Đón nhận cuộc đời
Thất vọng, bực mình, giận dữ, không hài lòng...đều là những cảm xúc tiêu cực, gây hại đến sức khỏe, tước mất niềm vui sống và gây stress. Rất nhiều người biết như thế, nhưng khá nhiều doanh nhân ngày nay lại khó làm chủ được cảm xúc của mình. Điều này dẫn đến mất bình tĩnh và quạu quọ, thậm chí mắc những chứng bệnh ngày càng phổ biến như cao huyết áp, mất ngủ, suy kiệt…
Vậy tại sao chúng ta biết sự nguy hại của cảm xúc tiêu cực, nhưng vẫn không hạn chế hoặc thoát khỏi nó?
Thật ra, cảm xúc và thái độ chỉ là kết quả của suy nghĩ và nhận thức. Nếu không thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ về cuộc sống, chúng ta cứ cố kiềm chế cảm xúc của mình để rồi bó tay vì nguồn gốc cửa cảm xúc lại ở...bên trong mình.
Tri túc thường lạc (Biết đủ thường vui vẻ)
Trong hội thảo Cân bằngđời sống và công việc theo công thức SPAM,do Trung tâm Huấn luyện Thành công & Hạnh phúc tổ chức mới đây, diễn giả Angelinc Teo hỏi: "Chúng ta làm vì để sống hay sống để làm việc”? Khi xem công việc chỉ là một phần của cuộc sống, bạn hiểu rằng cuộc đời này còn nhiều thứ khác đáng để bạn dành thời gian, đặt mục tiêu và nỗ lực
Đó chính là câu trả lời khôn ngoan, vì có người dành trọn đời mình
Thành công là đạt được những gì mình muốn. Và hạnh phúc là niềm vui khi mình đạt được. Khi đó, bạn sẽ không thất vọng khi thất bại đôi lần, không chán nảnkhi chỉ gật hái kết quả bằng 70% mong đợi, không cần làm khi nhân viên kinh doanh chỉ đạt 80% mục tiêu doanh số. Quyền được hạnh phúc, được vui là cửa bạn, dựa trên cách suy nghĩ và nhận thức những kết quả đến với bạn trong đời.
Bạn chỉ kiểm soát trọn vẹn được bản thân mà thôi
Thực tế, ta chỉ thật sự kiểm soát được 100% bản thân mình mà thôi. Nhưng lạ lùng thay, ta lại không làm điều đó (vì thay đổi bảnthân không là điều dễ dàng đối với nhiều người) mà lại xoay sang muốn thay đói mọi người và sự việc xung quanh. Khi mọi điều không như ý muốn, ta bực dọc, đau khổ.
Còný thức rằng, con cái, vợ, chồng, nhân viên, đồng nghiệp của chúng ta...đều có một cuộc đời riêng với những suy nghĩ và mong muốn không giống nhau. Ta chỉ ảnh hưởng lên họ phần nàomà thôi, chứ không thể biến họ trở thành người mà mình muốn được. Do đó, thái độ tích cực nhất dành cho những vấn đề chúng ta không ảnhhưởng ngay được, hoặc không cách nàothay đói được là chấp nhận để tránh những muộn nhiên vô lý.
Vậy 92% thời gian lo âu của chúng ta rơi vào những việc không đáng lại là nguyên nhân của mệt mỏi, stress, thất vọng vì bất lực. Chỉ cầnkiểm soát được suy nghĩ của mình tốt hơn, không lo nghĩ vu vơ, bạn đã cải thiện đáng kể tâm trí của mình và mang lại một đời sống tinh thần khỏe mạnh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường