Văn hóa doanh nghiệp: Sức mạnh hội nhập

01:24 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Bảy, 2007

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, phát biểu: “Doanh nhân VN đang bước ra biển lớn hội nhập, đương đầu với sóng gió cạnh tranh khốc liệt. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) có vai trò hết sức quan trọng đang đặt nặng lên vai doanh nhân, các cấp, các ngành và toàn xã hội”.

Văn hóa – Sự sống còn của DN

“Hồi thế chiến thứ 2, có một nhà máy in ở Đức bị tàn phá, Đức quốc xã chiếm dụng làm cơ sở quân dụng. Chiến tranh đi qua, có 2 người đến nhặt từng viên gạch, cặm cụi xếp lại thành đống. Một người đi tới hỏi: “Vì sao các anh làm việc này?”. Họ trả lời: “Chúng tôi làm theo tâm nguyện của ông chủ, phải xây dựng lại nhà máy...”. Người hỏi đó chính là ông chủ và họ cùng ôm nhau khóc, quyết tâm xây lại nhà máy”.

50 lãnh đạo, đại diện công đoàn các doanh nghiệp đã dự tọa đàm “Văn hóa doanh nghiệp và quá trình hội nhập kinh tế thế giới” do LĐLĐ TPHCM và Đài Truyền hình TPHCM tổ chức ngày 6-4

“Trong sự nghiệp của mình, ông chủ - người sáng lập tập đoàn Samsung - ước muốn sản xuất cho được chip điện tử. Nhưng ông không hoàn thành tâm nguyện. Trước khi qua đời, ông nói với các cộng sự: “Tôi không làm được thì các anh làm, rồi hãy đem nó đặt lên mộ tôi...”. Kết quả là hiện nay, Samsung trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất chip điện tử”.

Ông Đỗ Thanh Năm, chuyên viên tư vấn VHDN, Giám đốc Công ty Win Win, kể lại câu chuyện trên và đúc kết: “Ý chí tinh thần, sự hãnh diện và niềm tự hào mãnh liệt là lý do khiến nhân viên hết mình vì DN, biến ý tưởng sáng tạo thành mục tiêu phát triển DN. Nó chỉ có được dựa trên nền tảng của VHDN”. Theo ông Năm, trong kinh doanh, vốn lớn, có bề dày kinh nghiệm thương trường... chưa hẳn là quyết định thành công, mà chính là những yếu tố như đã nói trên.

Con người, tri thức là tài sản

Có một sự gắn kết tương hỗ giữa VHDN với năng lực cạnh tranh của DN. Ông Nguyễn Anh Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và đầu tư, đồng tình với nhận xét này. Ông Đỗ Thanh Năm nhấn mạnh thêm, con người là tài sản quý giá nhất của DN. Nhưng không phải tất cả mọi người là tài sản. Chỉ những con người có năng lực, tài năng, gắn bó lâu dài mới được coi là tài sản. Để biến con người thành tài sản thì phụ thuộc vào cách làm, cách gầy dựng VHDN của từng DN.

Vấn đề đặt ra là hiện nay, khái niệm về VHDN còn khá mới mẻ đối với đại đa số DN VN. Thực ra, các yếu tố cấu thành VHDN đang tồn tại, vận hành ở mọi DN, nhưng để xây dựng nó thành những tiêu chí, chuẩn mực để vận dụng thì rất ít DN làm được, thậm chí chưa được coi trọng. Một trong những khách mời của buổi tọa đàm này - ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, nhận định: “Khi xây dựng VHDN, DN phải biết tiếp thu, chọn lọc từ những VHDN khác nhau để áp dụng phù hợp cho riêng mình. Xây dựng VHDN không chỉ có mỗi doanh nhân...”. Bên lề tọa đàm, ông Nguyễn Huy Cận lưu ý: “Các tổ chức công đoàn phải đặc biệt quan tâm, hợp lực cùng lãnh đạo DN trong việc xây dựng VHDN, hướng đến mục tiêu cải thiện quan hệ lao động tại nơi làm việc, cùng DN nâng cao năng suất lao động”.

Theo ông Nguyễn Anh Ngọc, mô hình xã hội học tập cần phải được nhân rộng trong cộng đồng DN. Bởi lẽ, chỉ có học mới giúp có tri thức mà tri thức là nền móng của xây dựng VHDN. “Trong một sân chơi chung, người nước ngoài hơn ta về vốn và thế mạnh về quản lý. Đó có thể là mối đe dọa. Nhưng ta phải học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, cách làm hay của họ để biến chúng thành lợi thế cho mình. Mô hình học tập, xã hội cùng học tập là rất cần thiết để phát triển DN theo quy trình quản lý tri thức, tạo nền móng xây dựng và vận hành, nhân rộng VHDN” – ông Đỗ Thanh Năm đúc kết.

ÔNG FRANK DUCHOSAL, CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CÔNG TY TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ CHIÉN LƯỢC WIN WIN:

Ít có DN VN quan tâm VHDN

Trong 4 năm làm công việc nghiên cứu, tư vấn, tôi tiếp xúc với nhiều DN VN, nhưng thấy ít DN trong nước quan tâm đến việc xây dựng VHDN. Ngay ở các nước phát triển, chẳng hạn như Pháp, thường chỉ những DN lớn quan tâm đến VHDN. VHDN có vai trò rất quan trọng, nó là chất xi măng kết dính giữa chủ DN với nhân viên, với đối tác, khách hàng... giúp DN phát triển bền vững. Nhưng xi măng không thì chưa đủ, nó chỉ là vật liệu cơ bản, còn tạo ra nền móng phải cần những yếu tố khác. Với DN thì đó là thái độ, nhận thức đối với con người, năng lực quản lý, tinh thần, sự năng động, sáng tạo của nhân viên

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một góc nhìn về văn hóa doanh nghiệp

    07/02/2014PVVăn hóa doanh nghiệp xuất hiện bởi sự ngầm định hay được xây dựng nên? Bạn có thể chia các giá trị của doanh nghiệp thành hai phần. Phần thứ nhất là các giá trị tồn tại một cách tự phát. Một số trong các giá trị đó được coi là đương nhiên, chúng ta gọi là các ngầm định. Phần thứ hai là các giá trị mà nhà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp.
  • Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn

    24/05/2007Mai Hải OanhNhững năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu vào nền văn hóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả...
  • Quan điểm của Herb Kelleher về văn hóa doanh nghiệp - một đóng góp quan trọng cho tư tưởng quản lý

    04/02/2007Nguyễn Văn ChiềuHerb Kelleher- cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh nghiệm vàthực tiễn quảnlý của mình,đã khái quát một hệ thống tri thức khá hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức về quản tri của nhân loại, làmcho những vấnđề lý luận về văn hóa quảnlý trở nên thực tế, gần gũi vàdễ dàng vận dụnghơn đối với những ngườiđi sau...
  • Những dấu hiệu suy yếu trong môi trường văn hóa doanh nghiệp

    14/11/2006Đông DươngKhi được hỏi rằng tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là gì, đa số các Giám đốc cấp cao đều có cùng một câu trả lời đó là con người! Thế nhưng, phản hồi từ các nhân viên cấp dưới lại cho thấy dường như các nhà quản lý của doanh nghiệp chưa thật sự thực hiện đúng với phương châm này.
  • Văn hoá doanh nghiệp

    17/02/2006Võ Đắc KhôiDoanh nghiệp nào đều phải đối mặt với bài toán hợp tác giữa các cá nhân và giữa cá nhân và tập thể. Trong khi doanh nghiệp nỗ lực để tối đa hóa lợi nhuận, cá nhân có thể có mối quan tâm khác và sẵn sàng hy sinh quyền lợi tập thể để theo đuổi mục đích riêng.
  • Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian

    06/08/2005Ths. Nguyễn Huy Hoàng"Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng ta viết ra một khẩu hiệu: chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia, để treo lên phòng làm việc, treo ngoài cổng, hay treo trong công ty... như thế đã là văn hoá. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp không đơn giản như vậy. Đó mới chỉ là khẩu hiệu là ý muốn của ban lãnh đạo công ty hay của người chủ doanh nghiệp.
  • Gắn văn hóa doanh nghiệp với đời sống người lao động

    06/08/2005Ts. Phan Quốc Việt"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.
  • Làm thế nào để xây dựng Văn hóa doanh nghiệp?

    16/12/2003Trần Thanh HảiTrên các phương tiện truyền thông, người ta đã nói nhiều tới gia đình văn hóa, bảo vệ gìn giữ nền văn hóa dân tộc nhưng với một doanh nghiệp, tế bào của nền kinh tế thì chưa mấy ai nói đến Văn hóa doanh nghiệp. Vậy, có cần xây dựng và bảo vệ một môi trường văn hóa riêng gọi là ''Văn hóa doanh nghiệp'' không? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp thế nào? Sau đây là bài viết của ông Trần Thanh Hải, một doanh nhân đang công tác tại Đài Loan về chủ đề trên, đã được đăng tải trên Mạng Việt Nam (www.vnn.vn) ngày 13/7/2003...
  • Văn hoá doanh nghiệp tại Nhật

    11/11/2003Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau.
  • xem toàn bộ