Tản văn về 'Địa Linh, Nhân Kiệt và Phong Thủy'

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
04:59 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Hai, 2009

Trong bài viết này tôi không muốn dựa vào các định nghĩa, lạm dụng cách nhìn có vẻ khoa học như nhiều người từng quen tai. Cố gắng không so sánh mà chỉ đặt ra những câu hỏi.

Những câu hỏi là bắt đầu của tư duy và nhận thức, nó ám ảnh những khả năng, làm chúng ta trăn trở về sứ mệnh của con người. Hơn nữa dấy lên những khí chất còn tiềm ẩn của một dân tộc trong hành trình phát triển chứ không phải tự ru ngủ mình.

Napoleon nói: hãy để cho con Sư tử Trung Hoa ngủ yên! Nhưng dân tộc này đã tỉnh giấc từ thời Lỗ Tấn… đó là một sự bừng tỉnh vĩ đại, cho dù đất nước này đã có sẵn bao nhiêu tiềm năng còn khép kín trước đây…

Singapore là một mảnh đất so với Nghệ Tĩnh, dân số đông gấp 4 lần, lãnh thổ không rộng bằng, không tài nguyên và nước ngọt, đã trở thành một trung tâm kinh tế của thế giới. Ở đó có lẽ người ta mới chỉ biết đến một cái tên mang ý nghĩa kiến tạo tầm cỡ quốc tế: Lý Quang Diệu – với tư duy nổi tiếng (công nghệ phương Tây, văn hóa Phương Đông, giá trị Singapore). Mảnh đất đó có phải là Địa Linh? Có bao nhiêu nhân kiệt được ghi thành tên các đường phố của đất nước? Họ càng không thể có một Quốc Tử Giám như Việt Nam đâu!

Thế đất Rồng bay Hổ ngồi là như thế nào, có thật không? Hà Nội được sáp nhập rộng hơn như hôm nay có hình dạng con gì? Có còn là hình thù của Rồng bay không? Trường Sa Hoàng Sa nếu không phải là Địa Linh thì có cần phải đợi đến Nhân Kiệt xuất hiện mới gìn giữ và khai phá không? Italia có hình đôi ủng, Nam Phi lại hơi giống con chuột, thế hình đất ấy khiến họ không thể phát triển được hay sao? Nghệ An, Hà Tĩnh là mảnh đất sinh ra rất nhiều người nổi tiếng , đến nay đang là Tỉnh giàu hay nghèo?

Nhật Bản,ở nơi mà Vua cả ngàn năm được tôn kính tuyệt đối như Thiên Tử, còn trên cả Nhân Kiệt, nhưng phải đợi đến Vua Minh Trị với đường lối Cách tân giữa thế kỉ 19 mới biến nước này mở mang mà thành Cường quốc. Cũng không lâu lắm, cả nước Nhật nỗ lực độ cường để chỉ trong một đời người đã có thể thấy được kì tích!

Vạn Lý Trường Thành hàng triệu cốt khô đã được xây dựng trên những Điạ Linh? Không! mà trên trùng điệp hiểm trở.. Đã được dựng nên trong gần nửa Thiên niên kỉ bởi một ai đó là Nhân Kiệt? Không! Mà bởi ý chí của Con người! Thẩm Quyến vốn là một làng chài nghèo có Địa Linh không? Nơi đây đã từng sinh ra Nhân Kiệt chưa? Nhưng chỉ sau 15 năm đã hóa thành hiện đại hơn cả Hồng Kông kề bên với ưu thế cả trăm năm tự do hóa thương mại.

Las Vegas tọa trên sa mạc Nevada cằn cỗi, khởi đầu chỉ là những ý tưởng kinh doanh của một số ít người chứ không phải từ ý chí Cách mạng hay tầm nhìn chính trị đâu?! Đơn giản là sự khai phá đã mở màn cho những làn sóng đầu tư sau này. Sự hợp thuận của tư duy kinh doanh và sự cởi mở chính trị đã làm nên vậy! Có ai nghe thấy những từ Đia Linh, Nhân Kiệt ở đây không?

St.Petecburg vốn là vùng đầm lầy tuyết đọng hoang vu đến muông thú sợ hãi mà không dám nương trú. Perie Đại Đế (vốn sinh trưởng trong cung điện Matxcova, chưa từng nhận mình là Nhân Kiệt, dầm mình khổ ải như công nhân mà học hòi thêm những cái hay của Thiên hạ, cho dù ở nước Nga đã có rất nhiều nhà bác học) nhìn thấy tiền đồ mở nước và chinh phục, đã lựa chọn, khởi động nhân dân Nga khai khẩn và kiến thiết nó… đến hôm nay tráng lệ đến diệu kì! Đó là sự nghiệp phi thường của ý chí Đại Nga!

Lê Thánh Tông mở mang bờ cõi xuống phía Nam - nơi đó có vốn là Địa Linh không? Côn Đảo, Sơn La, Kon tum vốn từng bị xem là rừng thiêng nước độc, nơi đó có thể nói là Địa linh? Những mảnh đất đó sẽ được dựng xây to đẹp đàng hoàng, chưa bởi những con người đã từng phải tù đầy ở đó đâu (dù nhiều người trong họ đã được coi là Nhân Kiệt), mà sẽ bởi lớp lớp những thế hệ người yêu nước biết lao động của cả nước! Điều này sẽ là hiện thực hơn cả những gì người ta từng ca tụng về Địa Linh hay Nhân Kiệt!

Đất tổ của Obama là Kenia có phải là nơi Địa Linh không? Đến hôm nay vẫn là một quốc gia nghèo đói lạc hậu bởi nạn tham những và quản trị tồi. Obama tài trí, nếu sống tại Kenia liệu có trở thành Tổng thống của đất nước đó không? Có thể làm nó giàu mạnh hơn không? Nơi này có thể nuôi dưỡng và hiện thực hóa tư tưởng như Ông từng phát biễu trong Lễ nhậm chức ở Wasinhton DC vừa rồi không?

M.Gobachev người đã đóng đinh vào lịch sử nước Nga và Thế giới với tư tưởng “Công khai và Cải tổ’ có được xem là Nhân Kiệt không? Đặng Tiểu Bình có đến 3 lần ngã ngựa trên chính trường Trung Quốc, chưa bao giờ được xem là Nhân Kiệt trong Cách mạng Văn hóa cả nhưng rõ ràng đó là con người vĩ đại đã kiến tạo sự phát triển của Đại Lục. Chính Ông ấy đã nhận xét ngắn gọn về Mao Trạch Đông Tiền bối: Công bảy tội ba !!!

Nguyễn Tất Thịnh

- Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp
- Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

Cùng một tác giả:

1. Nghề giám đốc, NXB Chính trị quốc gia, 2002 (sắp đăng tại chungta.com)

2. Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam, NXB Phụ nữ, 2006 (sắp đăng tại chungta.com)

Sắp ra mắt:

3. Hành trình về Tâm linh bản ngã

>>
Xem trang Tác giả...

Dãy Trường sơn hùng vĩ là một vấn đề lớn làm thời tiết, khí hậu phức tạp và khắc nghiệt. Là thách đố muôn vàn gian khổ cho giao thông, hậu cần… nhưng tinh thần của những lớp người Việt Nam đã xẻ dọc nó…mà lòng phơi phới dậy tương lai! Hai bên Trường Sơn đang được nối liền bời con đường Đông Tây… Phong thủy ở đây là gì vậy?

Phong thủy có thể đúng cho vi mô đâu có ý nghĩa gì với vĩ mô?! Vĩ mô loạn lạc, bất ổn, nghèo đói thì Phong thủy cho một mảnh đất bé tẹo thì ích lợi của nó thực ra giành được cho mấy người, cho bao nhiêu đời con cháu được hưởng từ Phong thủy đó? Chúng ta nghĩ thế nào về Phong thủy khi nghe câu: Sông có thể cạn núi có thể mòn…? Ai chiếm lĩnh được được Tây Nguyên sẽ khống chế được Đông dương… ý nghĩa về Phong thủy sẽ còn lại giá trị gì đây? Không phải là Phong thủy đâu! Mà là ý chí, tầm nhìn Địa chính trị, là giá trị văn hóa trường tồn làm nền tảng, làm bệ phóng … để “Từ thuở khua gươm đi mở nước. Ngàn năm văn hiến đất Thăng Long”!...

Đã tồn tại không gian là cần Phong thủy (ngôi nhà , ô tô, cơ quan…) nhưng không gian sống rộng hơn thì sao đây? Hãy thuận theo tự nhiên và làm mọi điều trở nên hòa hợp. Mỗi một người mà cách sống của họ trong không gian sống chung đã là một yếu tố ‘Tự phong thủy’ rồi.

Cái Khí trong nhà mình phụ thuộc vào môi trường có ô nhiễm không, xung quanh có cân bằng sinh thái không, đặc biệt tâm thề tinh thần mình có tốt không. Những ngôi nhà gắn gương bát quái để Ma Quỉ đến gần tự soi mặt thấy xấu mà ghê sợ phải bỏ đi. Người khi ra khỏi nhà cũng cần soi gương, thấy xấu chẳng lẽ ngồi mãi trong nhà sao? Phải rửa mặt đi, phải làm đẹp đi để tự tin mà ra ngoài với Đời. Những cái xấu xa đi đâu cũng lây nhiễm, tỏa mùi ghê rợn làm người khác rối chí. Cái hay thì lan tỏa và hướng Thượng…

Cuối cùng tôi lại muốn định nghĩa Địa Linh, Nhân Kiệt, Phong thủy là gì? Tôi không muốn định nghĩa bằng những câu chữ khiến người ta tự hãnh diện, tự rung đùi sung sướng, đi đến tôn sùng, an bài, yên ổn trong phạm vi không gian sống nhỏ hẹp, vô hình ngăn cản chí khí khai phát bởi lồng vào đó màu sắc Tâm linh. Tôi rất sợ câu: Con người bất chấp cả Thượng đế! Tôi ngẫm thấy: Con người là một phần của Thượng đếvậy.

Địa linh: Đất phát. Nhân kiệt: Hiền tài. Phong thủy: Hài hòa….Những điều trên cần gần gũi, cần thuộc về tất cả mọi người. Đất có thành gì, Nhân có nên gì là ở ý chí và sức lao động con người mà thôi. Sống mà vô Đạo, bất Tín, phi Thiện, không thông thiên văn, không tường địa lý, không hòa với người thì lụn bại.

Địa nếu thực Linh thì nên giữ nguyên tên cho Đất. Nhân có đúng Kiệt thì tạc thành tượng ghi công. Tùy tiện bảo Địa rằng Linh để nói rằng Nhân ở đó Kiệt / Thuyết phục Quyền lấy Nhân đặt cho Địa, thì có Kiệt chăng nữa cũng hãm bớt cái Linh của Địa đi không? Tôi nghi ngờ những ‘Bậc Trí Giả’ say sưa cho những việc như thế lắm thay !!!

Cuối cùng tôi xin trích dẫn những câu nói bất hủ của Đức Khổng Tử.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân tài và sử dụng nhân tài

    18/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrước khi bàn về việc làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, cần xem xét lại quan niệm về nhân tài...
  • Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

    25/09/2006Nguyễn Văn ChiểnNgày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…
  • Đôi điều về trọng dụng nhân tài

    25/07/2006Ánh HồngHiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí mạnh thì nước thịnh,nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vunxới…” Trích văn bia Quốc Tử Giám.
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • xem toàn bộ