốt là nó đi vào nhận thức thường xuyên, tất yếu, tự giác của mọi người TỰ ĐIỀU CHỈNH mà giảm thiểu phải chế tài
. Không bộ Luật nào tự nó được ra đời, tự nó vạn năng, tự nhiên hiệu lực. Luạt cho Xã hội, nên toàn Xã hội góp phần thực hiện khiến nó là văn minh
....
Nên : chúng ta kêu gọi các cơ quan làm Luạt hãy mạnh dạn viết và ban hành những bộ Luật thiết yêu của Quốc gia tiến bộ văn minh ! Đừng 'đẽo cày giữa đường' nữa ! Kêu gọi các cá nhân đừng cố diễn giải chỉ từ lợi ích và sự thuận tiện của chính mình, hãy cộng hưởng với tinh thần 'Nhà nước pháp quyền' !
Không chỉ là Luật kiểm soát kinh doanh và sử dụng rượu bia, mà voi rất nhiều lĩnh vực khác
Trước hết cần bắt đầu từ Ý CHÍ CHÍNH TRỊ
Trên Thế giới quá nhiều ví dụ :
. Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, Thám hiểm Vũ trụ... vô vàn dự án đột phá...ra đời thế nào nếu 'đẽo cày giữa đường' ?
. Có một số ý kiến ( cũng chính đáng ) với Stalin: đuổi phát xít ra khỏi lãnh thổ Liên Xô rồi thì thôi không cần đánh thẳng đến Beclin !
. Có cần thống nhất Đất nước không cho đỡ hy sunh nhân mạng, không hao tổn tài nguyên, cùng nhau yên ổn làm ăn, thi đua hoà bình !
Ý Chí Chính Trị là sự quyết tâm cho thống nhất, trật tự, phát triển ! Trong đó từng Dân là Một, nhưng triệu dân trong Một , toàn dân cùng hướng Một, vì Tương Lai hạnh phúc cho tất cả
Có Ý Chí Chính Trị mạnh, chính danh, vì lợi ích Quốc gia!!!! Không ai dám không theo!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp

    19/03/2015Trần Hữu QuangTrong đời sống xã hội, tại sao người ta phải tin nhau? Nếu người ta không còn tin nhau thì hậu quả sẽ ra sao? Đâu là những điều kiện xã hội của sự tin cậy nhau trong xã hội?
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Shakespeare và luật pháp Anh thế kỷ 16

    22/08/2013Dương Ngọc DũngBài viết này của chúng tôi không đề cập đến một trong tứ đại bi kịch của Shakespeare mà chỉ bàn đến kiến thức pháp luật của đại văn hào này trong vở kịch Người thương gia thành Venice (The Merchant of Venice). Vở kịch này tại Việt Nam cũng đã được phóng tác và cải biên trên sân khấu nhiều lần...
  • Bài học về tổ chức xã hội trên nền tảng luật pháp

    11/02/2012PGS. TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnCó một hiện tượng dường như không bình thường phát sinh từ vụ cưỡng chế
    thu hồi đất ở Tiên Lãng: người có hành vi chống trả dẫn đến thương tích
    cho nhân viên công lực lại đang nhận được từ công luận sự cảm thông,
    chia sẻ, hơn là sự phê phán, trách móc...