Thử đánh giá một nhận xét!
Anh là phóng viên nước ngoài, lại là người quan tâm đến kinh tế, từng tốt nghiệp đại học kinh tế, đại học ngoại ngữ của nước anh và nói tiếng Việt khá sõi. Anh đã từng đến nước ta sáu tháng để thực tập tiếng Việt, hay sang nước ta công tác và tôi được nhiều lần tiếp chuyện.
Mới đây anh lại sang Việt Nam, đến làm việc với tôi. Anh rất quan tâm đến sự nghiệp đổi mới của nước ta, có những nhận xét thiện cảm, nhưng lần này muốn tìm hiểu sâu vào chuyện chống tham nhũng.
Cũng coi như người bạn quen, cho nên tôi không trả lời ngay những câu hỏi của anh ta mà hỏi lại:
- Thế ở nước anh không có tham nhũng hay sao?
- Ồ, có. Nhiều độc giả của chúng tôi rất quan tâm. Có những vụ tham nhũng rất lớn mà báo chí nước ông cũng đã đăng lại. Các ông đăng lại nhỏ thôi, nhưng ở chúng tôi thì báo chạy tít dài gần hết trang.
- Tôi chắc là anh hiểu chúng tôi khá nhiều, anh có nhận xét gì về tình trạng tham nhũng ở nước anh khác với những gì anh biết ở nước tôi?
- Ồ tôi không biết rõ về nước ông đâu...
Anh im lặng một lúc rồi muốn chuyển sang chuyện khác cho tế nhị. Nhưng tôi cũng im lặng chưa chịu làm việc để mời mọc sự nối tiếp của một nhận xét mà tôi chắc là anh có. Và quả nhiên đúng như vậy. Anh rào đón trước khi bắt đầu: "Ông muốn biết thì tôi không thể không nói nhưng chỉ là cảm giác thôi, mong ông đừng coi trọng".
Theo anh thì những vụ tham nhũng, hối lộ ở nước anh rất lớn, thường xảy ra ở những người giữ chức trách trong bộ máy Nhà nước khi tác động tới việc thông qua những đơn đặt hàng của các hãng, đặc biệt là trong các mối quan hệ với những công ty nước ngoài , có vụ nhận nối lộ tới vài trăm triệu đôla. Nhưng những người thừa hành, những người ở cấp thấp rất khó tham nhũng. "Còn ở các ông - anh lại ngập ngừng, rồi mạnh dạn nói - đọc báo chí thì thấy ở cấp nào cũng có tham nhũng. Không lớn đâu, nhưng nhiều quá. Mà nhiều thì không những thiệt hại về kinh tế mà còn sinh ra sự phiền hà. Ở nước chúng tôi, một anh kế toán Xí nghiệp mà tham ô thì khó lắm, một viên chức của một bộ có thể buôn lậu trốn thuế, nhưng tham nhũng thì khó đấy... ông muốn tôi phải nói nên tôi không thể từ chối, mong ông đừng giận. Tôi hy vọng là cảm giác của tôi là sai".
Anh đã nói như thế thì tôi không còn lý do gì mà giận anh cả, nhưng thú thật là cứ thấy mặt nóng bừng bừng. Tôi chỉ biết cám ơn anh rồi nói thêm: "Anh thấy không lớn là so với tổng sản phẩm xã hội nước anh, còn đối với nước tôi thì những vụ tham nhũng đã nêu lên là lớn. Và nói với anh một thành ngữ để mong bổ sung vào vốn tiếng Việt đã khá phong phú của anh, đó là câu : "ở nơi cay đắng là nơi thật thà".
Nhưng rồi cứ nghĩ mãi về nhận xét bước đầu, có phần cảm giác của anh bạn cùng nghề. Bên cạnh nền đạo đức xã hội cần rất đáng quan tâm thì, phải chăng cơ chế quản lý của chúng ta vẫn còn tạo ra cho nhiều người có quyền nhiều quá. Cái bệnh lạm quyền tai hại từ việc miễn giảm thu tới việc xin cấp quota, giấy phép, xin cấp vốn ngân sách, xin cho vay với lãi suất ưu tiên... Phải chăng có những sơ hở, đang sinh ra những tiêu cực có tính phổ biến ? Chúng ta thử cùng nhau đánh giá một nhận xét của một người nước ngoài mà cho đến nay tôi chưa có điều kiện để so sánh nhưng vẫn cho là một lời nói chân tình.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005