Tôi đã gặp… ma!
Đó là vào năm 1954, Hà Nội vừa mới giải phóng, tình hình trị an chưa được tốt, rất loạn, đêm đến thi thoảng còn kéo còi báo động, quét sáng đèn pha. Khi đó, tôi mới 5 - 6 tuổi, suốt ngày hát bài hát giải phóng. Có biết gì là ưu phiền đâu. Một hôm, tôi bị sốt sốt nóng kinh khủng. Bố mẹ tôi chỉ là dân lao động không biết chữ. Mà bấy giờ kiến thức y học còn ù mờ lắm, điều kiện kinh tế cũng không cho phép tới bệnh viện để mà khám bệnh. Mẹ tôi nghe người ta nói tôi sợ "mất hồn", liền đắp lên đầu tôi chiếc khăn mặt dấp nước lạnh (đó là kiểu hạ nhiệt kiểu vật lý, có cơ sở khoa học), còn đặt một chiếc bát bên chiếc gối gối đầu của tôi , trên miệng bắt phủ một tờ giấy dó, mẹ tôi vừa rẩy nước lên tờ giấy dó, vừa "chiêu hồn" cho tôi. (Đây là việc làm mê tín, không có cơ sở khoa học). Tôi ngủ thiếp đi, trong lòng, thật ra rất sợ: "Hồn tôi đi đâu mất rồi?" Ngủ đến nửa đêm bị mẹ đánh thức dậy. Thì ra tôi vẫn gọi lảm nhảm, mà mình chẳng hề biết gì, chỉ thấy cổ khát ghê gớm, muốn uống nước. Hồi ấy chỗ tôi ở chưa có đèn điện, mà chỉ là chiếc đèn dầu hỏa, mẹ tôi đánh diêm thắp đèn. Có lẽ do mẹ tôi cầm ngược đầu diêm, đánh mãi mà chẳng ra lửa, tôi bỗng nhìn thấy một ông già đầu râu tóc bạc, vươn bàn tay dài ra cướp bao diêm, rồi lại ra sức thổi, như để làm tắt lửa Lúc đó tôi càng sợ, liền rúc đầu vào trong chăn, chẳng dám ho he. Mẹ tôi thay que diêm khác, lúc này đã châm được đèn, và tôi thò đầu ra nhìn, lại chẳng thấy ma đâu nữa. Nghe nói, ma sợ lửa mà lại.
Gần 50 năm đã trôi đi, cái cảnh lúc đó tôi vẫn nhớ như in. Chỉ khác là, lúc đầu tôi còn là đứa trẻ chẳng hiểu gì... Còn nay đã là bác sĩ lâm sàng nhiều năm của khoa thần kinh.
Lúc đầu tôi cứ nghĩ là ma sẽ tìm vào nhà. Giờ thì tôi đã hiểu do sốt cao quá, trong lúc hoảng loạn, đã xuất hiện ảo giác (nói đúng hơn là ảo thị). Vì bình thường, tôi nghe người già kể rất nhiều chuyện yêu ma quỷ quái, lúc ngủ say mơ mơ hồ hồ, những "cặn bã" lúc thường thuộc về ý thức tiềm ẩn, nay mới hiện ra, thêm vào nữa là sốt cao, đã sinh ra ảo thị nhất thời, cho nên đã khiến tôi gặp "ma”. Trên thực tế không hề có ma, mà chỉ có ma trong lòng một số người mà thôi. Điều đó là do sau khi tôi đã làm bác sĩ, đã học y học, mới tìm thấy cơ sở khoa học “trên đời này không hề có ma".
Ảo thị là một loại biểu hiện của ảo giác. Cái gọi là ảo giác, trên thực tế là một loại tri giác hư ảo, tức là chỉ, trong hiện thực khách quan không có kích thích tác dụng vào cơ quan cảm giác, nhưng người trong cuộc lại có thể cảm thấy sự tồn tại của nó. Ví dụ, thực tế không có một tiếng vang nào, nhưng người ấy lại có thể "nghe thấy" có người đang chửi mình. Căn cứ vào cơ quan cảm giác khác nhau, ảo giác có thể chia ra như sau:
1. Ảo thính: Hiện tượng này thường gặp nhất trong lâm sàng. Nội dung ảo thính rất đa dạng, như tiếng nói chuyện, tiếng hát, tiếng phát thanh... Người bệnh có thể nghe thấy những lời biện hộ cho mình, bày tỏ sự cảm thông, tán thưởng, nên thấy vui mừng và dương dương tự đắc. Cũng có thể nghe thấy những ảo thính kiểu mệnh lệnh, chẳng hạn khiến cho bệnh nhân từ chối ăn, từ chối uống thuốc, đánh người, giết người. Người bệnh đối với ảo thính có tính mệnh lệnh thường là chấp hành, không có cách nào chống lại, từ đó sinh ra những hành vi tai hại.
2. Ảo thị: Nội dung ảo thị cũng rất phong phú đa dạng. Hình tượng rất nét, rất rõ và cụ thể. Cũng có thể hơi mơ hồ, mờ nhạt. Trong trường hợp ý thức không rõ ràng, có thể thấy một số yêu ma quỷ quái khủng bố rất hung ác.
3. Ảo khứu: Có thể ngửi thấy mùi vị thơm tho, cũng có thể là những mùi khó ngửi, không lấy gì làm vui vẻ như thực phẩm thối rữa, mùi người chết...
4. Ảo vị: Người bệnh có thể "nếm” được những vị đặc biệt, hoặc kỳ lạ của loại nào đó trong thực phẩm, từ đó sinh ra hiện tượng chán, không muốn ăn.
5. Ảo xúc (giác): Cảm thấy cơ thể có cảm giác tê dại, kể cả tay chân, hoặc có cảm giác rần rần như kiến cắn, hay điện giật.
6. Ảo giác kiểu nội tạng: Chẳng hạn người bệnh cảm thấy một bộ phận nào đó trong nội tạng bị co thắt, bị đứt ra, bị xuyên thủng, hoặc như có con bọ gì đó cứ bò trong dạ dày.
7. Ảo giác kiểu vận động: Đó là ảo giác về khí quan cảm thụ của cơ thể như vị trí và sự vận động của gân cơ, bắp thịt và khớp... chẳng hạn có những bệnh nhân tuy biết rõ mình ngủ ở trên giường, nhưng lại có cảm giác như đang ngồi trên xe, trên thuyền, cứ dập dềnh chuyển động.
Nói tóm lại, trong trường hợp ý thức rõ ràng mà có ảo giác, là thuộc về cảm, tri giác có vấn đề, là hiện tượng bệnh lí thần kinh, phải cảnh giác và đi ngay trung tâm chẩn trị về thần kinh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)