Karl Marx - người dốc sức làm sáng thêm cuộc đời

07:00 CH @ Thứ Hai - 05 Tháng Năm, 2008

Tinh thần và trí tuệ của nhà chính trị, triết gia, nhà kinh tế học vĩ đại của nước Đức và nhân loại, người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học... vẫn còn sống mãi cho đến hôm nay. Những ngày này đang diễn ra sôi nổi các cuộc thảo luận bàn tròn với chủ đề xoay quanh chủ nghĩa Marx và các hoạt động tưởng niệm khác như đặt hoa tại tượng đài Marx ở một số nước và về thăm quê hương của Marx.

Tại LB Nga, những hoạt động tương tự được Đảng CS LB Nga trực tiếp ra nghị quyết và chỉ đạo cụ thể tới các địa phương. Nghị quyết nêu rõ: "Đây là dịp tuyên truyền chủ nghĩa Marx, lý thuyết và thực tiễn đấu tranh giành chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền các chương trình hành động cụ thể của Đảng CS LB Nga".

Ngày 25-4, tại Viện Triết học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở Matxcơva đã diễn ra một hội nghị khoa học lớn do nhiều hội đoàn tham gia tổ chức với chuyên đề "Học thuyết Marx thế kỷ XXI". Cũng dịp này, cuốn sách Karl Marx ou lesprit du monde (Karl Marx hay là tinh thần toàn cầu) của tác giả Jacques Attali - nhà văn, nhà kinh tế, cựu cố vấn của Tổng thống Pháp Franois Mitterrand - đã được Nhà xuất bản Molodaia Gvardia chuyển ngữ và phát hành.

"Chúng tôi không có ý định đoán định tương lai một cách giáo điều mà mong muốn dùng phương cách phê phán thế giới cũ để tìm được một thế giới mới... Việc kiến tạo và tuyên bố một lần và mãi mãi những giải đáp cho các vấn đề của mai sau không phải là việc của chúng tôi...."

KARL MARX


Đầu tháng tư, tại Berlin, một bức thư chưa từng công bố trọn vẹn của Marx đã được đem ra đấu giá với giá 52.000 euro. Bức thư này Marx viết cho nữ bá tước Sophie von Hatzfeldt vào ngày 16-10-1864, kể về cái chết của một trong những nhà lãnh đạo phong trào dân chủ xã hội Ferdinand Lassal (1825-1864) và cục diện phong trào công nhân lúc bấy giờ.

Theo tuần tin Focus (Đức), Trường ĐH Tổng hợp Leipzig (trước đây từng mang tên Karl Marx) vừa tuyên bố cho dựng lại bức phù điêu nặng 33 tấn, dài 14m và cao 7m, mang tên "Karl Marx và bản chất cách mạng học thuyết đã làm thay đổi toàn thế giới", tác phẩm của nhà điêu khắc Klaus Schwabe. Năm 2006 bức phù điêu bị hạ và hiện giờ, đúng vào dịp kỷ niệm 190 năm ngày sinh của ông, hiệu trưởng Franz Huser đã ký lệnh cho dựng lại trước tòa nhà khoa kinh tế của trường.

Phù điêu “Karl Marx và bản chất cách mạng học thuyết đã làm thay đổi toàn thế giới” chuẩn bị được dựng lại tại Đại học Leipzig - Ảnh: DPA

Tại Anh, trong điều tra xã hội của Đài Radio 4 vừa qua với ý kiến của 30.000 thính giả, Karl Marx đã đứng đầu danh sách 20 triết gia lớn nhất thế giới mọi thời đại. Người ta đồng thời đã nhắc đến Karl Marx với tư cách là một nhà thơ. Quả vậy, trong con người Marx có dấu ấn của nhà tư tưởng thiên tài, một nhà cách mạng cả trong khoa học lẫn hành động thực tiễn, đồng thời cũng là một nhà thơ sâu sắc và lãng mạn.

Mỗi một thời đại đều đặt lại và tìm lời giải đáp cho những câu hỏi ngàn đời của loài người. Là một nhà tư tưởng lớn, Marx cũng đi tìm lời đáp cho những câu hỏi ấy, hơn thế, ông xác định đặc thù của triết học là một "linh hồn sống" của văn hóa. Bằng những vần thơ của mình, ông từng đưa ra tuyên ngôn khoa học:

Kant* và Fichter**thích tìm nơi xa lạ
Trên trời sao thăm thẳm mông lung
Tôi chỉ gắng hiểu sao cho cặn kẽ
Những gì tôi tìm thấy dọc đường!
(Không đề -Trần Đương dịch)

cũng như tuyên ngôn sống:

Sống phải là dốc sức
Làm sáng thêm cuộc đời!
(Đời người - Trần Đương dịch)

Bước vào thế kỷ XXI, trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đa chiều về chủ nghĩa Marx, việc vận dụng học thuyết Marx vào thực tiễn phải có cách tiếp cận linh hoạt, với ý thức sâu sắc rằng chủ nghĩa Marx không phải là giáo điều, không cứng nhắc, bất biến, mà luôn luôn đồng hành cùng phát triển của xã hội, bởi lẽ, theo nhà nghiên cứu triết học Nga V. S. Semionov, "chủ nghĩa Marx mỗi một giai đoạn cụ thể luôn mang tính tương đối, không thể hiện chân lý đã trọn vẹn, mà là sự chuyển động đến gần chân lý ấy, là quá trình đào sâu tìm hiểu chân lý”.

Và cuối cùng, vào những ngày này, ta càng hiểu sâu sắc câu nói của Friedrich Engels trước mộ của Karl Marx, như một lời tiên định: "Cả tên tuổi Karl Marx, cả sự nghiệp của ông đều sống mãi, muôn đời".


* Kant (1724-1804): nhà triết học nổi tiếng Đức, người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức.

**Fichter (1762-1814): nhà triết học xuất sắc Đức, đại diện cho nền triết học cổ điển duy tâm.

Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phương pháp tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

    04/06/2007Trần ThànhChủ nghĩa Mác- Lênin là mộtkhoa học vàdo vậy,nó phải được đối xử như mộtkhoa học. Trên thực tếở những mứcđộ khác nhau, việc nghiêncứu, nhận thức, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chưađược đối xử như mộtkhoa học.Vì vậy, để phát huy vai trò và đảmbảo sức sống củanó, chúng cần phải nhận thức lạidi sản kinh điển.
  • Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế tri thức

    30/09/2006Đỗ Thế TùngVào thời đại của C.Mác, mới chỉ cómột vài nước đang xây dựng nền kinh tế công nghiệp, chưa xuất hiện kinh tế tri thức. Nhưng những điểm mà C.Mác rút ra từ việc phân tích sự phát triển của hệ thống máy móc rất phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức hiện nay...
  • Một cách “truyền bá” triết học Mác - Lênin

    05/09/2006Nguyễn Tiến LượngBài viết "Làm mềm" sách triếtcủa tác giả Lam Điền trên báo "Tuổi trẻ" đã thu hút tôi. Cùng với dòng tít là những bức ảnh “đen trắng" minh hoạ nhưng cuốn sách triết học, mà theo tác giả Lam Điền, đã dược "làm mềm”. Tôi đã đọc bài viết rất kỹ và tự hỏi tại sao lại có thể làm như vậy được?!
  • C. Mác với sách

    07/08/2006Hữu Giới... Đọc sách chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời hoạt động của C.Mác - nhà tư tưởng, nhà bác học và nhà cách mạng thiên tài, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Mác đã dành nhiều thời gian đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: "Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi"...
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ