Sản phẩm của ai

08:53 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Tư, 2008

Chưa bao giờ vấn đề giáo dục và chương trình học trong nhà trường được xã hội quan tâm như hiện nay. Báo chí lên tiếng về tình trạng học sinh bỏ học, nạn học vẹt, nạn dạy thêm học thêm tràn lan... Tôi đọc và thấm thía, một nỗi buồn, cho những chú chim non bị trói buộc trong cái lồng sơn son thiếp vàng đang treo trên cành cây cao kia...

Năm học trước, tôi gửi con tôi vào một lớp luyện của một giáo viên giỏi khác trường con mình đang học với hy vọng bổ sung “ nguồn năng lượng mới”cho cháu. Ngay buổi học đầu tiên cô gọi đến mắng tôi tới tấp rằng, “nó mất kiến thức cơ bản rồi, chẳng biết nó học gì ở trường”. Tất nhiên, tôi sốc (vì cháu là bọc sinh giỏi với điểm trung bình môn trên 9 phẩy, vì tôi chưa quen với suy nghĩ con mình còn nhỏ và con mình cũng có thể ham chơi, học sa sút). Và tất nhiên, tôi mắng tới tấp, mà không kịp hỏi cháu tại sao. Tối đến, tôi ngồi vào bàn để giảng lại nội dung bài học ban sáng, mới hay ra. Bài ở lớp học thêm đi trước bài cháu đang học ở lớp 1 chương, nhưng vì ở lớp mới bạn lạ, cô mắng té tát, cháu im lặng chịu đựng, không hề giải thích!

Rút kinh nghiệm từ môn Toán, tôi đọc sách rất kỹ và tự kèm cháu môn Văn. Cách cảm thụ văn thơ không có vấn đề gì với thằng bé. Ngữ pháp cháu vững. Phần lý thuyết làm văn có chút vướng mắc cũng được tháo gỡ một cách vui vẻ. Hai chúng tôi lại rất ưa đọc sách tham khảo để tìm cách viết mới, sáng tạo, đọc báo để lấy thông tin minh hoạ và có những cuọc trao đổi rất lý thú về những dạng đề bài mở, có sức hẫp dẫn…Vậy nhưng, một điều tôi lấy làm lạ là bài viết ở lớp của cháu không bao giờ có điểm khá. Lời phê của cô giáo cũng rất chung chung, khó hiểu, không biết nên rút kinh nghiệm chỗ nào. Tôi mượn 1 bài điểm 9,5 của bạn cháu và 1 quyển vở học thêm của các cháu với cô giáo bộ môn, mới hay rằng, những bài kiểm tra ở lớp thực chất là bản sao của những bài văn mẫu cô dạy ở lớp học thêm.

Tôi ấm ức kể, chị tôi can, rằng cô dạy giỏi thì văn mẫu cũng tốt chứ có sao, gửi nó vào lớp học thêm đi. Cháu nghe lóm, nói nhỏ với tôi, thôi thôi, con học với cô ở lớp là đủ lắm rồi. Cô toàn phát âm “năm 2008” thành “lăm 2008”, “mười năm” thành “mười lăm”. Cô viết trên bảng rõ to “quan chi huyện”. Trong giờ ngữ pháp, cô nhầm một trạng ngữ là chủ ngữ, cả lớp ngạc nhiên. Có bạn thắc mắc, cô bảo, hồi nãy không phải trạng ngữ nhưng bây giờ: . . là trạng ngữ đấy! Cô cho những 42 câu hỏi yêu cầu về soạn trước để ngày hôm sau học phát biểu cho rôm rả vì sẽ có Ban giám hiệu dự giờ...

Liên quan đến chuyện các thầy cô ở trường, con trai chị hàng xóm nhà tôi góp chuyện, rằng cô dạy thể dục của rường cháu chỉ giảng lý thuyết, không bao giờ làm mẫu để học sinh quan sát. Cô chẳng bao giờ ra nắng. Cô bịt mặt kín mít khi buộc phải ra hố nhảy để đo kết quả nhảy xa của học sinh trong giờ kiểm tra. Hay như một thầy giáo nọ vừa nghe điện thoại vừa đọc tin nhắn trong giờ thực hành được học sinh “bấm giờ” thấy tiêu hao hết. . . 1/3 thời gian ngắn ngủi của tiết học 45 phút.

Mấy ngày gần đây, các nhà trường, các nha quản lý giáo dục rối lên vì cái góp ý kiến đánh giá ưu điểm, hạn chế và để xuất các giải pháp hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông” để báo cáo về Bộ GD - ĐT đã gần kề, 15 - 4. Phải hội thảo cấp trường, phải lấy ý kiến của tất cả giáo viên đối với chương trình – sách giáo khoa từng môn của các lớp trong các cấp học. Ý kiến của học sinh và các bậc cha mẹ cũng được trưng cầu. Có nghĩa là các bậc cha mẹ sẽ được thổ lộ nỗi lòng mà không sợ bi nghi ngại. Nhưng liệu việc làm này sẽ giải quyết được gì khi mà lịch học thêm vẫn dày đặc, bài tập về nhà vẫn được đếm bằng con số chục, phương pháp đọc chép, kiểu làm văn mẫu, e ngại sự sáng tạo và những câu hỏi ngược vẫn chưa thể nhận được sự động viên, khích lệ?

Nền giáo dục và những lỗ hổng như vậy còn rất nhiều. Nó là sản phẩm của ai? Của chương trình, của những bộ sách giáo khoa kinh điển, nhồi nhét nặng nề? Của cách dạy khô khan, thiếu sinh khí trong nhà trường... Vẫn còn kịp nếu chúng ta không muốn nhìn thấy bức tranh giáo dục do chính chúng ta vẽ ra, đang ngày càng tối màu đi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm thế nào để bớt học vẹt và tăng tính sáng tạo?

    02/04/2016TS. Nguyễn CamViệc dạy và học ở các trường phổ thông hiện nay ở nước ta chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử. Học để thi. Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học; rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh; ít khuyến khích các tìm tòi, khám phá...
  • Bệnh thành tích và thi đua: Thâm căn!

    14/11/2006Lê Văn TứKhi nói tới nguyên nhân những khuyết tật của nền giáo dục nước ta hiện nay, ý kiến hầu như thống nhất cho là do bệnh thành tích, hệ qủa của thi đua. Vì vậy nhiều người, trong đó có cả những nhân vật có uy tín trong ngành giáo dục như Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Văn Như Cương, đã đề nghị bãi bỏ việc thi đua trong các trường.
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Học vẹt

    28/10/2005TS. Lê Ngọc TràTrong trường hợp không thích học mà lại phải làm bài, phải thi thì các em sẽ dễ chọn cách học vẹt, học thuộc mặt dù không biết nó là gì, hễ thầy giáo khen hay thì cũng khen hay, thầy chê cứ xem là dở. Tình trạng này nếu kéo dài, lâu dần sẽ làm mòn khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh. Rồi từ nhà trường các em sẽ bước ra xã hội... Từ lối học biến thành lối nghĩ, lối làm. Nếu không kịp sửa chữa lối học vẹt trong nhà trường sẽ có nguy cơ biến thành căn bệnh trong xã hội...
  • Bản “thành tích”... đạt chuẩn quốc gia

    12/10/2005Hoàng Trí Dũng - N. Bình - Phạm KiềuTheo báo cáo của Sở GD-ĐT Cà Mau hiện tỉnh đã có 76/89 xã, phường, thị trấn và 4/9 huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở... Oái oăm thay, các con số báo cáo này được xây dựng dựa trên sự gian lận của những cán bộ quản lý ngành giáo dục và giáo viên nhiều trường...
  • Học như vẹt!

    02/07/2005Lê Vương Kiều TrangVới cái nhìn của một người trong cuộc đang trực tiếp giảng dạy môn lịch sử ở nhà trường phổ thông, tôi cho rằng học sinh bây giờ không nhớ, không hiểu sử và không thích học môn lịch sử là kết quả tất yếu của cách dạy - học - thi cử hiện nay.
  • Bệnh thành tích trong giáo dục vẫn là... bệnh nan y?

    23/08/2005Quốc Thanh - Sông Ngân64,15% - tỷ lệ tốt nghiệp THCS ở Khánh Hòa - đã gây “sóng gió” cho tỉnh này trong suốt mấy tuần qua. Nhưng từ con số này đã nói lên điều gì trong cách dạy và học hay tổ chức thi cử?
  • Tuyên chiến với bệnh thành tích: Ai cần động viên?

    18/08/2003Một câu chuyện ngoài hành lang lớp học: có một giáo viên lớp 5 đã dặn học sinh của mình: "Nếu vào phòng thi mà không làm bài được thì cứ xin đi tiểu để ra ngoài gặp thầy, thầy sẽ giúp cho...” Bé Dương, con của chị Minh, đã nhớ kỹ lời thầy dặn. Trong một buổi thi tốt nghiệp tiểu học, bé đã xin "đi tiểu” đến ba lần để gặp thầy - đang làm giám thị hành lang tại nơi bé thi. Thầy đã giúp bé ba "chiêu” và bé đã... đường hoàng tốt nghiệp tiểu học!
  • xem toàn bộ