Quan điểm khác biệt về khẩu trang giữa người Á Đông và phương Tây

03:37 CH @ Thứ Bảy - 18 Tháng Tư, 2020

Khẩu trang đã “cháy hàng” tại nhiều cửa hàng trên khắp thế giới vì virus Corona (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, việc lựa chọn đeo khẩu trang giữa châu Á và phương Tây có nhiều điểm khác biệt...


Người dân đeo khẩu trang tại Tokyo. Ảnh: Reuters

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết ở Đông Á, nơi ký ức về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) cách đây 17 năm vẫn mạnh mẽ, việc đeo khẩu trang vốn trở thành tiêu chuẩn.

Nhiều người cho rằng việc đeo khẩu trang là trách nhiệm để giảm nguy cơ lây lan SARS-CoV-2. Nhiều cơ sở kinh doanh chỉ cho khách hàng có khẩu trang được ra vào. Không ít thành phố lớn tại Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải đã ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.

Nhưng một số chuyên gia khác đánh giá rằng việc rửa tay thường xuyên còn quan trọng hơn khẩu trang trong chống COVID-19.

Chuyên gia Jerome Adams, người phát ngôn về các vấn đề liên quan đến y tế công cộng của Chính phủ Mỹ, đã lên mạng xã hội Twitter kêu gọi mọi người không mua tích trữ khẩu trang bởi có thể gây khó khăn cho người làm công việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Khẩu trang khá phổ biến tại Đông Á, ngoài việc ngăn chặn virus còn có vai trò chống ô nhiễm không khí, tránh thời tiết lạnh. Một ví dụ là Nhật Bản nơi có truyền thống đeo khẩu trang từ thời xảy ra đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918-1919.


Khẩu trang y tế bán tại Sao Paulo, Brazil. Ảnh: AFP

Giáo sư Mitsutoshi Horii tại Đại học Shumei cho biết: “Tại Nhật Bản, đeo khẩu trang là thói quen để chống lại cúm, trong thập niên 80 và 90, người dân sử dụng khẩu trang phòng ngừa viêm mũi dị ứng. Gần đây, công chúng lo ngại ô nhiễm không khí Trung Quốc và bắt đầu đeo khẩu trang”.

Giáo sưu Horii nhận xét: “Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang để cảm thấy an toàn hơn. Song tại phương Tây, việc lộ gương mặt quan trọng hơn, do vậy người dân có quan điểm tiêu cực với khẩu trang”.

Giáo sư Mitsutoshi Horii còn nhận định: “Trong giao tiếp xã hội tại phương Tây, việc thể hiện danh tính và giao tiếp bằng mắt. Biểu cảm gương mặt rất quan trọng”.

Nhiều người tại phương Tây cho rằng việc đeo khẩu trang còn gây chú ý không cần thiết và biến họ thành mục tiêu.

Nhưng gần đây, các ngôi sao phương Tây như Bella Hadid, Kate Hudson và Gwyneth Paltrow đều đã đăng lên mạng xã hội những bức ảnh chụp họ đeo khẩu trang. Nhà thiết kế người Croatia Zoran Aragovic còn ra mắt bộ sưu tập khẩu trang đặc biệt vào đầu tháng 3. Vào tháng 2, có 220 cặp đôi đeo khẩu trang đã tham gia đám cưới tập thể tại Philippines.


Du khách đeo khẩu trang tại điểm du lịch ở Italy. Ảnh: The Guardian

Tại Mỹ, việc đeo khẩu trang cũng là điều gì đó rất hiếm và người dân không có thói quen này, trừ một số trường hợp đặc biệt như làm trong môi trường ô nhiễm hay ốm. Chính phủ Mỹ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích rằng chỉ những người có triệu chứng và ốm cũng như nhân viên y tế mới cần phải đeo khẩu trang. Đây là điều khá khác biệt so với nhiều nước châu Á.

Khi dịch COVID-19 lan rộng toàn cầu, xuất hiện 2 luồng ý kiến về việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Luồng ý kiến đầu tiên được Giáo sư William Schaffner tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) ủng hộ cho rằng khẩu trang y tế mà người dân thường sử dụng không bảo vệ được cả phần mũi, cằm. Ông cũng quan niệm nói rằng khi ủng hộ người người đeo khẩu trang, nhân viên y tế có thể đối diện với tình trạng thiếu hụt trang bị khi làm việc. Do đó, khẩu trang cần được ưu tiên sử dụng trong môi trường y tế hơn là bên ngoài xã hội.

Tuy nhiên, cũng không ít người phản bác quan điểm này. Chuyên gia David Hui tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đánh giá đeo khẩu trang có thể giúp bảo vệ trước các bệnh truyền nhiễm như COVID-19.


Người dân đeo khẩu trang khi đi tàu điện ngầm ở thành phố New York (Mỹ) ngày 11/3. Ảnh: Time

Ông Hui nói: “Nếu bạn đứng trước người ốm, khẩu trang sẽ góp phần bảo vệ”. Ông cũng cho rằng vai trò của khẩu trang vô cùng quan trọng ở thời điểm dịch COVID-19 hiện nay. Những bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 đôi khi còn không có triệu chứng do vậy nhiều nhà nghiên cứu lo ngại virus này có thể lây lan ngay cả khi bệnh nhân có vẻ khỏe mạnh.

Chuyên gia Joseph Tsang tại Bệnh viện Authority (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết mục đích của đeo khẩu trang là việc làm "nhất cử lưỡng tiện". Ông chia sẻ: “Đeo khẩu trang không chỉ góp phần bảo vệ bạn khỏi việc nhiễm bệnh mà còn giảm thiểu khả năng lây lan đến những người xung quanh”. Theo ông Tsang, khi giao tiếp với ai đó trong khoảng cách 2-3 mét, việc đeo khẩu trang là cần thiết.

Theo tờ Time, quan niệm về đeo hay không đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng là vấn đề mang tính khác biệt về văn hóa, lối sống ở các nhiều nước. Tuy nhiên, bất luận thế nào, dịch COVID-19 đang khiến thế giới chao đảo hiện nay đã chứng minh một thực tế rằng, đeo khẩu trang là hành động thể hiện trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng nơi bạn đang sinh sống.

WHO cho biết triệu chứng của COVID-19 chủ yếu là sốt, ho và khó thở, khi chụp ảnh phổi có dấu hiệu xơ. Dịch bệnh bùng phát vào cuối tháng 12/2019 và gây hoang mang trong dư luận Trung Quốc sau đó SARS-CoV-2 đã lây lan sang 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là châu Âu.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khôn sống mống chết

    08/04/2020Nhà báo Đức HoàngNếu ai đó tin vào chủ thuyết "khôn sống mống chết" thì cần tôn trọng họ. Nhưng hôm nay có thể là cơ hội để nhiều người trong chúng ta xét lại cách đánh giá xã hội của mình...
  • Tại sao nước Mỹ khủng hoảng với đại dịch Covid-19

    31/03/2020Chi NguyễnTôi quyết định bài viết này cần được đăng để người Việt ở trong nước và thế giới hiểu sâu hơn về tình hình nước Mỹ; và điều gì chúng ta có thể học được (cho tới thời điểm này) để bảo vệ cho bản thân, gia đình, và cộng đồng trước đại dịch...
  • Dịch COVID-19: Nguyên tắc sống

    27/03/2020Quốc ThắngCùng nhau làm những điều “nên làm” và tránh những điều “không nên làm”. Mọi người gọi đó là những “nguyên tắc sống”....
  • COVID-19 - Phép thử của tự nhiên, giúp chúng ta nhận ra bản chất của con người

    27/03/2020Minh AnhCovid-19 làm cho chúng ta nhận ra bản chất của con người. Sự giàu có không mua được cho bạn ý thức; quốc gia văn minh không sản sinh ra những con người hành xử văn minh; sự trục lợi của những con người sẵn sàng xem thường mạng sống đồng loại...
  • Không thể "sống hai cuộc sống"

    27/03/2020Hải DuyCả nước đang vào cuộc chống lạm phát. Cắt giảm các hạng mục, công trình không thật sự cần thiết, tạm dừng hoặc dừng hẳn việc mua sắm các thiết bị đắt tiền, lãng phí là việc phải làm. Nhiều chuyện lẽ ra không cần phải đợi đến lạm phát mới cần "siết lại", ví như xây trụ sở "hoành tráng" và sắm ô tô đắt tiền...
  • Bạn sẽ làm gì nếu cuộc đời chỉ có hai ngày

    27/03/2020Ngọc TrúcSteve Jobs đã từng nói: “Hãy nhắc nhở rằng mình sắp chết rồi, đây là cách quan trọng nhất mà tôi áp dụng vào thời khắc đối diện với quyết định to lớn trong đời. Bởi vì gần như mọi việc, bao gồm sự kỳ vọng, tiếng tăm, sự lúng túng và sợ hãi thất bại đều biến mất khi ta qua đời, chỉ còn lại những điều thật sự quan trọng nhất.”...
  • Nếu ngày mai tận thế...

    27/03/2020GingerNàng hỏi tôi: "Nếu ngày mai tận thế thì anh sẽ làm gì?" Tôi hơi khựng lại vì không biết là người đẹp hỏi thật hay hỏi mẹo...
  • Sống lạc quan, tại sao không?

    26/02/2020Chu Thị ThủySống lạc quan là liều thuốc bổ cho sức khoẻ của bạn. Bỏ qua lỗi lầm của người khác và cả thói quen tán gẫu, sống lạc quan, sống cho hiện tại không chỉ làm cho bạn thêm yêu đời mà còn làm mọi người xung quanh bạn vui vẻ. Một trong mười điều sau bạn đã có chưa?
  • xem toàn bộ