Tỉnh thức là chìa khoá của hạnh phúc
TS Lê Nguyên Phương, chuyên gia – giảng viên tâm lý học đường tại Hoa Kỳ.
được áp dụng như thế nào trong giáo dục ở Mỹ?
– Trong hai thập niên vừa qua, phương pháp Chánh niệm (Mindfulness) ngày càng được phổ biến hơn tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Chẳng hạn, tổ chức Mindful School tại Oakland, bang California, cho biết đã tập huấn cho hơn 25.000 giáo viên từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về giá trị của Chánh niệm đối với sức khoẻ tinh thần của không chỉ học sinh, mà còn của nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi và ngành nghề khác nhau.Đối với giới nghiên cứu, giảng viên, và chuyên gia tâm lý thì Chánh niệm đã được xem như một phương pháp chủ lưu (mainstream).
Tuy nhiên, sự phát triển của việc thực hành phương pháp chánh niệm ở Hoa kỳ vẫn bị kỳ thị và cản trở tại nhiều tiểu bang, đặc biệt là tại các tiểu bang thuộc Vành đai Thánh Kinh (Bible Belt) vùng Trung Mỹ, vốn là thành trì của người Mỹ da trắng đạo Tin Lành.
Lúc tôi mới giới thiệu khái niệm “Mindfulness” ở Việt Nam thông qua các hội thảo và khoá tập huấn về tâm lý học, thì tôi đề nghị dùng từ “Minh thức” để dịch từ Mindfulness trong tiếng Anh. Từ Chánh niệm có thể mang nặng dấu ấn Phật giáo, làm cản trở sự phổ biến của phương pháp này.
– Vậy chúng ta sẽ giúp trẻ thực hành sống Minh thức như thế nào, cụ thể là đưa sự Minh thức này vào giảng dạy như thế nào?
– Theo kinh nghiệm của tôi, đầu tiên nên có những hoạt động giúp trẻ chú ý vào những cái “thô” trước như đi, đứng, nằm, ngồi, cử động tay chân, v.v. Chúng ta có thể dùng trò chơi để dạy trẻ con quán thọ, như cho một em học sinh nhắm mắt, ba bốn học viên khác lấy sợi tóc, hoặc lông gà quệt vào chỗ này chỗ kia trên thân thể, và bạn nhắm mắt sẽ đoán là sợi tóc hay lông gà đang chạm vào tay hay chân hay mũi, mắt. Hoặc nhìn hình chụp các cảnh khác nhau rồi xem mình cảm thấy vui buồn như thế nào.Đây là quán thọ, cảm giác và cảm xúc. Ở Mỹ chẳng hạn, giáo viên có thể cho trẻ tiểu học nằm xuống, để gấu bông trên bụng và theo dõi con gấu bông đưa lên đưa xuống theo hơi thở… của mình. Học phương pháp Chánh niệm, cụ thể qua quán “tứ niệm xứ”, gồm thân, thọ, tâm, pháp, bằng trò chơi dễ học dễ nhớ, và giúp trẻ thoát khỏi cái khuôn mẫu là mỗi khi “thiền” là cứ phải kiếm chỗ yên tịnh, nhắm mắt, chéo chân.
Và dĩ nhiên thứ tự quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp chỉ là phương tiện. Chúng ta có thể đi vào bất cứ cửa nào tuỳ theo cấu tạo và tính cách tâm lý của chúng ta. Một vị thầy còn có thể dùng từng “xứ” như phương pháp đối trị cho từng trẻ với các khó khăn trong hành vi khác nhau.Thật ra bản tính nhận biết của tâm vốn tròn đầy, không trụ hay dính vào đâu, cho nên chia chẻ như “tứ xứ” nói trên chỉ là phương tiện tạm thời.
.
– Ông có thể đơn cử một thí dụ cho thấy Chánh niệm cần cho xã hội của chúng ta hiện nay?
– Tôi về đây ở một thời gian quan sát được một việc như thế này. Tôi thấy mình bớt nhạy bén với môi trường chung quanh mình, giác quan của tôi cùn lụt đi với những tác nhân của thị giác, thính giác và khứu giác. Đối với tôi, không gian sống của người Việt kém trật tự, yên tĩnh, và đẹp đẽ từ trong nhà đến ngoài phố.Chúng ta bị tấn công bởi màu sắc loè loẹt, hình dáng ngổn ngang, mùi vị hôi hám, âm thanh ồn ào.Tất cả những thứ đó tấn công giác quan và làm chúng ta khó chịu.Sự mệt mỏi khiến chúng ta phải lọc những tác nhân này ra khỏi vùng tri giác, mỗi ngày và mọi ngày.
Một hiện tượng khác là khi đi đường tôi hay quan sát khuôn mặt của những người khác. Tôi thấy rất nhiều người đi đường không có sự tự tại. Ai cũng đăm chiêu thậm chí nhăn nhó như đang tư lự, lo toan, hay suy nghĩ điều gì. Người ta sống mải miết chìm đắm trong suy nghĩ hay cảm xúc của mình, nên nhiều khi không để ý đến người chung quanh. Chìm đắm trong tưởng, dù là hoài niệm về quá khứ hay mơ ước về tương lai, đều làm chúng ta đánh mất thực tại và là cửa ngõ vào khổ đau.
Hậu quả của việc mất Chánh niệm là họ sẽ dễ bị thao túng hay bị kích động. Họ bị người khác điều khiển, vì không ý thức về hành vi, lời nói, và ý nghĩ của mình; mà chỉ phản ứng với những hành vi đã bị điều kiện hoá bởi một nền giáo huấn vong thân, hay một hệ thống truyền thông gian trá.
Ngân Hàthực hiện (theo TGTT)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015