Niềm vui và phép thiêng

09:05 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Ba, 2016

Trong một buổithuyết trình tại Trung tâm Văn hóa quốc tế ở Hà Nội, sau khi tụng một bài kinhcùng các môn đệ, thiền sư Thích Nhất Hạnh nói: “Thưa quý vị, khi bước vào cănphòng này, tôi đã nhìn thấy rất nhiều vị ở đây mang một gương mặt của sự thànhđạt và giàu có, nhưng tôi không nhìn thấy gương mặt nào thực sự hạnh phúc. Bởiquý vị quá dày vò với quá khứ, quá lo lắng về tương lai mà quên đi hiện tại quývị đang sống. Phép thiêng của đời sống này chỉ sinh ra ở đây và ngay bây giờ”.

Ở đây, chínhlà nơi ta đang sống và lao động.

Bây giờ,chính là khoảnh khắc ta đang thở.

Và hạnh phúcthực sự chỉ chứa đựng và hiện ra trong thời khắc của hiện tại khi ta đang sốngmà thôi.

Có một hiệnthực là: ngày nay, khi đời sống vật chất đầy đủ hơn thì câu hỏi về hạnh phúc lạiđược đặt ra cấp bách hơn. Bởi chúng ta bắt đầu hoang mang với mục đích và ýnghĩa đích thực đời sống của mình. Ngày nay, chúng ta sống trong những ngôi nhàtiện nghi hơn, ăn những bữa tối thịnh soạn hơn, đi những chiếc xe hơi đẹp hơn,có một tài khoản vững tin trong ngân hàng… nhưng chúng ta vẫn cảm thấy một sự bấtan đâu đấy ở quanh, vẫn thấy lòng có gì đó ngột ngạt và hoang vắng cho dù có thểchỉ là mơ hồ. Vì sao vậy? Không thấy niềm vui không phải là không có niềm vui.Mà tôi có thể nói rằng: niềm vui ngập tràn quanh đời sống chúng ta.

Khi quan sátđời sống này, chúng ta nhận thấy có quánhiều người thường xuyên đi chùa, đến nhà thờ, làm các buổi lễ ở nhà mình hoặc ởđiện thờ của những thầy cúng… để cầu xin thần, Phật ban cho họ hạnh phúc. Và có quá nhiều ngườitrong số họ bắt đầu thấy thất vọng và bực tức rồi trách móc. Bởi họ cầu xin thần,Phật ban cho hạnh phúc với những mâm lễ vật vô cùng tốn kém hết năm này đến nămkhác mà hạnh phúc vẫn ở phía chân trời. Họ đã bước qua và đôi khi giẫm lên nhữngmón quà vô giá ấy. Họ đã lạc đường trong cuộc kiếm tìm hạnh phúc.

Thiền sư ThíchNhất Hạnh đã nói tới phép thiêng. Và bây giờ, nếu tôi nói phép thiêng vẫn đang trúngụ đâu đó trong đời sống chúng ta thì sẽ có rất nhiều người phá lên cười. Họ nghĩtôi là kẻ điên rồ hoặc mắc bệnh hoang tưởng. Nhưng điều tôi đang nói hết sức nghiêmtúc. Chúng ta vẫn thường quan niệm phép thiêng chỉ có ở trong những câu chuyện cổtích từng được nghe kể, từng được đọc. Nhưng ít nhất một lần trong đời mình, ngaytrong thế giới văn minh này, tôi đã gặp phép thiêng. Phép thiêng không phải là việcbiến một tảng đá thành một thỏi vàng hay một miếng thịt bò. Phép thiêng đôi khichỉ đơn giản là làm cho chúng ta nhìn thấy một vẻ đẹp mới từ một nơi quen thuộc,làm cho chúng ta nhìn thấy một vẻ đẹp mới từ một nơi quen thuộc, làm cho chúng tanghe thấy âm nhạc của niềm vui từ những âm nhạc thường nhật.

Lúc này, tôi nhớđến bộ phim hoạt hình nổi tiếng The Polar Express (Tàu tốc hành Bắc cực). Một cậubé đã đến Bắc cực trong đêm Giáng sinh và được ông già Noel tặng một chiếc chuôngnhỏ. Tiếng chuông ngân vang những tiếng của niềm vui. Nhưng cha mẹ câu bé chỉ coiđó là một chiếc chuông cũ kỹ và không thể phát ra âm thanh được nữa. Họ không thểnào nghe thấy tiếng rung vang của niềm vui từ chiếc chuông nhỏ ấy. Bởi họ khônghề tin câu chuyện đó. Quan trọng hơn, họ đang hướng tâm trí của họ vào một phíakhác. Nhưng cậu bé đã nghe được tất cả. Khi cậu lắc chiếc chuông bên tai, gươngmặt cậu bừng sáng bởi niềm vui. Phép thiêng chỉ đơn giản làm cho tinh thần chúngta thay đổi. Và khi tinh thần được thay đổi, chúng ta quay lại nhìn nơi chốn màchúng ta từng thất vọng hoặc tuyệt vọng bỗng thấy mọi điều đều đổi khác.

Câu chuyện trongbộ phim đã gián tiếp nói cho chúng ta về hạnh phúc. Hạnh phúc trú ngụ ở mọi nơichúng ta đi qua. Hạnh phúc khi chúng ta hòa mình vào thiên nhiên và run rẩy vớitiếng xào xạc của vòm lá, với sự hé mở của những cánh hoa, với một đám mây bay quabầu trời, với tiếng thì thầm của dòng sôngchảy trong bóng tối, với cánh đồng rộng lớn tới chân trời, với việc giúp đỡ mộtai đó một điều gì nhỏ bé, với sự chia sẻ của một người bạn, với những khoảnh khắcngồi một mình nhớ về những người thân yêu đã khuất, với tiếng đập cánh của bầy chimtrong khu vườn, với sự lao động đắm mê và dâng hiến…

Tất cả những điềutôi vừa nói đến ở trên không phải ở trên Thiên đường. Tất cả đều hiển lộ ngày ngàytrong đời sống chúng ta trên mặt đất này. Chỉ có điều, chúng ta không tìm đến nhữngđiều ấy để đón nhận ân hưởng của đời sống mà chúng ta lại vội vàng với nhiều mưumô, nhiều ham muốn, nhiều ích kỷ… để đi về một hướng khác. Cái hướng dẫn chúng tađến với thế giới của vật chất và những cái danh hão huyền. Và trên con đường ấy,chúng ta càng đi thì càng xa rời cánh đồng của niềm vui và hạnh phúc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta đang bỏ quên ngôi chùa thiêng nhất

    27/02/2018Nguyễn Quang ThiềuChúng ta phải thừa nhận rằng: trong dòng người cuồn cuộn như sông mùa lũ đến đền, đến chùa thì số người thực sự đi vãn cảnh, du xuân như một nét đẹp văn hoá, như một đời sống tinh thần là phần nhiều nhưng người đi cầu tiền tài, chức tước cũng không ít....
  • Cần ý thức về sự thiêng liêng của hai chữ “con người”

    17/12/2015Nhà nghiên cứu Vương Trí NhànViệc các cơ quan chức năng liên tục phát hiện các phi vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; gian lận trong kinh doanh xăng dầu; “trộm” cước taxi… trong thời gian gần đây, thực sự không chỉ là bài học về công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành. Nó còn gợi lên một chủ đề rất đáng suy nghĩ: phải chăng, người Việt đang lâm vào một thời kỳ suy thoái/ xuống cấp về văn hóa – như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhìn nhận?
  • Sống với niềm vui mỗi ngày

    25/10/2013Hầu hết chúng ta đều coi niềm vui là điều quý giá mà ai cũng cần tạo ra hoặc tìm kiếm. Chúng ta thường cho rằng chỉ một số người đặc biệt, hoặc một vài hoạt động chuyên biệt, mới có khả năng tạo ra niềm vui. Nhưng thật sự là ta có thể khiến cho bản thân được vui vẻ, hạnh phúc trước áp lực của cuộc sống hiện đại ngày càng khắc nghiệt này. Và thông điệp được chuyển tải qua cuốn sách là: Niềm vui không phải ở đâu xa xôi để ta phải tìm kiếm, niềm vui ở ngay trong bản thân mỗi người.
  • Bụt chùa nhà không thiêng

    08/04/2010Pierre DarriulatTôi cứ nghĩ trong việc xây dựng được đại học đẳng cấp quốc tế cho Việt Nam chúng ta đâu cần viết và thảo luận nhiều, chỉ cần thực thi những ý kiến trên của GS Hồ Đắc Di.
  • Cái thiêng tôn giáo

    28/09/2009Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tin về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui

    24/07/2009Đỗ Hồng NgọcTôi nhớ nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã “xuyên tạc” câu hát đó bằng cách đổi lời là: “Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi, từ sáng tinh mơ cho tới chiều tà…” rồi nhớ Trịnh Công Sơn viết “Một chiều ngồi say, một đời, thật nhẹ, ngày qua” mới thấy để cho ngày qua thật nhẹ đôi khi người ta cần một chút say.
  • Sex với những xúc cảm thiêng liêng

    06/06/2009Văn GiáNhững ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng.
  • Cái thiêng tôn giáo

    29/11/2005Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tín về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Trường học phải là nơi thiêng liêng nhất

    24/11/2003Đọc bài “Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy THẬT” trên TTCN 16-11 của chị Nguyễn Thị Oanh tôi rất thích chữ “Thật”. Trong đó có ý rất hay là phải biến trường học thành nơi thiêng liêng nhất trong cuộc đời làm người...
  • xem toàn bộ