Vai trò nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội trong các trường đại học

02:28 CH @ Thứ Hai - 18 Tháng Sáu, 2007

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến phát triển GD&ĐT, khoa học & công nghệ, coi GD&ĐT, KH&CN là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Các trường Đại học phải là các Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”.

Thời gian qua, các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các Trường Đại học đã đem lại hiệu quả lớn. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước có giá trị thực tiễn cao. Các Trường Đại học khối kỹ thuật công nghệ, các trường khối nông lâm ngư đã thực hiện 10.250 hợp đồng kinh tế và chuyển giao công nghệ và đạt doanh thu trên 1.000 tỉ đồng, trong đó nộp thuế 20 tỉ, đóng góp xây dựng cho các đơn vị là 15 tỉ đồng. Dưới đây là trả lời phỏng vấn Báo GD&TĐ của GS.TSKH Hoàng Ngọc Hà - Vụ trưởng Vụ KH&CN về những vấn đề liên quan.

Trong nhiều cuộc làm việc với các Trường Đại học mạnh về nghiên cứu khoa học, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân luôn nhấn mạnh yêu cầu cần gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, hướng tới nghiên cứu khoa học theo các đơn hàng của doanh nghiệp. Vậy các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn kết với sản xuất, kinh doanh thời gian qua được triển khai thế nào?

Thời gian qua, việc kết hợp nghiên cứu khoa học và thực hiện nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng với các doanh nghiệp đã được lưu tâm đẩy mạnh thực hiện dưới nhiều hình thức như doanh nghiệp đặt ra nhu cầu, trường xây dựng thành đề tài trọng điểm cấp Bộ để nghiên cứu, kết quả được chuyển giao cho doanh nghiệp. Trong vòng 5 năm, từ 2001-2005 các Trường Đại học khối kỹ thuật công nghệ, các trường khối nông lâm ngư đã thực hiện 10.250 hợp đồng kinh tế và chuyển giao công nghệ, đạt doanh thu trên 1.000 tỉ đồng, trong đó nộp thuế 20 tỉ, đóng góp xây dựng cho các đơn vị là 15 tỉ đồng. Riêng trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2004 đạt doanh thu 117 tỉ đồng, nộp thuế 6 tỉ và đóng góp cho trường 3 tỉ đồng. Tham gia Hội chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart 2003, 2004, 2005), các Trường Đại học đã đưa ra chào bán khoảng 700 công nghệ với tổng kinh phí trên 50 tỷ đồng và đã ký hàng trăm bản ghi nhớ và thoả thuận thực hiện sau Techmart với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Có thể nói, từ những kết quả đã đạt được qua các hoạt động gắn kết nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, tôi đánh giá cao tính thực tiễn trong các hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua. Đúng là các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giữa nhà trường và doanh nghiệp nên được triển khai mạnh hơn nữa. Để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, chúng tôi sẽ cùng với các nhà trường đẩy mạnh công tác này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, để KH&CN đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của xã hội chắc chắn vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục. Vậy những hạn chế đó là gì, thưa Giáo sư?

Có nhiều lý do, cả khách quan lẫn chủ quan. Khách quan bởi công tác quản lý NCKH mặc dù đã có một số đổi mới nhưng còn thiếu đồng bộ và hiệu quả chưa cao; Các văn bản pháp quy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của các Trường Đại học, Cao đẳng chưa được ban hành đầy đủ và kịp thời. Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học. Thiếu cơ chế để giảng viên được độc lập nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ của pháp luật. Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về nghiên cứu khoa học. Đầu tư từ ngân sách của nhà nước cho các Trường Đại học, Cao đẳng còn ít so với nhu cầu và còn dàn trải, thiếu tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên và đơn vị trọng điểm. Các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu nhìn chung còn thiếu và lạc hậu. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho nghiên cứu khoa học. Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế. Chưa có tiêu chí phù hợp để đánh giá về nghiên cứu khoa học trong công tác kiểm định chất lượng các Trường Đại học theo mức đầu tư của Nhà nước. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ và của các Trường Đại học, Cao đẳng còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu. Còn ch

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp đổi mới

    08/06/2007Nguyễn Duy QuýKhoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...