Nguyên lý so sánh

09:49 SA @ Thứ Bảy - 08 Tháng Mười, 2005

Nguyên lý so sánh thể hiện ở sự khác biệt giữa cách đánh giá một vật theo những cách nhìn khác nhau, so sánh với vật khác.

Chẳng hạn, đầu tiên ta nhấc một chiếc va-li nhẹ, sau đó nhấc một chiếc nặng hơn. Trong trường hợp này ta có cảm giác chiếc thứ hai nặng hơn nhiều, so với trường hợp ta hoàn toàn không nhấc chiếc va-li thứ nhất.

Một ví dụ khác, ta nhúng hai bàn tay vào hai chậu nước, tay phải vào chậu đựng nước nóng (60oC) và tay trái vào chậu kia đựng nước lạnh (15oC). Liền sau đó ta nhúng cả hai tay vào một chậu nước thứ ba có nhiệt độ trung bình (30oC). Ở tay trái, ta có cảm giác chậu nước này nóng hơn.

Tính chất vật lý thì như vậy, còn trong cuộc sống?

Một thanh niên bước vào cửa hàng với ý định mua một bộ vét và một chiếc áo len. Trước tiên anh ta sẽ được giới thiệu về bộ vét. Sau đó mới là chiếc áo len, giá tuy có hơi mắc một chút nhưng nào có ăn thua gì so với bộ vét kia.

Các nhà môi giới bất động sản cũng thường áp dụng chiêu này. Người môi giới đã biết nhu cầu và khả năng của bạn. Đầu tiên anh ta sẽ cho cho bạn một ngôi nhà ’’vừa xấu lại vừa đắt’’. Chắc chắn bạn không hài lòng với nó. Nhưng sau đó anh ta lại giới thiệu kiểu thứ 2, thứ 3 và cuối cùng mới là căn nhà mà anh ta thực sự muốn bán cho bạn. Những kiểu đầu được đưa ra thực chất nhằm để bạn so sánh và thấy rằng căn nhà sau cùng là hợp lý nhất.

Phải chăng ở đâu đó, bạn cũng gặp phải những tình huống tương tự như thế này?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Cái khác...

    16/10/2015Lê ĐạtVật lý lượng tử khi đưa vào nguyên lý bất định đã buộc phải đổi mới cách tư duy loại trừ, từ lâu vẫn thống trị nhân loại. Bên cạnh hai vế đúng/sai nó đưa vào một vế thứ ba và chúng ta có một bộ ba mới đúng/sai/khác. Tôi khác anh không có nghĩa là tôi chống lại anh. Hơn nữa, tôi có thể bổ sung cho anh. Hệ quả lớn nhất của thuyết bất định là đề nghị dùng nguyên lý bổ sung thay thế nguyên lý loại trừ...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Khôn ngoan là gì?

    18/07/2005Huy Vũ (dịch)Khôn ngoan là gì? Tôi cảm thấy mình như một giọt li ti của bụi nước lơ lửng một cách kiêu hãnh trong một khoảnh khắc trên đầu ngọn sóng và hứa hẹn sẽ đo lòng đại dương.
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • Chúng ta sợ suy tư

    14/05/2003Ngô Văn Tao phỏng dịch - Martin HeideggerHãy đừng tự dối mình! Chúng ta tất cả - kể cả những chuyên gia trí thức - thiếu suy tư và dễ dàng để đầu óc trống rỗng. "Để đầu óc trống rỗng" là trạng huống hiện hữu khắp nơi trong xã hội ngày nay...
  • xem toàn bộ