Trắng Đen và Sáng Tối

12:17 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Mười Hai, 2018

Tôi yêu thích Thiên nhiên và Vật lý và cả văn thơ....

Đã bao lâu tôi mới dần hiểu ra : Trắng và Đen là hai trạng thái phản ứng bề mặt của Vật chất với Ánh Sáng ( Trắng : đẩy phải xạ Ánh Sáng nhưng ‘thích’ Ánh Sáng; Đen : cản nuốt Ánh Sáng, nhưng ‘ghét’ Ánh Sáng ); còn Tối là tình trạng không gian vắng thiếu Ánh Sáng!

Các mầm sống vốn vốn dĩ từ dưới lòng Đất ( nơi đó tối ) nhưng do chúng ‘Trinh Trắng : giữ được tính nguyên phác của sự sống tinh khôi, nên không chỉ ‘thích’ mà đến mức có tình yêu với Ánh Sáng ( trên Trời : năng lượng, tinh thần của Vũ Trụ ) vì thế vươn lên : Cây Đời Xanh Tươi...

.

.
Tôi viết năm khổ ngắn dưới đây thể hiện sự ‘cảm ngộ’ của mình ( về Vật lý, Thiên nhiên và Đời người ) , ngụ ý rằng : Trắng hay Đen chỉ là trạng thái tương đối; đừng mặc cảm là ‘Đen’ hãy cố vươn lên từ Tối, đến Sáng sẽ gặp ‘vận Trời’ mà trưởng thành, lớn lao ; đừng kiêu ngạo mình là Trắng mà vô ích, cần thì cháy Sáng lên !
.
Tối đâu phải là Đen
Đợi mong ánh Sáng đến
Vạn vật cùng bừng lên
Khắp không gian rạng hửng
.
Sáng đâu phải là Trắng
Vua định trị sắc màu
Vạn vật vốn khác nhau
Đều hiện ra chân Thật
.
Trắng đẩy bật Sáng thôi
Đen giữ ghìm sự Tối
Dòng trôi muôn sức sống
Vốn không mãi Trắng Đen
.
Những mầm lèn sâu Đất
Chìm trong tối tưởng Đen
Cố Trinh Trắng vươn lên
Đến vận Trời thành Sáng
.
Nếu không chẳng ‘hào sảng’
Mà Đen mãi vào trong.
Trắng hoá xong thành lửa
Để góp Sáng đi xa...

.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài ca: Tình Yêu Cuộc Sống

    11/06/2017Nhạc: An Thuyên
    Lời thơ: Nguyễn Tất Thịnh
    Lời cuối đáng nhẽ là câu: 'Tình yêu dâng chứa chan' nhưng Nhạc sĩ An Thuyên có nói với tôi là nên sửa thành :'tình yêu chiến thắng bạo tàn'!
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...