Tính nguyên bản

11:50 SA @ Thứ Hai - 27 Tháng Sáu, 2011

Trong một tập thể, bao giờ cũng phải có một cá nhân đại diện hoặc một nhóm đại diện. Cái cá nhân hoặc nhóm ấy về thực chất chỉ là sự rút gọn của đám đông chứ không phải sự vượt trội khỏi đám đông. Thế nhưng ở cái thành phần rút gọn ấy, không chóng thì chầy, thế nào cũng nảy nòi ra một phần tử không chịu nghĩ đúng bản chất sự vật như vậy, mà lại nghĩ khác...

Theo thời gian, càng ngày mọi thứ như càng đi xa hơn khỏi tính nguyên bản của nó. Thoạt tiên thì mặt trăng là vật soi đường cho những người đi đêm, sau rồi nó bị lệch đi thành nhân vật cho các nhà thơ ca ngợi và tâm sự, nó trở thành đối tượng nghiên cứu của mấy cái đám Na-sa hay Na-siếc gì đó. Mặt trăng không còn là mặt trăng nữa, nó đã bị làm lệch đi vì các mục đích khác nhau. Đây là nói cái lớn, cả một hành tinh, chứ những cái nhỏ bị lệch xa khỏi nguyên bản của nó thì nhiều vô kể.

Người ta có thể làm lệch đi tất cả mọi thứ, từ câu nói cho tới cử chỉ, từ việc làm cho tới suy nghĩ. Làm lệch trong lĩnh vực vật chất, tức là cái bát tròn bến thành cái bát méo đôi khi là sự khinh suất hoặc non yếu tay nghề. Nhưng làm lệch đi tính chất của sự việc thì chín mươi chín phần trăm là do mưu đồ nào đó không trong sáng. Mà sự làm lệch này chính là bởi con người chúng ta gây ra chứ không phải bởi những "đồng chí" ở hành tinh khác gây ra. Tại sao con người lại phải làm lệch mọi sự đi như vậy? Câu hỏi này trả lời cho thấu đáo thật khó, hầu như không thể trả lời được. Và nếu có cố trả lời thì cũng chỉ thỏa đáng cho một vài khía cạnh mà thôi. Người ta làm lệch đi vì có một mục đích nào đó, mà mục đích thì ai cũng có, hơn thế, oái oăm thay, lại càng ngày càng có nhiều. Mọi thứ khi cần đều có thể bị làm lệch đi. Một lời nói vô tư, đến lúc nào đó, hoặc ngay lúc đó, có thể bị hiểu lệch đi thành ra lời nói ngoắt ngoéo, ẩn chứa những thâm ý. Một cái nhìn chỉ thuần túy là nhìn, khi cần có thể bị biến thành cái tính chất "nhìn đểu".

Hai từ "trách nhiệm" vốn nguyên bản của nó là rất nặng nề mà thành cái nhẹ nhõm. Một người được giao giữ chức tổ trưởng, quản lý ba hoặc năm người, xét về bản chất thì đó là nhiệm vụ khá nặng nề vì anh phải chịu trách nhiệm với ngần ấy con người. Nhưng anh ta lại không nghĩ thế, mà nghĩ tổ trưởng không phải là trách nhiệm mà là cai trị, là được lệnh và có bổng lộc, cho nên anh ta tận dụng cái chức đó như một vũ khí để tồn tại. Thế là câu chuyện "mình phải chịu trách nhiệm với người khác", đã biến thành câu chuyện "người khác phải chịu trách nhiệm cung phụng mình". Và mọi chuyện bắt đầu rối beng lên từ đó. Trong một tập thể, bao giờ cũng phải có một cá nhân đại diện hoặc một nhóm đại diện. Cái cá nhân hoặc nhóm ấy về thực chất chỉ là sự rút gọn của đám đông chứ không phải sự vượt trội của đám đông. Thế nhưng ở cái thành phần rút gọn ấy chẳng chóng thì chầy, thế nào cũng nảy nở ra một phần tử không chịu nghĩ đúng bản chất sự vật như vậy, mà lại nghĩ khác. Thành phần ấy có dụng ý riêng và sẽ dùng xảo thuật để biến cái đám rút gọn kia, vốn dùng phục vụ cho số đông còn lại, trở thành công cụ phục vụ cho mục đích riêng của phần tử ấy. Thế là tính nguyên bản của thành phần rút gọn đã không còn giữ được nữa.

Phần lớn chúng ta đều than thở rằng cuộc sống ngày càng phức tạp, thế giới ngày càng phức tạp mà không chịu tìm hiểu nguyên nhân của sự phức tạp ấy. Thực ra thì cuộc sống rất đơn giản và thế giới cũng rất đơn giản nếu như mỗi người bớt đi mưu đồ hay mục đích ích kỷ nào đó. Hay nói cách khác, mỗi người hãy biết tôn trọng tính nguyên bản của sự vật.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy hậu hiện đại và những cách thu nhận kiến thức

    14/06/2019Nguyễn Hào HảiCó thể thấy hai kiểu để tìm hiểu, thu nhận kiến thức. Cách thứ nhất: cách học để biết nhằm gia tăng thêm kiến thức (La savoir) hay nói cách khác kiến thức có được nhờ sự học và đặc điểm của cái sự học này là phát huy trí óc từ khả năng thuộc, nhớ...
  • Những tiêu chuẩn khắt khe của trí thông minh xã hội

    27/07/2017Daniel Goleman và Richard Boyatizs - Harvard Business Review - Hoàng Đăng dịchCông trình nghiên cứu trong suốt thập niên qua của chúng tôi đã khẳng định giữa những lãnh đạo thông minh xã hội và những lãnh đạo không thông minh xã hội có một khoảng trống rất lớn về hiệu quả công việc.
  • Cái khác...

    16/10/2015Lê ĐạtVật lý lượng tử khi đưa vào nguyên lý bất định đã buộc phải đổi mới cách tư duy loại trừ, từ lâu vẫn thống trị nhân loại. Bên cạnh hai vế đúng/sai nó đưa vào một vế thứ ba và chúng ta có một bộ ba mới đúng/sai/khác. Tôi khác anh không có nghĩa là tôi chống lại anh. Hơn nữa, tôi có thể bổ sung cho anh. Hệ quả lớn nhất của thuyết bất định là đề nghị dùng nguyên lý bổ sung thay thế nguyên lý loại trừ...
  • Kẻ đại náo cũng cần một trật tự

    12/09/2014Bùi Văn Nam SơnMột nắm cát, một đoá hoa và… một nồi nước khác nhau chỗ nào? Nắm cát vẫn chỉ là nắm cát rời, dù ta xáo trộn hay thêm bớt. Trái lại, đoá hoa là một hệ thống, vì nó gồm nhiều bộ phận. Vậy, bát cơm cũng là một hệ thống? Thưa không, vì nó thiếu đặc điểm thứ hai của đoá hoa: các bộ phận phải được kết nối thành một mạng lưới, theo một cấu trúc nhất định nào đó.
  • Ngụy biện

    13/07/2014Đoan TrangCâu chuyện xoay quanh bộ phim cổ sử Việt Nam nhưng đậm chất Trung Hoa, “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tưởng đã lắng xuống nhưng rồi vẫn tiếp tục gây dư luận, sau khi nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng bênh vực những nhà làm phim...
  • Đánh tráo khái niệm và hậu quả

    20/06/2011Theo thống kê của bộ giáo dục và đào tạo, mà tôi không thể lấy được, phải nhờ bạn bè để có con số thông tin, rằng có đến khoảng 153.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và 82.000 tốt nghiệp bậc cao đẳng hằng năm. Và mọi người chỉ cần làm cú gúc gù với từ khóa "bán đề tài" thì chỉ trong vòng 0.33'' đã có 26.500 kết quả...
  • Suy tư về ‘Logic - So sánh’

    07/09/2010Nguyễn Tất ThịnhLogic chỉ là một phần nhỏ sự thật: - Dựa trên những điều đã nhìn thấy, những công thức khái quát, những điều đã được kiểm nghiệm, mà như thế là rất hữu hạn với Thực của Thế Giới, Ta tư duy logic...
  • Các tiêu chuẩn xác định chân lý

    04/08/2009William S. Sahakan& Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchMột trong những lãnh vực quan trọng mà luận lý học quan tâm đến là xác định các khả năng kiểm chứng chân lý, các tiêu chuẩn phân biệt lẽ đúng sai. Tiêu chuẩn xác định chân lý là thước đo chuẩn mực được dùng để đánh giá sự chân xác của các ý tưởng và nhận định...
  • Tam đoạn luận trong học thuyết logic của Arixtốt- một “công cụ” của nhận thức khoa học

    24/07/2009Nguyễn Gia Thơ (*) - Vũ Thu Hương (**)Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích những nét cơ bản trong học thuyết của Arixtốt về tam đoạn luận, đó là các vấn đề liên quan đến “tam đoạn luận”, “tam đoạn luận hoàn thiện” và chỉ ra rằng, hai tam đoạn luận hoàn thiện nhất thuộc dạng hình I là cơ sở cho mọi chứng minh khoa học, tất cả các tri thức khoa học đều cần phải được chứng minh thông qua tam đoạn luận mà các tam đoạn luận dạng hình II, III đều có thể chứng minh là đúng thông qua các “tam đoạn luận hoàn thiện” dạng hình I, trong đó hai tam đoạn luận chung dạng hình I là hoàn thiện nhất và là cơ sở cho mọi tri thức khoa học.
  • xem toàn bộ