Những người “truyền lửa”

09:46 SA @ Chủ Nhật - 18 Tháng Mười Một, 2018

Từ bao đời nay và ở xã hội nào cũng vậy nhà giáo luôn là người chuyển tải tri thức của nhân loại đến các thế hệ trẻ thông qua công việc hàng ngày là dạy dỗ học trò. Nhờ đó, xã hội loài người tồn tại và không ngừng phát triển. Chính vị trí quan trọng của nghề dạy học trong xã hội đã tạo nên sứ mệnh thiêng liêng của người.

Cũng bởi vậy vị thế của người thầy luôn được xã hội đề cao. Trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam có không ít những câu nói về đạo thầy trò; Trong lịch sử của dân tộc đã có không ít câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò.

Người thầy khi thực hiện sứ mệnh của mình không đơn thuần chỉ là người truyền đạt tri thức của thế hệ trước cho thế hệ sau bởi nếu vậy họ chỉ là những người thợ giảng. Người thầy khi dạy dỗ học trò ngoài vốn kiến thức còn cần đến cả nhân cách của mình để tạo thành tấm gương cao quí cho học trò noi theo. Chính vì thế, có thể những kiến thức người thầy cung cấp sẽ cũ đi nhưng đạo đức, nhân cách của người thầy còn đọng mãi trong các thế hệ học trò.

Quả vậy, con người ngay khi thành hình đã bắt đầu được thụ hưởng sự giáo dục. Người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta không ai khác chính là Mẹ. Từ lúc lọt lòng qua những tháng nằm nôi đến khi chậm chững những bước chân đầu tiên tập đứng thẳng luôn có bóng Mẹ dõi theo, chỉ dạy và nâng đỡ chúng ta. Những bài học đầu đời trong mỗi con người đều được hưởng không chỉ là những tri thức, kinh nghiệm mà còn là tình yêu thương vô bờ bến của người thầy đầu tiên ấy. Điều đó lí giải tại sao lại xuất hiện câu thành ngữ: “Phúc đức tại mẫu”.

Lớn lên một chút nữa, khi con người bước chân vào môi trường giáo dục xã hội thì tri thức phổ thông ở mỗi người có được thông qua các người thầy truyền tải. Bên cạnh việc truyền tải kiến thức, người thầy còn thổi vào thế hệ trẻ lòng đam mê, sự yêu thích được tìm tòi, khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Chính điều này có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển không ngừng của xã hội.

Có thể nói, gia đình là người thầy đầu tiên đã đặt nền móng cho sư phát triển của con người thì những người thầy trong nhà trường đã cung cấp “năng lượng” cho sự phát triển ấy. Và đây chính là nguồn gốc của truyền thống tôn sư trọng đạo của con người nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Nghề thầy

    19/11/2017Đỗ Chí NghĩaĐược cắp sách đến trường đã là hạnh phúc. Nhưng sẽ còn hạnh phúc bội phần khi có được những người thầy sẻ chia, nâng đỡ trên mỗi bước đường đời. Dù là cậu bé trường làng hay cô sinh viên trên giảng đường đại học, người thầy vẫn có một ảnh hưởng lớn lao không ai thay thế được...
  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Tôi vẫn giữ được sự thưa thầy

    25/11/2016Nguyễn Trần Bạt... chỉ có những thầy cô giáo gợi cho ông những "sự cao thượng, sự cao quý đẹp đẽ của họ, đấy là tấm gương gợi cho tôi về đức hạnh về trí tuệ, và sự chân thật"...
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Thư của Lincoln gửi thày hiệu trưởng nhân ngày đưa con đến trường

    02/06/2015Nguyễn Tất Thịnh dịchĐây là bức thư nổi tiếng của Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ Abraham Lincoln thường được vang lên trong lễ khai giảng tại các nước nói tiếng Anh. Con người Lincoln, hơn cả một tổng thống là con người Đạo Đức, phấn đấu cho những điều Lương Thiện và ông không lạc quan về cuộc sống tươi đẹp vô cớ nhưng luôn tin có thể tạo dựng được bởi những người lương thiện...
  • Bài hát Người Thầy

    19/11/2014Người thầy trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy thật bao dung. Ông vượt qua bao gian khó, nhọc nhằn, luôn nặng lòng với cuộc sống, với những gương mặt học trò đã được bàn tay ông nâng niu, dìu dắt...
  • Người thầy trong thời đại mới

    20/11/2013Hà Văn Thịnh"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy...
  • Các thầy đừng tự tạo "bi kịch" giáo dục!

    15/05/2009Bùi Việt Phương...Tâm hồn học trò bao giờ là cốc nước trong veo nhưng vô cùng tinh khiết có đủ tiềm năng để tạo nên đủ mọi loại mầu sắc. Chúng ta có thể tạo nên sắc hồng tuyệt đẹp hay vô tình để nó vấy bẩn cũng bắt đầu từ ly nước đó...
  • Thầy giáo - Thầy thuốc

    02/05/2009Nguyễn Thị Thùy Dương

    “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa....

  • Muốn trường tốt phải có thầy hay

    16/11/2005Hồ Tú Bảo (GS. Tin học, Viện Khoa học & Công nghệ tiên tiến Nhật Bản - JAIST)Chúng ta đang bàn đến xây dựng ĐH chất lượng cao, nhưng tên gọi chính xác nên như thế nào, tiêu chí cụ thể ra sao, và đặc biệt đội ngũ giáo sư giảng dạy ở đó có thực sự là chất lượng cao hay không? Bài viết ngắn này bàn về một chuyện theo tôi là cốt tử nhất trong việc xây dựng đại học chất lượng cao ở nước ta, nhưng chưa được bàn thảo kỹ lưỡng.
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • Để củng cố quan hệ thầy - trò, hãy củng cố chính nền giáo dục!

    20/11/2003Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là tấm gương lớn về một nhà khoa học, một nhà giáo gương mẫu, lao động không biết mệt mỏi vì sự nghiệp "trồng người". Câu chuyện với ông xoay quanh chủ đề: quan hệ thầy trò và đạo đức nhà giáo - một trong những vấn đề đang gây sự chú ý của toàn xã hội...
  • xem toàn bộ