Những khoảng cách cần được thu hẹp
Hôm nay (7.12), lãnh đạo của hơn 100 quốc gia trên thế giới bắt đầu họp tại Copenhagen. Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu sẽ kéo dài hai tuần thảo luận tập trung vào hai vấn đề chính là cắt giảm khí thải và đóng góp tài chính để thích ứng với tình trạng thay đổi khí hậu.
Nếu như mức cắt giảm khí thải tồn tại khoảng cách giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới, việc đóng góp tài chính cho các hoạt động phòng chống biến đổi khí hậu đang tồn tại khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Giảm bao nhiêu cho vừa?
Các nước thuộc nhóm G8 trong một cuộc họp đầu năm nay tại Ý đã nhất trí rằng nhiệt độ toàn cầu cần được giữ ở mức không cao hơn 20C so với nhiệt độ toàn cầu thời điểm tiền công nghiệp. Theo IPCC (Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu), để đạt được điều này, mức xả khí thải của toàn cầu vào năm 2050 phải giảm 50% so với mức này năm 1990. Và để đạt được điều này, đến năm 2050 mức xả khí thải của các nước giàu phải giảm 80% so với mức 1990. Trong thời hạn ngắn hơn, đến năm 2020 các nước này phải đạt được mức giảm 25 – 40% so với mức 1990. Nhưng con số mà các nước này đang bàn đến chỉ khoảng 15%.
Đã có kế hoạch cụ thể để đạt được các chỉ tiêu trên với đầy đủ lộ trình, khung pháp lý, Liên minh châu Âu (EU) muốn cắt giảm đến mức 20%, và cắt giảm 30% với điều kiện là các nước khác cũng phải cắt giảm mạnh. Chính phủ Nhật thì cam kết giảm 25% so với mức 1990, nhưng chưa tiết lộ nhiều về kế hoạch thực thi. Là nước đang phát triển nên không bắt buộc phải đặt ra mức cắt giảm, nhưng vì xả khí thải nhiều nhất thế giới, Trung Quốc cũng đã tuyên bố đến năm 2020 sẽ đạt mức giảm xả khí thải 40 – 45% so với năm 1990.
Thế giới mạnh tay nhưng phải đến giữa tháng 11 vừa qua Tổng thống Mỹ Obama mới tuyên bố đến năm 2020 mức xả khí thải của Mỹ sẽ giảm 17% so với năm 2005. Thực ra mức cắt giảm này chỉ thấp hơn mức 1990 khoảng 4%, nhưng được các nước ủng hộ với một sự cảm thông vì quá trình nhận thức về tầm quan trọng của việc cắt giảm khí thải ở Mỹ bắt đầu chưa lâu nên cần phải có thời gian để theo kịp thế giới. Các mục tiêu trung hạn của nước này quy mô hơn: đến 2025 sẽ giảm 17% so với mức 1990 và đến 2030 sẽ giảm 30% so với mức 1990.
Đóng bao nhiêu cho đủ?
Nếu như Nghị định thư Tokyo được cho là quá mềm mỏng trong việc đưa ra một chế tài để xử lý các nước không tuân thủ cam kết, thì Pháp đang đề nghị một biện pháp hữu hiệu hơn: hàng hoá nhập khẩu từ những nước không đạt mục tiêu cắt giảm khí thải đề ra sẽ chịu thuế cao, gọi là thuế biên giới. Hình thức này được đánh giá là sẽ giúp tránh được việc các nhà máy ô nhiễm di chuyển từ nước giàu đến các nước nghèo để tiếp tục sản xuất và xả khí thải. Dự luật cắt giảm khí thải Waxman–Markey của Mỹ cũng có một điều khoản về việc áp thuế này. Tuy nhiên, điều này bất lợi cho các nước đang phát triển. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đã từng nhận xét thuế biên giới “sẽ không hỗ trợ cho bất cứ nỗ lực nào của một quốc gia trong các thương thuyết liên quan đến biến đổi khí hậu, và Trung Quốc cực lực phản đối thuế này”.
Giải pháp để bù đắp thiệt thòi này là các khoản tài chính hỗ trợ để thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Các nước giàu cần phải chi các khoản tiền này vì họ là nguồn xả khí thải lớn trên thế giới từ nhiều năm nay gây ra tình trạng biến đổi khí hậu nên giờ phải có trách nhiệm giúp các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, các nước đang phát triển khác thiếu nguồn vốn đầu tư cho công nghệ xanh nên cần sự hỗ trợ tài chính từ các nước giàu. Theo ước tính của tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA) để đạt được mục tiêu “20C”, cần đầu tư một ngàn tỉ USD để xanh hoá các nhà máy trên thế giới, trong đó – theo ngân hàng Thế giới – 475 tỉ USD cần phải được chi cho các nước đang phát triển.
Lý lẽ là vậy, nhưng trong vấn đề này cũng đang tồn tại các khoảng cách. Trung Quốc cho rằng các nước phát triển cần phải đóng góp 1% GDP của mình, tương đương 400 tỉ USD/năm, cho các hoạt động chống biến đổi khí hậu. African Union muốn riêng lục địa đen phải nhận được 67 tỉ USD/năm. Tuy nhiên Thủ tướng Anh Gordon Brown cho rằng tổng các khoản đóng góp chỉ khoảng 100 tỉ USD/năm là đủ, còn Uỷ ban châu Âu (EC) đặt mục tiêu với mức chi 100 tỉ euro vào năm 2020. Một khoảng cách khác là trong khi Trung Quốc và châu Phi đề cập đến khoản chi mà chính phủ các nước phát triển cấp cho chính phủ các nước đang phát triển, ông Brown và EC thì bàn đến sự hợp tác trong việc chi tiền hỗ trợ từ các nguồn vốn của chính phủ và tư nhân.
Các khoảng cách quá lớn sẽ không thể lấp đầy ngay sau hội nghị thượng đỉnh ở Copenhagen, nhưng thế giới đang mong chờ hội nghị này sẽ mở ra những cách thức để lấp những khoảng cách này dễ dàng hơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất ThịnhCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên Ngọc